[ĐÚNG NHẤT] Đặt Câu Với Tình Thái Từ Cảm Thán - Toploigiai

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Đặt câu với tình thái từ cảm thán” cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Ngữ văn 8

Mục lục nội dung Trả lời câu hỏi: Đặt câu với tình thái từ cảm thánKiến thức tham khảo về tình thái từ 1. Tình thái từ là gì?2. Phân loại tình thái từ3. Cách dùng tình thái từ4. Bìa tập về tình thái từ

Trả lời câu hỏi: Đặt câu với tình thái từ cảm thán

- Thương thay cho kiếp người của Lão Hạc!

- Trời ơi, con chó của tôi đi đâu rồi !

- Thật sao! Không thể tin nổi.

Kiến thức tham khảo về tình thái từ 

1. Tình thái từ là gì?

- Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu cầu khiến, câu nghi vấn hoặc câu cảm thán nhằm biểu thị tình cảm, thái độ của người nói về một sự vật, hiện tượng hoặc một hành động nào đó. Thông thường, tình thái từ thường đứng ở cuối câu. 

- Một số tình thái từ thường gặp: chứ, à, chăng, không, nhé,… 

- Ví dụ: “Đi luôn bây giờ” chỉ là một câu trần thuật bình thường. Nhưng khi ta thêm tình thái từ “à” vào cuối thành “Đi luôn bây giờ à?” thì nó sẽ trở thành một câu nghi vấn; thể hiện sự ngạc nhiên, có chút bất ngờ của người nói.

Đặt câu với tình thái từ cảm thán

2. Phân loại tình thái từ

- Tình thái từ nghi vấn, thường có các từ ngữ trong câu như à, hả, chăng…

- Tình thái từ cầu khiến, thường có từ ngữ trong câu như: đi, nào, hãy…

- Tình thái từ cảm thán, thường có từ ngữ trong câu như: ôi, trời ơi, sao….

- Tình thái từ thể hiện các sắc thái biểu cảm như: cơ, mà…

3. Cách dùng tình thái từ

* Tình thái từ trong tiếng Việt dùng để biểu lộ cảm xúc

– Chúng ta phải lưu ý sử dụng tình thái từ phù hợp với từng tình huống giao tiếp cụ thể thì việc giao tiếp mới đạt được hiệu quả cao. Cụ thể như sau:

– Khi muốn thể hiện một sự kính trọng, lễ phép thì ta nên dùng từ “ạ”. Ví dụ: Con chào ông ạ.

– Khi muốn thể hiện đây là mối quan hệ ngang hàng, thân mật nên dùng các từ “nhé, à”. Ví dụ như: Tối nay em đi xem phim với anh nhé.

– Khi bày tỏ một ý khác so với ý của người vừa nói, ta nên dùng từ “ kia ”. Ví dụ: Bạn Minh thích nghe nhạc Đen Vâu kia.

– Khi bày tỏ một sự miễn cưỡng, có phần gượng ép thta nên sử dụng từ “ vậy”. Ví dụ: Thôi thì chúng mình đành chia tay vậy.

* Tình thái từ cảm thán bày tỏ nỗi buồn

– Khi bày tỏ sự quan tâm, muốn giải thích thì ta nên dùng từ “mà”. Ví dụ: Anh đi chơi với cô ấy nhưng anh vẫn yêu em nhất mà.

4. Bìa tập về tình thái từ

Bài tập 1: Trong các câu dưới đây, từ nào được in đậm là tình thái từ? Từ nào không phải là tình thái từ?

a. Em thích trường nào thì thi vào trường ấy.

b. Nhanh lên nào, anh em ơi!

c. Làm như thế mới đúng chứ!

d. Cứu tôi với!

e. Nó đi chơi với bạn nó sáng.

Đáp án:

a: Từ “ nào “ không phải là tình thái từ.

b: Từ “ nào “ là tình thái từ trong câu.

c: Từ “ chứ “ là tình thái từ.

d Từ “ với “ là tình thái từ.

e: Từ “ nào” không phải là tình thái từ.

Bài tập 2: Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong những câu dưới đây:

a. Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang: Bác trai đã khá rồi chứ?

b. Con chó là của cháu nó mua đấy chứ? Mua về để nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…

c. Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?

Đáp án:

a: Từ “ chứ” được dùng trong trường hợp có điều muốn hỏi, nhưng người hỏi đã biết được một phần kết quả.

b: Có nghĩa nhấn mạnh điều vừa khẳng định, ý muốn nói là không thể khắc phục.

c: Từ “Ư” hỏi với thái độ phân vân.

 

Từ khóa » đặt 4 Câu Có Sử Dụng Tình Thái Từ Nghi Vấn Cầu Khiến Cảm Thán Bộc Lộ Tình Cảm Cảm Xúc