Dùng đũa Theo Cách Này, Ung Thư Sớm Muộn Cũng 'gõ Cửa'
Có thể bạn quan tâm
Đũa là vật dụng quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Nhưng không sử dụng đúng cách sẽ trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư.
Chuyện đi tân trang 'cô bé' sau hai lần sinh nở của bà mẹ 9X Bị bạn gái chê 'gầy quá', chàng trai quyết tâm lột xác tăng 20kgDùng đũa trong ăn uống đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống tại nhiều quốc gia ở Châu Á. Dù là vật dụng được sử dụng hàng ngày nhưng không phải gia đình nào cũng có ý thức về việc lựa chọn đũa, thay đũa thường xuyên hay bảo quản đúng cách.
Sử dụng đũa không đúng cách sẽ gây hại nhiều hơn lợi
Thực tế chất liệu đũa như đũa tre, đũa mài, đũa gỗ, đũa kim loại… có thể có một số rủi ro khi sử dụng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, sử dụng đũa không đúng cách có thể gây bệnh ung thư.
Đũa gỗ tự nhiên là đũa phổ biến nhất được sử dụng trong hầu hết các gia đình, quán ăn bình dân cho tới nhà hàng cao cấp. Tuy nhiên, trong những ngày thời tiết ẩm ướt, đũa ẩm sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.
Đũa mốc là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư
Sun Feng, phó giám đốc khoa phẫu thuật trực tràng, Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc, cho biết Aflatoxin - một chất chuyển hóa thứ cấp được tạo ra bởi Aspergillus flavus là chất gây ung thư độc hại nhất. Aflatoxin có độc tính mạnh gấp 68 lần thạch tín, gấp 10 lần kali xyanua và mang tính phá hoại cực mạnh đối với tế bào gan.
Nhiều người không có thói quen phơi khô đũa sau khi rửa. Trong môi trường ẩm ướt, những chiếc đũa như vậy dễ bị nấm mốc, dẫn đến sản sinh ra Aflatoxin, gây ung thư nếu sử dụng lâu dài.
Ngoài ra, đũa gỗ đã được sử dụng trong một thời gian dài, có thể có những vết nứt nhỏ dễ dàng ẩn chứa bụi bẩn, tiếp xúc nước lâu ngày sẽ phát triển thành nấm mốc gây hại cho sức khỏe khi sử dụng. Không chỉ riêng đũa, nhiều sản phẩm từ gỗ như: dao, thớt,... cũng gặp trường hợp tương tự.
Không riêng gì đũa, thớt hoặc các sản phẩm từ gỗ cũng cần được bảo quản kỹ
Trước khi quan tâm đến việc sử dụng và bảo quản đũa như thế nào, bạn hãy kiểm tra thử xem trong tủ bếp nhà mình có những loại đũa mang khả năng gây hại cho sức khỏe dưới đây hay không:
1. Đũa gỗ
Nhiều người khi rửa đũa không có thói quen phơi khô đũa mà cất vào tủ ngay khi đũa vẫn còn ướt. Với những loại đũa làm từ tre, gỗ thì sẽ rất dễ bị mốc, tạo môi trường sống lý tưởng cho các loại nấm và mốc.
2. Đũa sơn nhiều màu
Lớp sơn phủ màu đũa có thể chứa các kim loại nặng, chì và các chất phụ gia độc hại cho sức khỏe. Khi gặp nhiệt nóng, thì lớp sơn này có thể tan ra và hòa vào thức ăn. Do đó, bạn cũng không nên sử dụng loại đũa sơn màu đẹp mắt này ở nhiệt độ quá nóng, nếu lớp son đã bong tróc thì cũng nên loại bỏ ngay.
3. Đũa dùng 1 lần
Quá trình chế biến đũa tre dùng một lần thường không đảm bảo an toàn thực phẩm. Bởi chúng luôn được trộn với bột talc hoặc lưu huỳnh để có vẻ ngoài sạch sẽ.
