Thuốc Trị Mẩn Ngứa Cho Bé Có Những Loại Nào? - Kem Bôi Sodermix

Mẩn ngứa ở trẻ em luôn là vấn đề đau đầu đối với các bậc phụ huynh, bởi làn da các con rất nhạy cảm, dễ bị tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy thuốc bôi ngoài da trị ngứa cho trẻ em loại nào an toàn và hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp các cha mẹ giải đáp thắc mắc, hãy cùng theo dõi nhé!

Mục lục

  • Mẩn ngứa ở trẻ là gì?
  • Top thuốc bôi ngoài da trị ngứa cho trẻ em thường dùng!
    • Kem bôi điều hòa miễn dịch
    • Thuốc bôi ngoài da trị ngứa cho trẻ em Acid Salicylic
    • Thuốc trị ngứa cho trẻ em Corticoid
    • Kem bôi kháng sinh, kháng nấm
    • Thuốc bôi trị ghẻ
    • Thuốc bôi phối hợp nhiều hoạt chất
  • Kem dưỡng da trị mẩn ngứa cho bé!
  • Thuốc dân gian giúp giảm mẩn ngứa cho bé!
    • Tắm lá chè xanh
    • Tắm lá trầu không
    • Dùng muối
  • Lưu ý khi dùng thuốc bôi ngứa cho trẻ em
  • Sodermix – Kem trị mẩn ngứa cho trẻ em an toàn hiệu quả

Mẩn ngứa ở trẻ là gì?

Mẩn ngứa ở trẻ là gì? 1
Các nốt mẩn đỏ trên da mặt của trẻ.

Mẩn ngứa là một tình trạng da liễu cực kỳ phổ biến đối với trẻ em, nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Biểu hiện điển hình như những nốt mẩn đỏ nhỏ như hạt gạo xuất hiện ở những vùng da như tay, chân, má, cổ,…hoặc trên toàn thân. Những nốt này sau đó sẽ hình thành các mọng nước, rỉ dịch vàng và đóng thành vảy, khiến trẻ bị khó chịu, ngứa ngáy, quấy khóc.

Đây là biểu hiện thường thấy của nhiều bệnh như viêm da cơ địa, dị ứng, rối loạn chuyển hóa, thường xuất hiện khi trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, như dị ứng với khói bụi, thức ăn, thuốc, sữa tắm, bột giặt,…Do môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, thời tiết hanh khô hoặc khi thiếu vitamin B-complex.

Khi các dị nguyên xâm nhập vào trong cơ thể trẻ nhỏ, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt, cụ thể là khi các tế bào mast ở da giải phóng histamin để phản ứng lại các tác nhân bên ngoài. Histamin gây giãn lòng mạch và tăng tính thấm của thành mạch đối với tế bào bạch cầu và một số protein. Kết quả là lưu lượng máu tăng, hoạt động miễn dịch tại nơi có dị nguyên ‘xâm nhập” sẽ tăng theo. Khi đó sẽ gây ra các tình trạng mẩn đỏ và ngứa ngáy trên da của bé.

Top thuốc bôi ngoài da trị ngứa cho trẻ em thường dùng!

Các dạng thuốc bôi ngứa cho trẻ em thường là ưu tiên hàng đầu của các bà mẹ do ít tác dụng phụ hơn so với thuốc uống, giúp bé dễ chịu, giảm bớt ngứa. Một số kem bôi ngứa cho bé phổ biến mà phụ huynh có thể cân nhắc sử dụng đến như:

Kem bôi điều hòa miễn dịch

Hiện nay đang sử dụng phổ biến Tacrolimus và Pimecrolimus trong kiểm soát mẩn ngứa trên da do thuốc có tác dụng ức chế calcineurin tại chỗ. Khi thuốc xâm nhập vào tế bào T sẽ khiến cho Cytokines không thể tạo ra để đưa ra ngoài được. Do đó các quá trình dị ứng, viêm và mẩn ngứa sẽ không thể xảy ra.

