Không Thể Trả Lời Câu Hỏi Phỏng Vấn: 5 Mẹo Xử Lý
Có thể bạn quan tâm
Chúng ta đều biết rằng chuẩn bị và thực hành trả lời câu hỏi phỏng vấn là một trong những phần quan trọng nhất khi tìm việc. Biết trước những gì cần nói là một cách hiệu quả để giảm bớt lo lắng khi phỏng vấn và cảm thấy tự tin hơn.
Bất kể bạn chuẩn bị và luyện tập nhiều như thế nào, luôn có khả năng bạn gặp phải một câu hỏi khiến bạn cảm thấy bối rối. Cảm giác không có câu trả lời cho một câu hỏi phỏng vấn thật đáng sợ, nhưng điều đó không phải là kết thúc tất cả.
Dưới đây là 5 việc bạn có thể làm khi không biết câu trả lời cho câu hỏi phỏng vấn nào đó.
Hít thở sâu và đừng hoảng sợ
Nhiều nhà tuyển dụng đặt câu hỏi không phải để xem bạn có biết câu trả lời hay không mà để xem bạn phản ứng như thế nào dưới áp lực. Cách bạn trả lời một câu hỏi khiến bạn hoàn toàn bối rối quan trọng hơn nhiều so với việc bạn có thể đưa ra câu trả lời, vì vậy bạn nên tránh biểu hiện lo lắng, ngập ngừng bằng mọi giá.
Khi đối mặt với một câu hỏi mà bạn không biết phải trả lời như thế nào, hãy cố gắng duy trì sự bình tĩnh, tự tin và hít thở sâu. Phong thái luôn tự tin sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có thể tự trấn tĩnh, trong khi suy sụp và quá lo lắng sẽ khiến họ mất niềm tin vào bạn.
Hãy thử nói điều gì đó như “Đây là một câu hỏi thú vị, tôi có thể dành chút thời gian để suy nghĩ kỹ và liên hệ lại với anh/chị không?” hoặc “Đó là một câu hỏi rất hay, tôi có thể đưa ra một phần câu trả lời và sẽ gửi lại cho anh/chị câu trả lời đầy đủ sau buổi phỏng vấn này”.
Không thể trả lời câu hỏi phỏng vấn không phải là điều quá tồi tệ nhưng hoàn toàn mất bình tĩnh và cảm thấy chán nản rất có thể sẽ là dấu chấm hết cho việc ứng tuyển.
Kéo dài một chút thời gian
Khi gặp một câu hỏi phỏng vấn khó mà bạn không thể trả lời ngay lập tức, đừng chỉ cố gắng đưa ra một câu trả lời hoàn toàn vô nghĩa. Đó là cách làm gây cho thảm họa. Thay vào đó, hãy cho thấy rằng bạn đã hiểu vấn đề và đang nghĩ về nó.
Bạn cũng có thể cho mình thêm thời gian để trả lời bằng cách diễn đạt lại câu hỏi hoặc yêu cầu người phỏng vấn làm rõ. Vào thời điểm họ trả lời, có thể bạn sẽ nghĩ ra đáp án.
“Anh/ chị có muốn tôi đưa ra ví dụ về cách tôi đã hoàn thành một dự án khó khăn trong thời hạn sát sao không?”. Những cách tiếp cận này sẽ giúp bạn có đủ thời gian để thực sự xem xét suy nghĩ của mình và đưa ra câu trả lời chắc chắn, thay vì chỉ nói ra bất cứ điều gì nảy ra trong đầu. Bạn nên đưa ra một câu trả lời được suy nghĩ cẩn thận hơn là nói điều gì đó khiến nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đang bối rối.
Nói to suy nghĩ
Đôi khi nhà tuyển dụng hỏi những câu hỏi hóc búa chỉ để biết cách bạn làm thế nào để vượt qua khó khăn. Sau khi đã dành thời gian làm rõ về câu hỏi, hãy bắt đầu trả lời bằng cách giải thích về cách bạn tiếp cận vấn đề và các bước sẽ thực hiện.
Nói to suy nghĩ về câu hỏi phỏng vấn khó là một cách tuyệt vời để giữ cho cuộc trò chuyện tiếp tục và tránh bất kỳ sự im lặng khó xử nào. Ngoài ra nó còn là phương tiện để nhà tuyển dụng thấy bạn suy nghĩ và làm việc như thế nào để vượt qua những trở ngại bất ngờ mà không mất đi sự bình tĩnh.
Chuyển hướng cuộc trò chuyện sang một chủ đề mà bạn tự tin
Nếu được hỏi một câu hỏi hóc búa mà bạn không có câu trả lời, bạn có thể chuyển hướng cuộc trò chuyện sang một kỹ năng hoặc chủ đề mà bạn cảm thấy thoải mái hơn. Chẳng hạn, nếu bạn được hỏi về trải nghiệm của mình với một kỹ năng cụ thể mà bạn chưa có, bạn có thể thử chuyển hướng câu hỏi sang một kỹ năng liên quan khác mà bạn có kinh nghiệm như “Mặc dù tôi chưa có nhiều kinh nghiệm về tiếp thị truyền thông xã hội, nhưng tôi có rất nhiều kinh nghiệm về viết quảng cáo và tôi luôn cập nhật các phương pháp SEO mới nhất”.
