Đừng Nói "Tôi Không Biết”, Người Thông Minh Luôn Biết Dùng 4 Cách ...
Có thể bạn quan tâm
Khi bạn không biết câu trả lời cho một câu hỏi nó, “Tôi không biết” là cách chúng ta hay dùng phổ biến nhất. Xét về một khía cạnh nào đó, việc trả lời thẳng thắn như này giúp đối phương hiểu rằng bạn không phải là người có thể ba hoa về những điều bản thân không chắc chắn.
Tuy nhiên, trong nhiều tình huống, đặc biệt trong môi trường làm việc, thì câu nói “Tôi không biết” có thể khiến bạn trở thành người thiếu chuyên nghiệp, thiếu kinh nghiệm trong mắt đối phương.
Thử nhớ xem lần gần đây nhất bạn nói “Tôi không biết” là bao giờ? Phản ứng của đối phương ra sao? Chúng ta ai cũng có những lĩnh vực nằm ngoài tầm hiểu biết của mình song luôn trả lời rằng bản thân không biết để nhanh chóng thoát khỏi cuộc trò chuyện, để đối phương tự đối mặt với vấn đề sẽ là một cách giao tiếp kém hiệu quả.
Vậy bạn nên làm gì trong tình huống này? Tất nhiên, đừng ba hoa về những điều bạn không thực sự biết. Người thông minh luôn biết cách dùng những cụm từ thay thế cho việc nói “Tôi không biết” mà tránh gây hiểu lầm cho người khác và khiến họ cảm thấy như bạn đã trả lời câu hỏi.
1. "Tôi sẽ tìm hiểu"
Cách phản hồi này là một sự lựa chọn rất khôn ngoan. Thay vì chỉ nhún vai và trả lời cụt lủn một câu “Tôi không biết” thì việc nói rằng bản thân sẽ tìm hiểu thêm về vấn đề đó vừa hỗ trợ cho lý do của bạn, vừa giúp bạn cảm thấy tự tin hơn thay vì lúng túng khi không thể trả lời câu hỏi.
Thêm vào đó, đối phương sẽ cảm nhận được rằng bạn là người cầu thị, sẵn sàng bỏ công sức ra để tìm hiểu về vấn đề đó, sát cánh cùng người khác giải quyết vấn đề. Đặc biệt là trong công việc, câu trả lời này sẽ giúp bạn dễ “ghi điểm” với cấp trên, cho họ thấy được rằng bạn là người có giá trị, tháo vát và luôn muốn học hỏi những điều mới.
2. "Tôi cũng đang thắc mắc như vậy"
Có những lúc bạn cũng băn khoăn về một câu hỏi nào đó và không biết bản thân phải tìm kiếm câu trả lời ở đâu. Chính vì vậy, khi ai đó đề cập đến một vấn đề nằm ngoài tầm hiểu biết của bạn, thay vì nói “Tôi không biết”, bạn có thể nói rằng “Tôi cũng đang thắc mắc như vậy”.
Cách nói này truyền tải nội dung tương tự như câu “Tôi không biết” nhưng khéo léo hơn, khiến đối phương tin rằng bạn cũng đang tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề tương tự song chưa có kết quả.
Cùng là một nội dung “không biết” nhưng cách nói này giúp bạn và đối phương thêm gắn kết hơn. Thay vì trông bạn như đang cố gắng né tránh câu hỏi, tìm cách thoát khỏi cuộc trò chuyện càng nhanh càng tốt với câu “Tôi không biết”, giờ đây đối phương sẽ cảm thấy yên tâm hơn và gắn kết hơn với bạn khi có người cùng tham gia vào nhiệm vụ tìm kiếm thông tin.
3. "Tôi dự đoán là..."
Đôi khi, một phỏng đoán có cơ sở là điều tốt nhất bạn có thể làm. Khi gặp phải vấn đề, bạn cần đưa ra kết luận, giải pháp dựa trên căn cứ thông tin và hiểu biết về lĩnh vực đó. Tuy nhiên trong trường hợp bị hỏi về lĩnh vực bạn thực sự không có nhiều hiểu biết, bạn có thể đưa a phỏng đoán dựa trên những gì mình biết và cần làm rõ rằng câu trả lời của bạn chỉ là dự đoán.
Cách nói này khiến đối phương không hiểu lầm rằng bạn đang muốn né tránh câu hỏi cũng như cuộc trò chuyện với họ. Hãy chia sẻ với họ những điều mà bạn biết. Đó hoàn toàn có thể là cơ hội để cả hai trao đổi kiến thức và cùng nhau thảo luận, hữu ích hơn nhiều so với việc chỉ đơn giản nói là "Tôi không biết".
4. “Sao chúng ta không hỏi … nhỉ?"
Bạn nên làm gì khi thực sự không phải là người tốt nhất có thể trả lời câu hỏi đó? Đừng chỉ nói rằng “Tôi không biết” bởi bạn có nhiều cách khéo léo hơn để sử dụng trong trường hợp này.
Hãy thừa nhận rằng lĩnh vực đó không thực sự phù hợp với mình song bạn có thể chỉ cho đối phương người phù hợp, có thể giải đáp câu hỏi đó.
Nhiều người khi nói theo cách này có thể thấy khá bối rối, như thể mình đang trốn tránh trách nhiệm hay đẩy việc sang cho người khác. Tuy nhiên, về lâu dài, sẽ tốt hơn khi bạn đưa vấn đề đến nơi người được trang bị tốt nhất để xử lý chúng. Cách làm này sẽ hiệu quả và đảm bảo năng suất hơn.
Chúng ta rất dễ dàng để nói ra rằng: "Tôi không biết”, thậm chí có thể nói nhanh đến mức chúng buột khỏi miệng trước khi bạn kịp nhận ra mình đang nói gì. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao hơn trong giao tiếp cũng như trong việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, trên đây là 4 cách xử lý khéo léo.
Đừng nói xin lỗi trong 8 tình huống này, đây mới là cách xử lý khôn ngoan Nói lời xin lỗi trong mọi trường hợp là điều nhiều người cho rằng thể hiện lịch sự mà không biết rằng đôi khi nó sẽ khiến ta đánh mất dần sự tự tin. Bấm xem >>Từ khóa » Không Biết Cách Xử Lý
-
Bạn Không Biết Cách Xử Lý - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Cách ứng Xử Thông Minh Với Câu Hỏi Bạn Không Muốn Trả Lời
-
25 Nguyên Tắc Vàng để Là Người Khéo Léo Và Cách ứng Xử Thông Minh!
-
10 Cách ứng Xử Trong Giao Tiếp Thông Minh Khéo Léo - Mindalife
-
9 Cách ứng Xử Khéo Léo Trong Tình Yêu - MarryBaby
-
10 Tình Huống Chăm Sóc Khách Hàng Thường Gặp (Phần 2) - KiotViet
-
13 Nguyên Tắc Giúp Bạn Học Cách Nói Chuyện Khôn Khéo, Thông Minh
-
Không Thể Trả Lời Câu Hỏi Phỏng Vấn: 5 Mẹo Xử Lý
-
Dạy Con Cách ứng Xử Khi Gặp Người Lạ để Bảo Vệ Bản Thân
-
Cách “Cầu Cứu” Khéo Léo Khi Sếp Giao Quá Nhiều Việc - Glints
-
9 Kỹ Năng Xử Lý Tình Huống Trong Giao Tiếp Thông Minh - Tinh Tế