Đường Dành Cho Người Tiểu đường: Loại Nào Tốt?
Có thể bạn quan tâm
Đường là loại gia vị sử dụng rất phổ biến và thông dụng hiện nay. Nhưng đối với người tiểu đường, thực đơn ăn uống cần hạn chế tối đa lượng đường và tinh bột xấu để kiểm soát tốt đường huyết. Bạn đang phân vân không biết nên sử dụng đường như thế nào cho phù hợp. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn các loại đường dành cho bệnh nhân tiểu đường. Cùng tham khảo nhé!
➤ Tìm hiểu trước: Bệnh tiểu đường là gì?
Mục lục
- Tại sao người tiểu đường phải dùng loại đường riêng?
- Tiêu chí lựa chọn đường cho người tiểu đường
- Các loại đường dành cho người tiểu đường hiện nay!
- Đường Saccharin – Đường cho người tiểu đường đầu tiên trên thế giới
- Đường Sucralose – Đường cho người tiểu đường tốt nhất hiện nay
- Đường Stevia – Loại đường mới có nguồn gốc từ thiên nhiên
- Đường Aspartame
- Đường Neotame – Đường siêu ngọt
- Đường năng lượng thấp (Sugar alcohols)
- Đường Acesulfame K
- Tiểu đường thai kỳ nên dùng loại đường nào?
- Lưu ý khi sử dụng đường trong chế độ ăn cho người tiểu đường
Tại sao người tiểu đường phải dùng loại đường riêng?
Đường thường sử dụng hằng ngày là đường mía hoặc đường tự nhiên chứa trong các món ăn, hoa quả, thức uống. Loại đường này chứa hàm lượng calo lớn, đòi hỏi insulin hoạt động nặng hơn cho chuyển hóa. Bệnh nhân tiểu đường sử dụng nhiều sẽ gây hại đến sức khỏe, làm chỉ số đường huyết tăng cao.
Đối với bệnh nhân tiểu đường, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kiểm soát đường huyết mà đường lại là gia vị hàng ngày thường xuyên được sử dụng. Trước thực trạng trên, một số loại đường đặc biệt dành riêng cho người bệnh đái tháo đường đã được nghiên cứu ra.
Thay vì sử dụng các loại đường thông thường, người mắc tiểu đường sẽ sử dụng các loại đường riêng, đường chuyên dụng cho người mắc bệnh.
Đặc điểm nổi bật của loại đường này là vị ngọt hơn rất nhiều lần so với các loại đường thông thường nhưng lại sinh ra rất ít năng lượng, ít ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Đây được xem là giải pháp phù hợp cho người tiểu đường.
➤ Xem thêm: Nguyên tắc dinh dưỡng cho người tiểu đường!
Tiêu chí lựa chọn đường cho người tiểu đường
Khi lựa chọn loại đường riêng biệt dành cho bệnh nhân tiểu đường, bận cần nắm được các tiêu chí sau:
Được sản xuất từ nguồn nguyên liệu đầu vào chuẩn: Nguồn nguyên liệu đầu vào sạch và chuẩn hóa sẽ quyết định đến chất lượng đầu ra của sản phẩm. Do đó, bạn cần quan tâm đến đất đai trồng trọt, môi trường, khí hậu, nguồn nước, cách chăm sóc, cách sơ chế, bảo quản, qui trình vận chuyển đến dây chuyển sản xuất.
Có nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu rõ ràng: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại đường trà trộn vào và gắn mác đường dành cho bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, người tiêu dùng cần hết sức tỉnh táo, hãy lựa chọn các loại đường có nguồn gốc, xuất xứ, thương hiệu rõ ràng, tên công ty được minh bạch cùng giấy phép kiểm nghiệm.
Được kiểm định chất lượng quốc tế: Ưu tiên lựa chọn sản phẩm được kiểm định bởi ISO, các tổ chức quản lý chất lượng về an toàn thực phẩm và được cấp phép bởi Bộ Y tế để đảm bảo không chứa hoạt chất gây dị ứng hoặc tác dụng phụ với người tiểu đường.
Được sản xuất theo công thức dành cho người tiểu đường: Đường dành cho người tiểu đường cần được nghiên cứu và sản xuất theo công thực riêng để đảm bảo người dùng không bị tăng đường huyết.
Thành phần có chứa vitamin, khoáng chất: Vì chế độ ăn uống của người tiểu đường vốn khắt khe, nên người tiêu dùng hãy lựa chọn các loại đường có cả vitamin và khoáng chất cần thiết.
Được nhiều người tin dùng: Cân nhắc lựa chọn các loại đường được chuyên gia đánh giá cao hoặc được nhiều người tin dùng. Đây chính là căn cứ chính xác nhất cho chất lượng của sản phẩm.
Các loại đường dành cho người tiểu đường hiện nay!
Đường Saccharin – Đường cho người tiểu đường đầu tiên trên thế giới
Đây là loại đường đi đầu trong ngành công nghiệp đường nhân tạo. Đường Saccharin được nghiên cứu và tổng hợp vào năm 1879 tại Mỹ, là một trong những loại đường chứa ít Calo đầu tiên trên thế giới.
Ưu điểm:
Đặc điểm nổi bật của loại đường này là độ ngọt gấp 300 – 500 lần các loại đường tự nhiên khác nhưng lại không sản sinh Calo nên không gây béo phì, tích tụ mỡ thừa.
