Dùng Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Dưới 12 Tuổi Sau Tiêm Vaccine COIVD-19
Có thể bạn quan tâm
1. Chăm sóc trẻ sau tiêm như thế nào?
Sau tiêm vaccine phòng COVID-19, một số trẻ có thể có biểu hiện đau tại chỗ tiêm và sốt . Đây là phản ứng bình thường chứng tỏ đáp ứng miễn dịch của trẻ với vaccine. Phụ huynh không nên quá lo lắng. Phần lớn các triệu chứng này sẽ giảm và tự khỏi sau một thời gian theo dõi.
Đối với trường hợp trẻ sốt nhẹ, theo dõi nhiệt độ của trẻ và dùng biện pháp hạ nhiệt không cần thuốc. Chỉ dùng thuốc paracetamol khi nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ C với liều 10-15 mg/kg/lần. Mỗi lần uống cách nhau 4-6 giờ.
Ngoài ra, có thể cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước điện giải oresol pha theo thể tích quy định. Có thể dùng thêm các vitamin 3B, C, kẽm… dạng bào chế thích hợp với trẻ tùy độ tuổi.
Đặc biệt, cần cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nhiều bữa, ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Vệ sinh thân thể, răng, miệng, mũi họng cho trẻ sạch sẽ. Cần cho trẻ mặc đồ thoáng mát, ở phòng thoáng khí. Hướng dẫn trẻ nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng, hít thở sâu, đều. Không nên bắt trẻ đeo khẩu trang liên tục ngay cả trong nhà để tránh nguy cơ khó thở.
Không dùng thuốc hạ sốt của người lớn cho trẻ nhỏ.
Có khá nhiều dạng bào chế chứa paracetamol để chọn lựa phù hợp với trẻ em như sau:
- Thuốc dùng đường uống: Đối với trẻ lớn có thể dùng dạng viên uống. Nhưng đối với trẻ nhỏ hơn (khó nuốt) có thể chọn dùng dạng thuốc bột hoặc cốm pha dung dịch, hỗn dịch. Dùng muỗng, thìa (dụng cụ đong) đi kèm sản phẩm để đong thuốc để đảm bảo dùng đúng liều khuyến cáo.
- Thuốc đặt hậu môn: Đối với những trẻ không uống được hoặc uống vao bị nôn có thể dùng dạng viên đặt hậu môn. Phụ huynh cần rửa tay sạch sẽ trước và sau khi dùng thuốc cho trẻ. Nên cho trẻ đi vệ sinh trước khi đặt thuốc.
Đặt trẻ nằm nghiêng một bên gập gối vào bụng, nhẹ nhàng đưa viên thuốc vào hậu môn trẻ, lưu ý đưa đầu nhỏ của viên thuốc vào trước. Sau đó khép và giữ 2 nếp mông trẻ trong khoảng 2-3 phút, giữ trẻ nằm yên trong vòng 10 phút để tránh viên thuốc không rơi ra ngoài.
Nếu viên thuốc bị mềm, có thể để viên thuốc trong ngăn mát tủ lạnh để viên thuốc rắn lại, dễ đút vào hậu môn của bé hơn.
Chườm ấm giúp trẻ hạ sốt.
2. Lưu ý khi sử dụng thuốc
- Phụ huynh tuyệt đối không được dùng các loại thuốc khác như kháng sinh, kháng viêm… cho trẻ.
- Đối với thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol hiện có nhiều dạng bào chế, cần lựa chọn dạng thuốc phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Không dùng quá liều chỉ định và tuyệt đối không dùng đồng thời paracetamol với các loại thuốc hạ sốt khác như ibuprofen, aspirin...
- Riêng acetaminophen là một tên khác của paracetamol nên chú ý chỉ dùng một trong hai loại và xem kỹ về liều lượng phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Không được dùng thuốc người lớn pha cho trẻ uống.
- Để phát hiện sớm, xử trí đúng phản vệ sau tiêm ngừa, đặc biệt ở trẻ có cơ địa dị ứng, cần phải ở lại điểm tiêm chủng đến mức lâu nhất có thể. Trong 72 giờ sau tiêm ngừa, lúc nào cũng phải có ít nhất một người thân ở bên cạnh để theo dõi giám sát.
- Sau khi tiêm chủng, thường mất vài tuần để cơ thể xây dựng khả năng miễn dịch chống lại SARS-CoV-2. Vì vậy, trẻ vẫn có thể bị nhiễm SARS-CoV-2 ngay trước hoặc sau khi tiêm chủng. Điều này là do vaccine vẫn chưa có đủ thời gian để bảo vệ. Cần thực hiện nghiêm túc các quy định 5K để hạn chế nguy cơ này.
Từ khóa » Cách Xử Lý Trẻ Bị Sốt Sau Khi Tiêm Phòng
-
Chăm Sóc Trẻ Sau Khi Tiêm Phòng | Vinmec
-
Trẻ Bị Sốt Sau Khi Tiêm Phòng Vắc-xin 5 Trong 1: Khi Nào Là Bất Thường?
-
Cách Giảm đau, Hạ Sốt Nhanh Cho Bé Sau Khi Tiêm Phòng - VNVC
-
Xử Trí Trẻ Bị Sốt Sau Tiêm Chủng Vắc Xin | Sở Y Tế
-
Làm Sao để Hạ Sốt Cho Trẻ Sau Khi Tiêm Phòng? - Hapacol
-
Bé Chích Ngừa Bị Sốt Phải Làm Sao? Trường Hợp Nào Cần đến Bệnh ...
-
Sốt Sau Tiêm Chủng Và Cách Xử Trí
-
Cách Hạ Sốt đơn Giản Tại Nhà Cho Trẻ Sau Tiêm Vắc-xin
-
Chăm Sóc Trẻ Sau Tiêm Chủng - Bố Mẹ Nên Làm Gì?
-
Tránh Sai Lầm Khi Chăm Sóc Trẻ Sau Tiêm Chủng
-
SỐT SAU TIÊM PHÒNG - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Trẻ Sau Tiên Vắc Xin
-
Trẻ Bị Sốt Sau Khi Tiêm Phòng Và Những điều Bạn Cần Biết
-
Hạ Sốt Cho Trẻ Thế Nào Sau Tiêm Vaccine? - Bộ Y Tế