Kem bôi điều hòa miễn dịch 1
Tacrolimus 0,03% có thể sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Loại kem trị ngứa cho bé này phù hợp nhất vùng da nhạy cảm như các nếp gấp, mặt, hậu môn, áp dụng trên tất cả các vùng da khác hoặc thay thế Corticoid trong điều trị viêm da cơ địa, mẩn ngứa. Không cần lo lắng quá nhiều về tác dụng phụ do thuốc khá an toàn, tuy nhiên khi sử dụng cho trẻ em vẫn có thể bị châm chích hoặc nóng rát.

Hiện nay thuốc bôi ngứa cho trẻ sơ sinh Tacrolimus 0,03% và Pimecrolimus 1% có thể sử dụng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên và dùng được lâu dài.

Thuốc bôi ngoài da trị ngứa cho trẻ em Acid Salicylic

Thuốc bôi ngoài da trị ngứa cho trẻ em Acid Salicylic 1
Acid salicylic giúp làm bong tróc lớp sừng và sát khuẩn nhẹ đối với viêm da cơ địa.

Có nhiều dạng bào chế khác nhau của Acid Salicylic trong điều trị mẩn ngứa do viêm da cơ địa ở trẻ em như dạng thuốc mỡ, gel bôi, thuốc dán. Ưu điểm của thuốc này là khả năng làm bong tróc lớp sừng trên da và sát khuẩn nhẹ. Thường được chỉ định trong trường hợp viêm da cơ địa nặng.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng các mẹ cần thận trọng tránh bôi thuốc vào mắt, hậu môn, những vùng da nhạy cảm khác. Nếu bé có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng cũng không nên sử dụng.

Thuốc trị ngứa cho trẻ em Corticoid

Thường được chỉ định cho bệnh nhân trong trường hợp không thể đáp ứng được các điều trị cơ bản khác. Một số thuốc có thể sử dụng đối với trẻ em như: Hydrocortisone 1%, Clobetasone butyrate 0,05%, Thuốc giúp giảm nhanh các cơn ngứa ngáy, giảm viêm trong các bệnh da liễu như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc,…

Thuốc trị ngứa cho trẻ em Corticoid 1
Korcin phối hợp giữa Corticoid và kháng sinh kìm khuẩn.

Các thuốc Corticoid tuy giúp giảm nhanh triệu chứng, tuy nhiên tác dụng phụ của thuốc lại rất nhiều, nhất là đối với trẻ em, tác dụng phụ tại chỗ do bôi bao gồm đỏ da, mỏng da, rậm lông, giãn mạch….Dùng trong thời gian dài có thể có nguy cơ gây suy tuyến thượng thận, hội chứng Cushing. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em có nguy cơ mắc tác dụng phụ nhiều hơn người lớn đối với nhóm thuốc này. Nhóm thuốc Corticoid chỉ dùng trong thời gian ngắn từ 5-7 ngày!

Ngoài ra, mẹ cũng có thể kết hợp thuốc bôi dị ứng mẩn ngứa cho trẻ em Corticoid với kháng sinh trong một số chế phẩm để vừa kháng khuẩn, kháng viêm, và chống dị ứng.

Kem bôi kháng sinh, kháng nấm

Kem bôi kháng sinh, kháng nấm 1
Mupirocin là kháng sinh có tác dụng đối với nhiễm trùng ngoài da, mụn nhọt, chốc lở.

Được dùng khi nguyên nhân của mẩn ngứa là do nấm, có nhiễm trùng. Một số thuốc bôi ngoài da trị ngứa cho trẻ em thuộc nhóm kháng sinh này thường được chỉ định như Ketoconazol, Mupirocin 2%, Acid fusidic,…Tuy nhiên trước khi dùng nên có sự thăm khám, tư vấn của bác sĩ chuyên môn để đảm bảo thuốc điều trị đúng bệnh và hạn chế các tác dụng phụ hay đề kháng thuốc không mong muốn.

