Dùng Thuốc Bôi Mẩn Ngứa Cho Trẻ Sơ Sinh Cần Lưu ý!
Có thể bạn quan tâm
Bác sĩ Tuyết Lan điều trị thành công ca bệnh mề đay mãn tính tái phát mùa lạnh
9:38 | 12/11Đối Phó Hiệu Quả Với Viêm Da Cơ Địa, Vảy Nến, Á Sừng Bùng Phát Dữ Dội Ngày Giao Mùa
11:23 | 24/10Bệnh Viêm Da Dầu: Nhận Biết Và Xử Lý Đúng Cách Bằng Y Học Cổ Truyền
3:17 | 20/01Da nổi chấm đỏ như nốt ruồi son là bị gì? Cách trị
1:59 | 02/11Danh sách thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng và lưu ý khi sử dụng
4:54 | 30/10Bị bệnh chàm không nên ăn gì, nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?
4:31 | 30/10Chàm bìu mãn tính: nguyên nhân và cách điều trị
4:23 | 30/10Địa chỉ chữa chàm bẩm sinh ở đâu uy tín?
4:25 | 30/10Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ và cách xử lý
4:26 | 30/10Hãy cẩn thận nếu bạn bị dị ứng nước hoa
Dùng thuốc bôi mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh cần lưu ý! Trương Thị Yến Nhi 7:12 - 20/01/2023Đánh giá bài viết
5/5 - (2 bình chọn)Đặt lịch hẹn
Dùng thuốc bôi mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh cần lưu ý!
Dùng thuốc bôi mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh cần lưu ý!
Đặt lịch
Với người lớn, việc khắc phục tình trạng mẩn ngứa trên da không quá khó khăn bởi đã có nhiều dược phẩm (đường uống, bôi, tiêm) đặc trị. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng có sức đề kháng kém, làn da lại đặc biệt nhạy cảm. Việc dùng thuốc bôi mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh không phù hợp hoặc thực hiện không đúng cách có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, điều tối quan trọng là bố mẹ cần nắm rõ một số lưu ý để vừa có thể khắc phục mẩn ngứa trên da nhưng cũng đồng thời đảm bảo an toàn cho bé.
Dùng thuốc bôi mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh cần lưu ý điều gì?
Mẩn ngứa là hiện tượng bề mặt da xuất hiện các sẩn đỏ với hình dạng, kích thước không giống nhau, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng trên thường xuất hiện phổ biến ở đối tượng trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi. Mẩn ngứa có thể là triệu chứng của một số bệnh về da, dị ứng (thực phẩm, thuốc, hóa chất tẩy rửa…), tâm thần, bệnh về máu.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây mẩn ngứa mà biểu hiện có điểm khác biệt. Ban đầu trẻ có xu hướng ngứa hai bên má, tay, chân, thường xuyên dùng tay lắc, cựa quậy để cọ gãi. Một thời gian sau, trên má, tay chân của trẻ nổi các nốt sẩn như hạt gạo, mọng nước. Các mụn nước này vỡ ra sẽ chảy thành lớp dịch vàng, đóng vảy. Đây cũng là thời điểm trẻ cảm thấy rất ngứa, thường xuyên quấy khóc, không yên giấc.
Để khắc phục tình trạng trên, bố mẹ có thể dùng một số loại thuốc bôi da để cải thiện. Tuy nhiên, bởi đặc tính của da trẻ em là mỏng và nhạy cảm, sức đề kháng trẻ còn non yếu nên việc điều trị bằng thuốc cần được thận trọng để tránh những tác động không đáng có. Khi dùng thuốc bôi da cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý một só điều sau:
Hiểu về thuốc đặc trị
Để trị mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh, hiện nay người ta sừ dụng 3 nhóm thuốc chính:
Nhóm thuốc crotamiton (kem eurax, crotamiton 10%):
Thuốc có dạng mỡ, được dùng để bôi ngoài da, thuốc thấm nhanh qua da và duy trì trong 6 giờ. Sản phẩm có khả năng giảm ngứa, trầy xước da, ngăn bộ nhiễm. Thoa thuốc 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi trẻ hết ngứa. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trong trường hợp trẻ ngứa ngáy liên tục trong 5 ngày liên tiếp.
