Sốt Sau Tiêm Chủng Và Cách Xử Trí
Có thể bạn quan tâm
Không nên quá lo lắng!
Sau khi tiêm vắc-xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc-xin giống như cách mà khi virus thực sự xâm nhập vào cơ thể gây ra. Hệ thống miễn dịch sẽ công nhận virus trong vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh trong vắc-xin, giống như đối với mầm bệnh thực sự.
Từ đó hệ thống miễn dịch sẽ ghi nhớ virus và tìm cách tiêu diệt nó. Theo cách đó, nếu cơ thể từng tiếp xúc với mầm bệnh gây bệnh trong tương lai, hệ thống miễn dịch sẽ có thể nhanh chóng tiêu diệt nó trước khi nó có cơ hội khiến cơ thể bị bệnh.
Triệu chứng sau tiêm chủng
Những triệu chứng cho thấy cơ thể đang tạo ra các kháng thể mới (Thông thường, những phản ứng này sẽ tự biến mất trong vòng vài ngày) như:
– Đau hoặc đỏ tại chỗ tiêm
– Sưng nhẹ ở chỗ tiêm
– Sốt nhẹ <38.5 độ C
– Khó ngủ, ăn kém
Vì thế, sau khi đưa bé đi tiêm về bố mẹ không nên quá lo lắng vì việc con sốt mà quan trọng là cần theo dõi và kiểm soát tình trạng sốt của bé để tránh những biến chứng do sốt cao (nếu có).
Cách xử trí khi bị sốt sau tiêm.
Nếu bé sốt nhẹ (dưới 38 độ):
- Chưa cần cho uống thuốc hạ sốt mà tiếp tục theo dõi nhiệt độ và toàn trạng của bé. Dùng khăn ấm chườm hoặc lau người cho bé, đặc biệt ở một số vùng như bàn tay, bàn chân, nách bẹn, nơi có mạch máu lớn đi qua để nhanh hạ nhiệt.
- Mặc quần áo thông thoáng, thấm hút mồ hôi, không mặc quá nhiều lớp khiến bé khó chịu.
- Giữ nhà cửa thoáng mát tạo không gian thoải mái cho bé.
Khi trẻ sốt trên 38.5 độ thì phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt (Thông thường là Paracetamol 10-15 mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4-5 giờ, tổng liều không quá 100mg/kg cân nặng/24 giờ) và kiểm tra chỗ tiêm xem có bị sưng, đỏ, bầm tím bất thường hay không.
Nếu trẻ sốt 38.5 độ, kéo dài, không hạ sau khi uống thuốc hạ sốt hoặc vết tiêm bị sưng đau bất thường thì nên báo ngay cho cơ sở tiêm chủng và đưa trẻ đi cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất nếu có các dấu hiệu sau:
– Sốt trên 39 độ;
– Không đáp ứng với thuốc hạ sốt (uống thuốc 1 giờ không hạ);
– Co giật hay mệt lả, gọi, hỏi không phản ứng;
– Tím tái, khó thở
– Quấy khóc, khóc thét kéo dài trên 3 giờ;
– Bú kém, phát ban cùng các phản ứng thông thường kéo dài hơn 1 ngày;
– Áp xe, sưng đau nhiều tại vị trí tiêm.
Từ khóa » Cách Xử Lý Trẻ Bị Sốt Sau Khi Tiêm Phòng
-
Chăm Sóc Trẻ Sau Khi Tiêm Phòng | Vinmec
-
Trẻ Bị Sốt Sau Khi Tiêm Phòng Vắc-xin 5 Trong 1: Khi Nào Là Bất Thường?
-
Cách Giảm đau, Hạ Sốt Nhanh Cho Bé Sau Khi Tiêm Phòng - VNVC
-
Xử Trí Trẻ Bị Sốt Sau Tiêm Chủng Vắc Xin | Sở Y Tế
-
Làm Sao để Hạ Sốt Cho Trẻ Sau Khi Tiêm Phòng? - Hapacol
-
Bé Chích Ngừa Bị Sốt Phải Làm Sao? Trường Hợp Nào Cần đến Bệnh ...
-
Cách Hạ Sốt đơn Giản Tại Nhà Cho Trẻ Sau Tiêm Vắc-xin
-
Chăm Sóc Trẻ Sau Tiêm Chủng - Bố Mẹ Nên Làm Gì?
-
Tránh Sai Lầm Khi Chăm Sóc Trẻ Sau Tiêm Chủng
-
SỐT SAU TIÊM PHÒNG - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Trẻ Sau Tiên Vắc Xin
-
Trẻ Bị Sốt Sau Khi Tiêm Phòng Và Những điều Bạn Cần Biết
-
Hạ Sốt Cho Trẻ Thế Nào Sau Tiêm Vaccine? - Bộ Y Tế
-
Dùng Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Dưới 12 Tuổi Sau Tiêm Vaccine COIVD-19