Đũa dùng một lần được sản xuất theo cách này sẽ có rất nhiều chất hóa học để lại trên đũa, gây hại lớn cho con người khi dùng. Lấy bột talc như một ví dụ, khi nó đi vào cơ thể, nó sẽ kích thích quá trình trao đổi chất của gan, chất độc hại tích lũy cũng dẫn đến sỏi mật.
4. Đũa nhựa
Các loại đũa nhựa thường không chịu được nhiệt độ cao. Do đó, bạn không nên sử dụng các loại đũa này để nấu nướng vì sẽ khiến chất nhựa trong đũa chảy ra và ngấm vào thức ăn, lâu ngày có thể gây hại cho sức khỏe.
Nếu bạn thấy đũa nhựa nhà mình bị biến dạng, sần sùi, bong tróc thì nên loại bỏ ngay và thay bằng đôi mới để bảo đảm an toàn cho cơ thể.
Làm thế nào để ngăn ngừa đũa bị ẩm ướt, nấm mốc?
- Rửa sạch đũa.
- Luôn phơi khô ráo trước khi dùng.
- Dùng tủ khử trùng để khử trùng đũa (nếu có thể).
- Thay toàn bộ đũa mới tối đa sau 4 tháng sử dụng.
An An (Dịch theo Sina)
Mê thịt nướng vỉa hè, cô gái mắc ung thư dạ dày khi mới 18 tuổi
Sau khi biết mình bị ung thư do chính món ăn ưa thích gây nên, cô gái 18 tuổi rất hối hận, liên tục cầu xin bác sĩ hãy cứu lấy mình.
Nữ sinh Ngoại thương mắc ung thư thức tỉnh người trẻ: ‘Hãy rời xa điện thoại’
Hãy trân trọng từng khoảnh khắc mình đang sống, đừng thức khuya và hãy rời xa điện thoại.
Đi đốt nốt ruồi, 2 người đàn ông bất ngờ phát hiện ung thư
Sau khi cạy vảy, ông V. thấy nốt ruồi cứ to dần, chảy máu. Khi đến BV lazer thẩm mỹ, bác sĩ bất ngờ thông báo ông bị ung thư từ nốt ruồi.
Từ khóa » đũa Dùng 1 Lần Ung Thư
-
Nguy Cơ Nhiễm độc Từ đũa Dùng Một Lần
-
Nguy Cơ Ung Thư Khi Dùng đũa Sử Dụng Một Lần Không Rõ Nguồn Gốc
-
Cách Sử Dụng đũa ăn Dùng Một Lần An Toàn Nhất, Tránh Ung Thư Gan
-
Dùng đũa, Thớt Mốc Gây Ung Thư Gan Sự Thực đến đâu?
-
Phát Hiện đũa Có đặc điểm Này Cần Vứt Ngay, Kẻo ăn Phải Chất Gây ...
-
Đũa Dùng Quá 3 Tháng Có Gây Ung Thư Không - AFamily
-
Sắp Có Kết Quả Xét Nghiệm độ độc Hại Của đũa Dùng 1 Lần - Hànộimới
-
XÁC MINH đũa Dùng 1 Lần Có Chất Gây ưng Thư - VTV Go
-
Thực Hư Việc Dùng đũa, Thớt Mốc Gây Ung Thư Gan - Báo Hà Tĩnh
-
Tác Hại Của Loại đũa Tre Dùng Một Lần - Báo Công An Đà Nẵng
-
Thói Quen Dùng đũa Khiến Cả Nhà Bị Ung Thư - Kiến Thức
-
Bí Quyết Chọn Mua đũa An Toàn Cho Sức Khỏe, Chị Em Nên Biết
-
4 Loại đũa Hầu Hết Người Việt đang Sử Dụng Có Nguy Cơ Gây Bệnh Dạ ...