Nhóm thuốc kháng Histamin:
Tình trạng mẩn ngứa xuất hiện khi cơ thể sản sinh quá mức histamin – một chất trung gian gây viêm. Thuốc kháng histamin có tác dụng giảm ngứa ngáy, khó chịu khi bị mẩn ngứa ở trẻ. Một số thuốc kháng histamin dạng bôi da gồm có:
- Thuốc kháng Histamin thế hệ 1: promethazin hydroclorid (dimedrol, phenergan), chlorpheniramin maleat, brompheniramin maleat, hydroxyzin hydroclorid…
- Thuốc kháng Histamin thế hệ 2: fexofenadin, acrivastin..
Trong quá trình điều trị bằng sản phẩm thuộc phân nhóm trên, chúng có thể gây một số tác dụng phụ lên trẻ như khô miệng, khô mắt bí tiểu tiện. Các triệu chứng này thường có xu hướng biến mất khi ngưng dùng thuốc.
Nhóm thuốc steroid (hydrocortison, prednisolon, betamethason):
Thuốc có tác dụng chống viêm, ngứa, phù nề hiệu quả. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp được khuyến khích cho đối tượng trẻ sơ sinh bởi các tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe tiềm ẩn như: loãng xương, béo phì, giảm sức đề kháng…
Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng, cần dùng các loại corticoid nhẹ, nồng độ thấp, trong thời gian ngắn và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bố mẹ không tự ý mua thuốc cho trẻ vì có thể nhầm sang các sản phẩm corticoid hoạt lực cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
Lưu ý: Các loại thuốc bôi trị mẩn ngứa chỉ có tác dụng chính là giảm sưng, ngứa nhưng không có khả năng cải thiện triệt để tình trạng nổi mẩn.
Kháng sinh chỉ dùng cho trường hợp bội nhiễm
Trẻ không tự chủ, thường dùng tay gãi để kiếm soát cơ ngứa gây bong tróc da, làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Đối với trường hợp này, cần kết hợp kháng sinh đặc trị.
Thuốc kháng sinh nên được dùng thử trên một vùng diện tích nhỏ trên da và theo dõi phản ứng với thuốc. Nếu như không có biểu hiện bất thường, bố mẹ có thể bôi kháng sinh lên diện rộng. Kháng sinh nên dùng đúng lộ trình vạch ra, kể cả khi triệu chứng được cải thiện. Điều trị ngắt quảng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn bùng phát và gây tái nhiễm.
Trong trường hợp tình trạng mẩn ngứa trên da tái diễn nhiều lần, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị dứt điểm.
Tránh bôi chất kích ứng mạnh lên da
Da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới hai tuổi có hàng rào biểu mô chưa trưởng thành, lớp sừng mỏng, lại mọng nước, dễ xảy ra phản ứng nitrat hóa. Niêm mạc trẻ còn nhạy cảm hơn nữa. Do đó, bố mẹ tránh bôi các thuốc gây kích ứng mạnh lên da như acid boric, salicylic (thuốc có tác dụng làm bong tróc lớp vảy đóng tên da).
Không bôi lên da trẻ sản phẩm chứa tinh dầu. Khi bôi dầu long não lên da, camphor có trong tinh dầu có thể thấm vào da, tác động lên thần kinh trun ương, gây hiện tượng co giật. Hoặc, không bôi cao xoa tay lên niêm mạc mũi hoặc da của trẻ sơ sinh, chất menthol có trong đó có thể gây liệt hô hấp.
Ngoài ra, không dùng thuốc xoa bóp (rượu chứa tinh dầu, rượu xoa bóp chứa metylsalicylat). Không xoa bóp mạnh khi bôi các loại thuốc dùng ngoài da bởi điều này có thể gây giãn mạch, tăng độ khả năng hấp thu vfa mức độ thẩm thấu của thuốc qua da.
Luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng
Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị mà không thông qua sự phê duyệt của người có có chuyên môn, kể cả là các loại thuốc không kê đơn.
Vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi thuốc
Trước khi bôi thuốc hoặc bất kỳ sản phẩm dưỡng ẩm cho da của bé, bố mẹ cần vệ sinh da sạch sẽ và lau sạch bằng khăn khô.
Dùng thuốc đúng chỉ định
Dùng thuốc đúng chỉ định, liều lượng quy định. Không tự ý tăng hay giảm liều vì điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng thuốc quá thời gian quy định, đặc biệt là với các loại thuốc corticoid, kháng sinh để tránh mắc phải tác dụng phụ tiềm ẩn.
Không cho trẻ dùng thuốc theo toa dành cho người khác
Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng mẩn ngứa ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Ứng với mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có biện pháp khắc phục tương ứng. Do đó, tuyệt đối không dùng thuốc theo kinh nghiệm của người khác.
