Một Số Công Dụng Của Cây Thương Lục

Dù được cảnh báo ra nhiều về sự nhầm lần giữa cây thương lục với nhân sâm từ nhiều báo điện tử và dược sĩ nhưng hiện tượng này vẫn  diễn ra rất phổ biến.

1.Nhận biết cây thương lục

Thương lục còn có tên là Bạch mẫu kê, Sơn la bạc, Dã la bạc, Trường bất lão, Kim thất nương là rễ của cây Thương lục có nhiều loại.

Tên thực vật là Phytolacca acinasa Roxb, P.esculenta Van Hout thuộc họ Thương lục ( Phytolaccaceae). Dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Là cây mới được di thực du nhập vào nước ta mấy thập kỷ gần đây.

Mô tả: Cây Thương lục mới được di thực vào nước ta khoảng 10 năm lại đây, nhưng ít được khai thác. Ta có một loài có tên thực vật là Phytolacca Decandra L nhưng ít phổ biến.

Cay-thuong-luc
Nhận biết cây thương lục

2. Công dụng của cây thương lục

Tác dụng y dược

  • Tác dụng long đàm: thuốc sắc, tinctura Thương lục hay nước thuốc ngâm đều có tác dụng long đàm, có thể do thuốc trực tiếp lích thích lên đường hô hấp làm cho tuyến thể của niêm mạc tăng tiết nhưng không có tác dụng giảm ho suyễn.
  • Thuốc sắc và thuốc rượu: Thương lục có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với trực khuẩn lî, cúm, phế song cầu khuẩn và một số nấm gây bệnh ngoài da.
  • Thuốc có tác dụng kháng viêm: nước sắc có tác dụng chống ung thư.
  • Thuốc có tác dụng nâng cao tính miễn dịch của cơ thể.

Độc tính của thuốc:

Nước ngâm, nước sắc và tinctura Thương lục cho chuột uống, LD 50 phân biệt là 26, 28 và 46,5g/kg. Độc tính của Thương lục đỏ lớn gấp đôi loại Thương lục trắng, cả 2 loại thuốc sắc 2 giờ, độc tính đều giảm rõ rệt.

3. Dùng thường lục nhiều có tốt không?

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, thương lục có tác dụng giảm ho, bình suyễn, hóa đàm, chống viêm,… Trong củ có một chất độc đắng gọi là phytolaccatoxin, rất nhiều muối kali nitrat, axit oxymyristinic và một chất steroid saponin (chất này có tác dụng diệt tinh trùng); có sách nêu có axit esculentic.

Tác Dụng Của Cây Thường Lục

Cây Thường lục có độc nên dùng quá liều trên người gây ngộ độc sau 20 phút đến 3 giờ. Ngộ độc nhẹ thì thân nhiệt tăng, tim đập nhanh, thở mạnh, nôn mửa, đau bụng, tinh thần hoảng hốt, nói lảm nhảm. Ngộ độc nặng thì gây liệt thần kinh, hôn mê, thở khó, huyết áp tụ, tim ngừng đập gây tử vong.  Trong dân gian có kinh nghiệm dùng cam thảo sống, đậu xanh giã dập nấu nước uống giải độc thương lục, nhưng tốt nhất nên đưa ngay người bệnh cấp cứu ở cơ sở y tế hiện đại.

Để hiểu kĩ hơn về loại cây này xem thêm bài viết khác tại đây

Từ khóa » Tac Dung Cua Cay Thuong Luc