Đặc biệt, trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh chỉ nên bôi ở diện dích nhỏ trên da của bé trước, nếu thấy trẻ không có phản ứng gì khác lạ mới dùng ở diện tích da rộng hơn. Ngoài ra, khi dùng thuốc kháng sinh, kháng nấm cần tuân thủ đúng liệu trình của bác sĩ kể cả khi tình trạng mẩn ngứa đã thuyên giảm để tránh trường hợp nhờn thuốc, kháng thuốc. Nếu điều trị ngắt quãng có thể khiến đợt mẩn ngứa mới bùng phát mạnh hơn!

Thuốc bôi trị ghẻ

Ghẻ có thể là nguyên nhân gây tình trạng mẩn ngứa ở trẻ em, chính vì thế việc sử dụng thuốc trị mẩn ngứa cho bé là cần thiết. Hiện nay D.E.P (diethylphtalat) là thuốc trị ghẻ được sử dụng phổ biến nhất, mỗi ngày chỉ cần bôi một lần duy nhất sau khi tắm.

Thuốc bôi trị ghẻ 1
Ghẻ ở trẻ em với các nốt mụn nước, mẩn đỏ, ngứa vào ban đêm.

Đối với trẻ em, khi điều trị ghẻ cần điều trị ở cả những người xung quanh có tiếp xúc với trẻ như trong gia đình, trường học, nhà trẻ,…Cần chú ý bôi vào những vùng kẽ như kẽ ngón tay, ngón chân, nách, bẹn, vùng da sau tai. Tránh thuốc bôi dính vào mắt, tránh để nước dây vào vùng da đang bôi thuốc ít nhất 12 tiếng.

Lưu ý: Thuốc bôi trị ghẻ chỉ sử dụng cho trường hợp mẩn ngứa ở trẻ được chẩn đoán do bị ghẻ!

Thuốc bôi phối hợp nhiều hoạt chất

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm kem bôi trị ngứa cho bé được bào chế từ nhiều hoạt chất khác nhau với ưu điểm của dạng thuốc này là nâng cao hiệu quả điều trị. Một số sự kết hợp với nhau như: thuốc chống viêm với kháng sinh, kháng viêm với kháng nấm,…

Tuy nhiên, đối với trẻ em khi sử dụng những thuốc này trong điều trị mẩn ngứa cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên ngành để đảm bảo an toàn.

Kem dưỡng da trị mẩn ngứa cho bé!

Ngoài thuốc bôi ngoài da trị ngứa cho trẻ em thì các loại kem dưỡng ẩm cũng được chứng minh là có tác dụng giảm ngứa ở trẻ nhỏ do khả năng cấp ẩm cho da, giúp hàng rào bảo vệ của da được phục hồi, hạn chế nhu cầu sử dụng các loại thuốc đặc trị nên rất được các bác sĩ tin dùng.

Trong khi đó, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm dưỡng ẩm chứa thành phần có nguồn gốc thiên nhiên, hạn chế được các tác dụng phụ trên da. Để dưỡng ẩm da một cách hiệu quả nhất, phụ huynh có thể sử dụng kem dưỡng ẩm từ 2- 3 lần sau khi tắm và trước khi bôi thuốc điều trị khoảng 30 phút.

Kem dưỡng da trị mẩn ngứa cho bé! 1
Kem dưỡng ẩm da giúp hỗ trợ điều trị mẩn ngứa ở trẻ.

Một số sản phẩm giữ ẩm thường được chỉ định để hỗ trợ điều trị mẩn ngứa cho trẻ như:

  • Dạng sáp hoặc kem: Eucerin ato control cream, Saforelle Bebe cream, Atopiclair lotion/cream, A-DermaExomega DEFI Emollient,…Các kem dưỡng ẩm này thường thoa sau khi tắm trong vòng 2 – 3 phút, mỗi ngày từ 2 – 4 lần.
  • Dạng sữa tắm: Cetaphil, Eucerin pH5, Saforelle Bebe Gel Lavante,…Lấy một lượng nhỏ sữa tắm, thoa lên bông tắm hoặc tay, hòa với nước cho đến khi tạo bọt, massage đều trên cơ thể.

Thuốc dân gian giúp giảm mẩn ngứa cho bé!

