Dùng Nhân Sâm Khi Mang Thai Mẹ Nên Thận Trọng để Tránh Rủi Ro

Với quan niệm nhân sâm là vị thuốc bổ, quý hiếm, giúp sinh được những đứa con khỏe mạnh, thông minh, nhiều bà bầu sẵn sàng chi một số tiền lớn để bồi bổ nhưng không hề biết thực chất việc ăn nhân sâm khi mang thai cũng không hề tốt như bạn tưởng.

Nhân sâm là thảo dược quý hiếm đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều thế kỷ vì nó đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người như tăng khả năng miễn dịch, giảm căng thẳng và hạn chế mệt mỏi. Thế nhưng, liệu bà bầu ăn sâm được không? Hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ sau nhé.

Nhân sâm – Loại thảo dược thần kỳ

Nhân sâm là loại thảo dược được tìm thấy ở cả châu Á và châu Mỹ. Từ xa xưa, đây đã là loại thảo dược nổi tiếng vì những lợi ích thần kỳ đối với sức khỏe. Rễ, củ sâm có chứa các chất hóa học hoạt động được gọi là ginsenosides với các tác dụng như:

  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Cải thiện các triệu chứng mãn kinh
  • Giảm chấn thương cơ sau khi tập thể dục
  • Điều trị rối loạn cương dương
  • Tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa mất trí nhớ và các chức năng tâm thần
  • Cải thiện tiêu hóa
  • Điều trị ung thư
  • Giảm đường huyết ở những người bị đái tháo đường
  • Phòng ngừa và hạn chế các triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm

Bà bầu ăn sâm được không?

bà bầu ăn nhân sâm

Bầu ăn sâm được không? Bầu uống sâm được không? Đây đều là những thắc mắc phổ biến của nhiều mẹ bầu. Thực tế, nhân sâm không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai bởi:

1. Dị tật bẩm sinh

Các nhà khoa học tại trường Đại học Hồng Kông đã dùng nhân sâm thí nghiệm trên những con chuột đang mang bầu. Mỗi con chuột được tiêm 30 mg/ml hợp chất ginsenoside Rb1, một hợp chất có nhiều trong nhân sâm. Việc tiêm này diễn ra đến ngày thứ 9 thì các cơ quan trong phôi thai của chuột như tim, mắt, chân tay có dấu hiệu phát triển không bình thường. Điều này chứng tỏ bà bầu không nên ăn nhâm sâm bởi nhiều khả năng sẽ gây dị tật cho trẻ.

2. Chảy máu

Nhân sâm Hàn Quốc có đặc tính chống đông máu, vì vậy nếu phụ nữ mang thai dùng thì có thể gây ra nhiều rủi ro nghiêm trọng trong quá trình sinh con và sau khi sinh xong.

3. Bà bầu ăn nhân sâm có thể bị tiêu chảy

Bầu có được uống sâm không? Một tác dụng phụ thường gặp khi bà bầu uống sâm đó là tiêu chảy. Sau khi uống, bạn có thể bị tiêu chảy từ 2 – 3 lần/ngày. Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước, gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Nếu rơi vào tình huống này, hãy đi khám và uống nhiều nước để giúp cơ thể tránh bị mất nước.

4. Rối loạn giấc ngủ

Theo các chuyên gia, nhân sâm được xem là một trong những yếu tố gây rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ mang thai. Ngoài việc gây khó ngủ, nó còn khiến cho bà bầu thường thức dậy nhiều lần trong đêm. Thiếu ngủ có thể khiến cơ thể mệt mỏi, suy giảm sức khỏe và khiến tâm trạng thay đổi thất thường.

5. Khô miệng

Có bầu uống sâm được không? Bà bầu uống sâm thường hay bị chứng khô miệng. Nguyên nhân là do các enzyme có trong nhân sâm khiến các tuyến nước bọt hoạt động kém.

Ngoài ra, khô miệng cũng là một trong những triệu chứng phổ biến của thai kỳ bên cạnh các triệu chứng như lo âu, căng thẳng… Nếu bạn dùng nhân sâm trong thời gian này thì các triệu chứng này có thể trở nên tồi tệ hơn.

6. Mất cân bằng lượng đường trong máu

Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường rất cao nhưng đa phần không ai biết về điều này. Bà bầu ăn nhân sâm có thể dẫn đến mất cân bằng lượng đường, gây chóng mặt và hạ nhịp tim. Cả hai triệu chứng này đều nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

7. Gây nhức đầu

Bà bầu ăn nhân sâm có thể bị đau đầu, đau cơ ở mặt và cổ. Điều này có thể khiến các triệu chứng mang thai như ốm nghén, thay đổi tâm trạng càng trở nên trầm trọng hơn.

Nhân sâm có an toàn trong thời gian cho con bú? Hiện độ an toàn của nhân sâm khi dùng trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ vẫn chưa được xác định rõ ràng. Trong thời gian chờ đợi các nghiên cứu được thực hiện, các chuyên gia khuyên bạn nên tránh dùng cho đến khi cai sữa hoàn toàn.

Có thể bạn quan tân: Uống hồng trà Nam Phi khi mang thai có an toàn? Mẹ bầu đừng bỏ lỡ!

[embed-health-tool-due-date]

Từ khóa » đang Cho Con Bú ăn Sâm được Không