Đừng Nhầm Lẫn Cây Thương Lục Với Nhân Sâm

Tìm kiếm Viện Y Dược Học Dân Tộc TP. Hồ Chí Minh Viện Y Dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh Viện Y Dược Học Dân Tộc TP. Hồ Chí Minh Viện Y Dược Học Dân Tộc TP. Hồ Chí Minh Trang chủ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE Đừng nhầm lẫn cây thương lục với nhân sâm
  • TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
Share on Facebook Tweet on Twitter Thời gian gần đây, nhiều người rỉ tai nhau về loài cây rất dễ trồng, củ của cây có hình dáng rất giống với củ nhân sâm, khi ngâm rượu có màu, mùi và vị rất thơm của mùi nhân sâm. Hiện dã có rất nhiều gia đình ngộ nhận là sâm quý nên gây giống trồng để lấy củ ngâm rượu uống… Loại cây này rất dễ trồng, mau lớn, chỉ sau khoảng 6 – 8 tháng là cho củ to cỡ cổ tay.. cay-thuong-luc-1 Sự thật đây chính là cây thương lục, xuất xứ ở Bắc Mỹ, được thuần hóa ở Châu Âu và nhiều nước khác, trong đó có nước ta, cây thương lục có tên khoa học là Phytolacca acinosa Roxb (Phytolaca esulenta Van Houtte). Ở Việt Nam, thương lục có khác nhiều tên gọi khác nhau như: bạch mẫu kê, sơn la bạc, dã la bạc, kim thất nương, trưởng bất lão… Xin giới thiệu cách nhận viết về loài cây này đến bạn đọc gần xa. Cách phân biệt cây thương lục             Thương lục là loài cây thảo, sống nhiều năm, thân hình trụ nhẵn, màu xanh lục, ít phân nhánh, lá mọc so le, phiến xoan ngược to, dài 12 – 25cm, rộng 5 – 10 cm, cuống lá 3cm, đầu lá nhọn tù, gốc lá nhọn, thương lục trưởng thành có cây cao hơn 1m, có củ mập, to khá giống với củ sâm, sau khoảng 8 tháng củ có thể to cỡ cổ tay người lớn. Thương lục có chùm hoa đối diện với lá nhưng không gắn trước lá, cao 15 – 20 cm ,5 lá đài trắng, hình cầu dẹt, hạt đen, dẹp, hình thận hay tròn (Theo từ điển cây thuốc Việt Nam – Võ Văn Chi).             Chính vì dễ trồng, mau lớn, có hình dạng bên ngoài và mùi vị sau khi ngâm rượu rất giống mùi nhân sâm nên nhiều người đã đào rễ, cắt lát, phơi khô hoặc để cả củ (hình) dùng ngâm rượu để uống mà hoàn toàn không hay biết là mình đang đưa các chất độc vào cơ thể Tính độc của cây thương lục             Theo các sách đông y, thì thương lục là loài cây có độc ở tất cả các bộ phận từ củ, thân, lá và hoa, nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy các loại chất độc, đắng gọi là phytolaccatoxin. Khi cơ thể hấp thu liều lượng nhiều chất trên sẽ có cảm giác tê môi, đầu lưỡi, đau bụng, vã mồ hôi, giãn đồng tử, tăng tiết đờm nhớt, nôn mửa, tụt huyết áp, co giật , liệt hô hấp, hôn mê tim đập nhanh; tinh thần hoảng hốt, nói lảm nhảm và có thể dẫn đến tử vong nếu không kịp thời cấp cứu. Khi bị ngộ độc, nên đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để thực hiện các bước sơ cứu cần thiết trước khi quá muộn.             Ngoài ra các nghiên cứu còn chứng minh trong rễ thương lục có chất steroid saponin, chất này có tác dụng diệt tinh trùng, nhiều muối kali nitrat, acid oxymyristinic,…trái thương lục chứa acid phytolaccic, tanin, sáp, chất béo, pectin, chất nhầy glucose, các protid, anthocyanosid..Trong lá thương lục có glucosid, cũng là độc chất, flavonoid, vitamin C…Thương lục có tác dụng long đàm nhưng không giảm ho suyễn, ức chế với mức độ khác nhau đối với một số trực khuẩn và một số nấm gây bệnh ngoài da; nâng cao tính miễn dịch của cơ thể.. Sử dụng cây thương lục trong đông y             Trong y học cổ truyền phương Đông, thương lục là vị thuốc được dùng từ rất lâu, theo đó, thương lục có vị đắng, tính lạnh, có độc, vào hai kinh tỳ và bàng quang, có tác dụng thông đại tiểu tiện, trục thủy, tiêu thũng, tán kết; dùng để chữa phù thũng, xơ gan cổ trướng, đại tiểu tiện không thông; viêm loét cổ tử cung, bạch đới nhiều; đinh nhọt và bệnh mủ da.             Hiện nay, thương lục thường dùng để chữa những trường hợp phù nề, ngực bụng đầy trướng, cổ đau khó thở, sử dụng dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác, dùng ngoài đắp tại chỗ. Một số bài thuốc chữa bệnh có thương lục             -Chữa viêm thận cấp và mạn: Thương lục 10g, thịt heo 60g, cho nước vào nấu chín, chia làm 3 lần ăn trong ngày.             – Chữa cổ trướng: thương lục 6 g, vỏ trái bí đao, đậu đỏ mỗi thứ 30 g, trạch tả 12 g, phụ linh bì 20g. sắc nước uống.             – Chữa chứng đau cổ họng: dùng rễ thương lục hơ nóng bọc vải chườm vào cổ.             – Bệnh mủ da, mụn nhọt, đầu đinh: thương lục 15 g, bồ công anh 60 g, nấu nước rửa. Trong hầu hết các tài liệu dược học của Việt Nam khi viết về cây thuốc thương lục đều có lưu ý phải rất cẩn thận trong khi sử dụng. Ngoài ra, cần chú ý thương lục là một vị thuốc công hạ (tẩy xổ) mãnh liệt, có thể gây sẩy thai, nên không dùng cho phụ nữ có thai và người già, người tỳ vị hư nhược. Ngay cả người trai trẻ khỏe mạnh mà dùng nhiều và dùng lâu dài thì cũng tổn thương gân cốt và hại thận. Hiện trên thị trường có khá nhiều nơi bày bán các bình, hũ rượu ngâm sẵn rất bắt mắt với tên rất mỹ miều như hồng sâm, nhâm sâm hay phòng sâm… mà không hề có nhãn mác tên tuổi, địa chỉ rõ ràng. Thiết nghĩ, người dân ngoài việc đề phòng tránh bị lừa đảo, thì cũng nên kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn để có phương án kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ sức khỏe gia đình và cộng đồng. Theo báo Khoa Học Phổ Thông, chuyên mục Sức Khỏe số 16/16 (1691) ngày 29-4-2016 Tác giả: Nguyễn Hữu Thi.