Trên đây là một số lưu ý khi dùng thuốc bôi mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh, bố mẹ cần đặc biệt thận trọng. Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Trẻ nổi mẩn ngứa ở tay chân cần nhận biết sớm để điều trị
- Những lưu ý khi chữa mề đay cho trẻ sơ sinh
Đánh giá bài viết
5/5 - (2 bình chọn)Cập nhật lúc: 3:49 PM , 07/06/2024
Chia sẻTin liên quan
Da nổi mẩn ngứa theo giờ là bị gì? Có nguy hiểm không?
Da nổi mẩn ngứa theo giờ có thể là biểu hiện của nhiều loại bệnh về da khác nhau. Tùy thuộc vào các triệu chứng theo kèm mà các bác...Mẩn ngứa đối xứng là dấu hiệu của bệnh gì?
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước có sao không?
Cách giảm mẩn ngứa sau khi bị sốt xuất huyết
Dị ứng thuốc: Dấu hiệu và cách xử lý, khắc phục
Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành, dị ứng thuốc và tác dụng phụ của thuốc là 2...
Vì sao tóc rụng có hạt trắng ở chân tóc?
Tóc rụng có hạt trắng ở chân tóc là hiện tượng khá phổ biến. Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn...
Bị ghẻ nước kiêng gì cho nhanh khỏi? Điều cần biết
Đối với những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh ghẻ nước, ngoài việc sử dụng thuốc và...
Rụng tóc thường xuyên do cơ thể thiếu chất gì?
Rụng tóc là một trong những vấn đề thường gặp đang khiến không ít người lo lắng. Có rất nhiều...
Những lý do khiến nam giới luôn ngứa ngáy vùng kín
Bất kỳ phái mạnh nào cũng sẽ gặp phải tình trạng ngứa ngáy vùng kín một vài lần trong đời....
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!
Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ươngHủy trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
- 0
- Liên hệ nhanh
- 0 Hỏi đáp
- Chia sẻ
- Chia sẻ Facebook
- Chia sẻ Zalo
Chuyên gia tư vấn
Bạn đang gặp vấn đề gì??? Nam khoa Mề đay Viêm da Bệnh trĩ Dạ dày Tai – Mũi – Họng Xương khớp Mất ngủ Phụ khoa Mỡ máu Đại tràng Gửi câu hỏi Gọi điện HN (024) 7109 6699 HCM (028) 7109 6699 Đặt lịch khámTổng đài tư vấn bệnh học
Kết nối với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc của bạn, để lại số điện thoại để được tư vấn Gọi lại cho tôiHotline tư vấn
Hà Nội (024) 7109 6699 Gọi Hồ Chí Minh 028 7109 6699 GọiTừ khóa » Thuốc Bôi Dị ứng Da Cho Trẻ Sơ Sinh
-
7+ Thuốc Kem Bôi Viêm Da Cơ địa Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn, Dịu Nhẹ
-
4 Cách Chữa Viêm Da Dị ứng ở Trẻ Sơ Sinh Cực Hiệu Quả Tại Nhà
-
Các Dạng Viêm Da Dị ứng ở Trẻ Nhỏ | Vinmec
-
Bé Bị Viêm Da Dị ứng Cần Làm Gì để Cải Thiện? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
7 Cách Chăm Sóc Da Cho Trẻ Sơ Sinh Bị Mẩn Ngứa - Hello Bacsi
-
Biện Pháp điều Trị Bệnh Viêm Da Dị ứng ở Trẻ Sơ Sinh
-
6 Thuốc Bôi Trị Viêm Da Cơ địa Cho Bé An Toàn Hiệu Quả
-
Cách Chữa Viêm Da Cơ địa ở Trẻ Sơ Sinh Cực đơn Giản
-
Bệnh Viêm Da Dị Ứng ở Mặt Của Trẻ Em
-
Thuốc Trị Mẩn Ngứa Cho Bé Có Những Loại Nào? - Kem Bôi Sodermix
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Viêm Da Dị Ứng: Mách Mẹ Cách Giải Quyết - Meviet
-
Mách Mẹ Cách Xử Trí Bệnh Viêm Da Cơ địa ở Trẻ Sơ Sinh | Medlatec
-
Bệnh Viêm Da Dị ứng ở Trẻ Sơ Sinh Và Những điều Cần Biết
-
#7 Thuốc Bôi Ngứa Cho Trẻ Em NHANH - HIỆU QUẢ - Diệp An Nhi