Đúng, Hồ Quý Ly Dịch Kinh, Thư, Thi Sang Chữ Nôm - VnExpress

Có thể coi Hồ Quý Ly là vua đầu tiên của Việt Nam quyết định dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hóa của người Việt. Chính ông đã dịch các kinh, thư, thi từ chữ Hán ra chữ Nôm. Tháng 4/1395, Hồ Quý Ly biên dịch thiên Vô dật từ chữ Hán ra chữ Nôm để dạy vua Trần Thuận Tông.

Tháng 11/1396, ông làm sách Quốc ngữ thi nghĩa (giải thích Kinh thư bằng chữ quốc ngữ) và bài tựa theo ý mình, bỏ không dùng bài tựa của Chu Hy (Chu Tử). Trong bài tựa mới, Hồ Quý Ly nói rõ ông dịch và giải thích theo ý kiến của mình chứ không theo lời chú thích của Chu Hy. 

Bình luận về việc này, tác giả Kiều Thanh Quế trong tác phẩm Cuộc tiến hóa văn học Việt Nam viết: "Người nước ta, trước Quý Ly, học Thi, Thư của Tàu, nô lệ theo tư tưởng người Tàu, nhất nhất quy theo lời chú thích của Chu Hy. Chỉ họ Hồ là người trước hết thoát ly được óc nô lệ cổ nhân, đáng phục thay".

Hai sách biên dịch trên cùng nhiều bài thơ Nôm của Hồ Quý Ly đã cho thấy rõ thái độ ông khuyến khích việc phổ biến và sử dụng chữ Nôm. 

Ngoài ra, năm 1392, Hồ Quý Ly soạn sách Minh đạo gồm 14 thiên. Đây được coi là cuốn sách phê bình triết học đầu tiên của Việt Nam. Qua cuốn sách này có thể thấy Quý Ly muốn tấn công thẳng vào hệ tư tưởng Tống Nho mà phần đông giới quý tộc và quan lại ở Trung Quốc cũng như ở Đại Việt lúc bấy giờ vẫn tôn vinh như "khuôn vàng thước ngọc".

Hai nhà nghiên cứu Phan Đăng Thanh và Trương Thị Hòa viết trong cuốn Cải cách Hồ Quý Ly: "Điều Quý Ly phê phán có thể chưa thật thỏa đáng nhưng dù sao qua nhận xét của Quý Ly ta cũng thấy họ Hồ quả là người có một tinh thần cách tân và độc lập, có óc phê bình sáng tạo, không chịu nô lệ, thành kiến. Tư tưởng của Hồ Quý Ly đã vượt hẳn tầng lớp nho sĩ cùng thời đại với ông và cả những trí thức thế hệ sau ông nữa".

Câu 9: Số phận cha con Hồ Quý Ly ra sao sau khi quân nhà Hồ thất bại trước cuộc xâm lược của nhà Minh?

a. Bị vua Minh giết chết

b. Bị lưu đày

c. Đến nay chưa rõ ràng

Từ khóa » Dịch Chữ Nôm