BÀI VIẾT LIÊN QUANCÙNG TÁC GIẢ

Khám, chữa bệnh nhân đạo và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Bến tre

Khai giảng các lớp Cấy chỉ – Thủy châm, Nhĩ châm, Đại trường châm – Mãng châm, Xoa bóp bấm huyệt – Vật lý...

Thăm, tặng quà cho người dân khó khăn trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024

Đơn vị liên kết

Lựa chọn liên kếtSở Y tế TP.HCMCục Quản lý Y, Dược cổ truyềnCổng Thông Tin Điện Tử Pháp Điển

thoi gian lam viec

BÀI MỚI

Tổ chức tập huấn phòng cháy chữa cháy, nâng cao ý...

22/11/2024

Mời chào giá xây dựng kế hoạch dự toán mua sắm...

22/11/2024

Khai giảng lớp “Quản lý Điều dưỡng” tại Viện Y dược...

20/11/2024

Viện Y dược học dân tộc mang tâm huyết Y học...

19/11/2024

Viện Y dược học dân tộc tổ chức các lớp tập...

18/11/2024 Viện Y Dược học dân tộc TP. Hồ Chí MinhĐịa chỉ: Số 273 - 275 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 10, Q.Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh 1. Điện thoại: (028) 38443047 2. Đường dây nóng: 0964392632 3. Tư vấn về khám chữa bệnh: 0941573926 4. Tư vấn về đào tạo: 0967040273 5. Hỗ trợ, tư vấn thông tin cho người bệnh, người nhà người bệnh: 0283.8443.047, DĐ: 0941.573.926 Fax: (028) 39972864 Contact us: v.ydhdt@tphcm.gov.vn

BÀI VIẾT

Tác dụng của cây Lá đắng (lá mật gấu)

14/08/2016

Củ sâm đất: Có thật sự chữa nhiều bệnh?

31/10/2019

Lịch khám bệnh Đa khoa

28/01/2023

CHUYÊN MỤC

  • CLB CTXH48
  • CÂU LẠC BỘ 4T23
  • CLB Yoga Hoa Sen16
  • ĐÀO TẠO - NCKH - CĐT159
  • SẢN PHẨM THUỐC31
  • KIẾN THỨC Y HỌC CỔ TRUYỀN10
  • TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ99
  • QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG61
  • KHÁM CHỮA BỆNH64
© Ghi rõ nguồn "www.vienydhdt.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này. XEM THÊM

Kem nóng Massage – xoa bóp làm ấm bàn chân, tay...

07/06/2017

Công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện...

10/12/2023

Viện Y Dược Học Dân Tộc TP. Hồ Chí Minh 40...

06/01/2016

Từ khóa » Tac Dung Cua Cay Thuong Luc