Không chỉ có kem dưỡng, kem bôi trị ngứa cho bé mới là phương pháp trong điều trị mẩn ngứa mà trong dân gian cũng có rất nhiều bài thuốc trị ngứa cho bé với nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên cực lành tính cho da. Những thảo dược này đã được ghi chép trong y học cổ truyền và y học hiện đại nay cũng đã có nhiều nghiên cứu nhận thấy trong chúng chứa nhiều chất giúp giảm nhanh triệu chứng mẩn ngứa.

Những cách trong dân gian giúp trẻ giảm mẩn ngứa thường được sử dụng là:

Tắm lá chè xanh

Đây là loại thảo dược thường được sử dụng bằng cách nấu nước uống hàng ngày để giải độc, thanh nhiệt, chống oxy hóa. Với những tác dụng như tiêu viêm, giảm ngứa nên lá chè thường được dùng để chữa nổi mề đay, nổi mẩn, nhất là các bệnh da liễu ở trẻ em.

Các thành phần có trong lá chè như EGCG, quercetin, catechin,…Giúp viêm nhiễm được giảm bớt, phục hồi và tăng cường hàng rào bảo vệ da, hạn chế được các độc tố gây hại xâm nhập vào bên trong cơ thể.

Tắm lá chè xanh 1
Dùng lá chè để tắm cho trẻ là một trong những biện pháp lành tính giúp giảm bớt khó chịu do ngứa ngáy.

Hướng dẫn sử dụng lá chè xanh để tắm khi trẻ bị mẩn ngứa:

  • Dùng khoảng 2 – 3 lá chè, rửa thật sạch và để cho ráo nước.
  • Đun sôi nước vừa đủ, vò nát lá chè rồi bỏ vào nước, tiếp tục đun trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp.
  • Để yên cho nước nguội bớt, đổ nước lá ra thau và vớt bỏ bã, có thể hòa thêm một ít nước nếu thấy vẫn còn nóng.
  • Dùng nước này tắm hàng ngày, tình trạng mẩn ngứa, phát ban sẽ giảm dần sau 3 – 5 ngày.

Tắm lá trầu không

Trong y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, tính nóng, mùi đặc trưng, có tác dụng giảm ngứa, giảm phát ban do mề đay và dị ứng thời tiết. Y học hiện đại đã chứng minh rằng, lá trầu không có khả năng kháng khuẩn, chống nấm và diệt được một số virus gây bệnh. Chính vì những tác dụng đối với các bệnh về da liễu nên lá trầu không thường được các bác sĩ khuyên dùng để hỗ trợ giảm mẩn ngứa cho trẻ.

Tắm lá trầu không 1
Lá trầu không hỗ trợ giảm mẩn ngứa ở trẻ em mà ít gây tác dụng phụ.

Hướng dẫn sử dụng lá trầu không để giảm ngứa ở trẻ:

  • Lấy một nắm lá trầu không, rửa sạch, để cho ráo nước.
  • Cắt nhỏ hoặc vò nát, đun sôi nước vừa đủ rồi cho lá trầu không vào, đậy nắp kín trong 10 – 15 phút sau đó tắt bếp.
  • Đợi cho nước nguội bớt rồi đổ ra thau, vớt hết cặn lá. Dùng nước này tắm hàng ngày cho đến khi khỏi hẳn.

Dùng muối

Nếu như phụ huynh không có các thảo dược nói trên, mẩn ngứa xuất hiện đột ngột và lan nhanh, làm cho trẻ quấy khóc, bạn có thể giảm nhẹ các triệu chứng bằng mẹo nhỏ từ muối dưới đây. Đặc biệt tác dụng của việc chữa bằng muối sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu được kết hợp dùng cùng với thuốc bôi ngoài da trị ngứa cho trẻ em.

Ưu điểm của phương pháp này là có thể áp dụng cho hầu hết các bé dù là trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm.