Bạn cũng có thể sử dụng điều này như một cơ hội để thể hiện sự hào hứng của mình đối với việc học hỏi một kỹ năng mới. Ví dụ, “Một trong những điều thu hút sự chú ý của tôi về vị trí này là cơ hội học hỏi về tiếp thị truyền thông xã hội và xây dựng kỹ năng trong lĩnh vực này. Với khả năng viết và SEO, tôi nghĩ rằng mình có khả năng đảm nhận vai trò tiếp thị và phát triển cùng công ty”.
Trả lời câu hỏi khi gửi thư cảm ơn
Khi phải đối mặt với một câu hỏi mà dường như bạn không thể tìm ra câu trả lời, sẽ không có hại gì khi trả lời câu hỏi phỏng vấn đó sau này – khi bạn liên hệ với nhà tuyển dụng qua thư cảm ơn sau phỏng vấn.
“Nhà tuyển dụng không mong đợi bạn có tất cả câu trả lời cho mọi câu hỏi hóc búa, thế nên cho họ thấy rằng bạn kiên trì và tháo vát sẽ giúp bạn nổi bật hơn là việc bạn có thể trả lời một câu hỏi phỏng vấn khó ngay tức thì”.
Những điều nên tránh
Khi nhà tuyển dụng hỏi bạn một câu hỏi mà bạn không biết trả lời như thế nào, hãy làm theo một hoặc nhiều trong số 5 mẹo được liệt kê ở trên. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn không mắc phải bất kỳ lỗi thường gặp nào sau đây.
– Đừng nói dối. Bạn có thể bị thôi thúc đưa ra câu trả lời. Thế nhưng, bạn thà im lặng còn hơn là nói những điều khiến người khác nghi ngờ khả năng của bạn.
Nếu bạn nói dối về kỹ năng hoặc trình độ chuyên môn, nhà tuyển dụng sẽ phát hiện qua câu trả lời không đầy đủ hoặc thiếu chính xác của bạn. Nếu bạn đang thổi phồng kinh nghiệm của mình về một quy trình nhất định, bạn sẽ nhanh chóng bị bắt thóp nếu may mắn được tuyển dụng.
– Đừng sợ một chút im lặng. Các cuộc phỏng vấn rất căng thẳng và một khoảnh khắc im lặng có thể là điều khó xử nhất trong cuộc đời bạn. Nhưng thực tế không hẳn như vậy. Dành thời gian xem xét câu trả lời cho thấy rằng bạn đang suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng về cách giải quyết vấn đề và đó không phải là thói quen xấu.
– Đừng thẳng thắn thừa nhận sự thiếu hiểu biết. Trung thực là điều tuyệt vời nhưng bạn nên kiềm chế điều đó bằng một chút tế nhị. Nói “Tôi không biết” không bao giờ việc nên làm trong một cuộc phỏng vấn, vì vậy hãy thử các chiến lược đã thảo luận ở trên.
Bây giờ bạn biết phải làm gì khi không thể trả lời câu hỏi phỏng vấn rồi phải không? Mặc dù không thể đưa ra câu trả lời ngay lập tức cho một câu hỏi phỏng vấn có vẻ như một điều khủng khiếp nhưng đây không phải là yếu tố chấm dứt triển vọng việc làm của bạn. Nhà tuyển dụng quan tâm đến cách bạn xử lý các thách thức và vượt qua các vấn đề khó khăn hơn là biết rằng bạn có tất cả các câu trả lời đúng. Vì vậy, hãy cứ tự tin, đừng hoảng sợ, rồi bạn sẽ tìm được câu trả lời phù hợp nhất.
Huỳnh Trâm
Về Tác Giả
Bài Mới Nhất
- TikTok Video2024.12.17Chị đùa với em à !
- Góc kỹ năng2024.12.16Bí kíp để khách hàng cũ giới thiệu khách hàng mới, bạn đã biết?
- Tư vấn nghề nghiệp2024.12.13Key Visual là gì? Nguyên tắc tạo nên một Key Visual ấn tượng
- Tư vấn nghề nghiệp2024.12.13FYI là gì? Những trường hợp nào có thể sử dụng FYI?
Từ khóa » Không Biết Cách Xử Lý
-
Đừng Nói "Tôi Không Biết”, Người Thông Minh Luôn Biết Dùng 4 Cách ...
-
Bạn Không Biết Cách Xử Lý - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Cách ứng Xử Thông Minh Với Câu Hỏi Bạn Không Muốn Trả Lời
-
25 Nguyên Tắc Vàng để Là Người Khéo Léo Và Cách ứng Xử Thông Minh!
-
10 Cách ứng Xử Trong Giao Tiếp Thông Minh Khéo Léo - Mindalife
-
9 Cách ứng Xử Khéo Léo Trong Tình Yêu - MarryBaby
-
10 Tình Huống Chăm Sóc Khách Hàng Thường Gặp (Phần 2) - KiotViet
-
13 Nguyên Tắc Giúp Bạn Học Cách Nói Chuyện Khôn Khéo, Thông Minh
-
Dạy Con Cách ứng Xử Khi Gặp Người Lạ để Bảo Vệ Bản Thân
-
Cách “Cầu Cứu” Khéo Léo Khi Sếp Giao Quá Nhiều Việc - Glints
-
9 Kỹ Năng Xử Lý Tình Huống Trong Giao Tiếp Thông Minh - Tinh Tế