Dùng muối 1
Dùng muối tắm là biện pháp an toàn giúp bé giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Cách dùng muối để giảm mẩn ngứa ở trẻ:

  • Lau người bằng nước muối: hòa tan khoảng 1 – 2 muỗng muối với một ít nước ấm, dùng khăn sạch để thấm nước muối đã pha, lau thật kỹ những vùng da bị mẩn ngứa.
  • Pha muối với một số thảo dược: có thể sử dụng kết hợp các thảo dược kể trên như lá trầu không, lá chè xanh,…Khi nấu nước thảo dược, có thể hòa thêm một ít muối.

Lưu ý khi dùng thuốc bôi ngứa cho trẻ em

Lưu ý khi dùng thuốc bôi ngứa cho trẻ em 1
Cần quan sát biểu hiện của trẻ trong quá trình sử dụng thuốc.

Đặc trưng của trẻ, nhất là trẻ nhỏ là làn da mỏng, nhạy cảm, sức đề kháng của các em vẫn còn yếu nên khi sử dụng thuốc điều trị mẩn ngứa cần đặc biệt cẩn trọng để tránh những tác dụng phụ tại chỗ hay lâu dài không mong muốn, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Một số lưu ý mà các phụ huynh cần chú ý đến như:

  • Vệ sinh và lau bằng khăn khô thật sạch sẽ trước khi bôi thuốc.
  • Luôn luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc, kể cả những loại thuốc không kê đơn.
  • Hiểu rõ cách dùng, một số loại thuốc bôi không được bôi trực tiếp lên vết thương hở hay không bôi thuốc lan sang các vùng da lành lặn xung quanh.
  • Tuyệt đối không tự ý dùng đơn thuốc của người khác để dùng cho trẻ.
  • Tránh bôi các thuốc có độ kích ứng mạnh trên da bé, trong trường hợp bắt buộc phải dùng, phải tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc, liều lượng.
  • Khi trẻ có các dấu hiệu như quấy khóc, mẩn ngứa không giảm hay càng nặng hơn khi dùng thuốc, cần ngưng ngay thuốc đó và liên hệ bác sĩ điều trị.
  • Dùng đúng thuốc, đúng chỉ định, đúng liều lượng theo yêu cầu, không tự ý tăng hay giảm liều.

Sodermix – Kem trị mẩn ngứa cho trẻ em an toàn hiệu quả

Sodermix là sản phẩm chuyên dành cho tình trạng da liễu như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, chàm và các loại sẹo. Được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp, phân phối rộng rãi trên 104 quốc gia khác nhau.

Ngoài thành phần giúp giảm nhanh triệu chứng, Sodermix còn chứa các dưỡng chất có trong dầu trái bơ, dầu khoáng, giúp dưỡng ẩm, giảm bong tróc da.

Sodermix - Kem trị mẩn ngứa cho trẻ em an toàn hiệu quả 1
Sodermix an toàn với trẻ em.

Kem bôi da Sodermix có thể sử dụng dành cho trẻ em, bởi thành phần an toàn. Các dược chất có trong Sodermix hoàn toàn từ thiên nhiên, chiết xuất từ cà chua xanh châu Âu, dầu khoáng, dầu trái bơ,…Không chứa chất gây kích ứng hay Corticoid gây hại cho trẻ.

Lời kết

Trên thị trường hiện nay tuy có rất nhiều sản phẩm thuốc bôi ngoài da trị ngứa cho trẻ em giúp giảm nhanh tình trạng mẩn ngứa. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần phải thận trọng, tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng không mong muốn cho bé. Hy vọng bài viết mang lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn, mọi thông tin trên chỉ mang tính tham khảo, quyết định điều trị của bác sĩ mới là chỉ định cuối cùng cho trẻ.

xem thêm:

  • Bị viêm da cơ địa quanh miệng phải làm sao?
  • Viêm môi dị ứng – làm gì để nhanh khỏi?
  • 7 loại lá tắm trị mẩn ngứa hiệu quả – bạn đã thử chưa?
  • Lưng nổi mẩn đỏ ngứa vì sao và chữa thế nào hiệu quả?
  • Bị ngứa gãi nổi cục khắp người là bệnh gì? Cách chữa trị như thế nào?
Chia sẻ11

Từ khóa » Thuốc Bôi Dị ứng Da Cho Trẻ Sơ Sinh