Theo các nghiên cứu tại Mỹ, đường Saccharin khi vào cơ thể không làm tác động đến hormon Insulin và không ảnh hưởng đến nồng độ glucose trong máu. Vì thế, đường huyết của người bị tiểu đường được giữ ở mức ổn định, không tăng quá cao.
Người bị tiểu đường có thể sử dụng lại đường này mà không lo bị tăng đường huyết hay béo phì.
Nhược điểm:
Nếu lạm dụng với lượng lớn thì bạn có thể bị béo phì. Nguyên nhân là do cơ thể không có đủ năng lượng để hoạt động, gây kích thích não bộ sinh ra cảm giác thèm ăn, ăn nhiều và tăng cân.
Ăn nhiều và béo phì là những yếu tố gây hại đến sức khỏe và quá trình điều trị cho người tiểu đường.
Ứng dụng:
Đường Saccharin được sử dụng nhiều trong các loại thực phẩm và đồ uống hằng ngày như trái cây đóng hộp, nước ngọt, bánh nướng hoặc dạng viên nén đường.
Đường Sucralose – Đường cho người tiểu đường tốt nhất hiện nay
Sucralose được tạo ra từ đường đã qua một quá trình hóa học có nhiều giai đoạn khác nhau. Sau các quá trình trên, 3 nhóm hydro-oxy được thay thế bằng các nguyên tử clo.
Loại đường này được đánh giá là loại đường tốt nhất dành cho người tiểu đường hiện nay.Ưu điểm:
Đường Sucralose có độ ngọt gấp khoảng 600 lần so với các loại đường thông thường. Tuy nhiên, đường này không mang đến giá trị dinh dưỡng cho cơ thể con người.
Cơ thể chỉ hấp thu một lượng Sucralose rất nhỏ. Lượng đường trong máu được giữ ổn định, không bị tác động làm tăng đột ngột.
Ở nhiệt độ cao, đường vẫn giữ nguyên được độ ngọt vốn có và vẫn giữ được mùi hương như ban đầu.
Đây là loại đường được sử dụng khá phổ biến cho bệnh nhân tiểu đường hiện nay.
Nhược điểm:
Có thể gây ảnh hưởng đến các vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
Mặc dù nói Sucralose không ảnh hưởng đến hàm lượng đường trong máu và không làm tăng cân, tuy nhiên, bạn không nên sử dụng với một lượng lớn vì những nghiên cứu về độ an toàn vẫn chưa đầy đủ và vẫn còn một số tranh cãi.
Ứng dụng:
Sucralose được sử dụng nhiều trong nướng bánh bởi nó có khả năng chịu nhiệt cao. Ngoài ra, loại đường này cũng được thêm vào một số thực phẩm để tạo nên vị ngọt cho thực phẩm đó.
Đường Stevia – Loại đường mới có nguồn gốc từ thiên nhiên
Đường Stevia còn khá mới đối với mọi người. Nguyên liệu tổng hợp nên từ cây cỏ ngọt Stevia có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ.
Với vị ngọt tự nhiên đặc trưng của loài cây nên đường Stevia ngọt gấp 200 – 250 lần các loại đường thông thường khác.
Ưu điểm:
Tương tự như các loại đường nhân tạo, đường Stevia không chứa Calo, không tạo ra năng lượng nên không gây béo phì.
Đường Stevia được dùng cho người bị tiểu đường để thay thế cho các loại đường thông thường. Loại đường này không gây ảnh hưởng đến đường huyết, không làm đường huyết tăng cao và đột ngột.
Nguyên liệu từ thiên nhiên nên có độ an toàn cao cho người sử dụng.
Nhược điểm:
Mặc dù đường Stevia có nguồn gốc từ thiên nhiên và có độ ngọt cao có thể sử dụng thay thế cho đường mía, tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng quá nhiều trong một thời gian dài.
Bởi khi đó, cơ thể xuất hiện tình trạng thiếu năng lượng, làm kích thích thần kinh gây tăng cảm giác thèm ăn. Cân nặng có thể tăng lên nhanh chóng, không tốt với người tiểu đường.
Đường Aspartame
Đường Aspartame là chất tạo ngọt nhân tạo, chính thức được sử dụng trong các loại thực phẩm vào năm 1980. Vị ngọt được tạo ra bằng cách kích thích vị giác, cho cảm giác vị ngọt như ăn đường thông thường.
Ưu điểm:
Đường thích hợp sử dụng cho người bị tiểu đường bởi Aspartame được xem là không có giá trị dinh dưỡng với cơ thể nhưng lại có vị ngọt gấp 200 lần đường mía. Sử dụng loại đường này sẽ hấp thụ một lượng nhỏ Calo không đáng kể.
Nhược điểm:
Sau một thời gian sử dụng, đường Aspartame được báo cáo về tác dụng phụ gây ra với cơ thể người dùng. Một số tác dụng phụ được ghi nhận: Đau nửa đầu, ung thư vú, bạch hầu, ung thư hạch,…
Những người cần sử dụng đường nhân tạo trong một thời gian dài cần cân nhắc trước khi muốn sử dụngỨng dụng:
Đây là loại phụ gia tạo ngọt được sử dụng phổ biến trong các loại thực phẩm, đồ ngọt, đồ uống,… và đặc biệt là trong các thực phẩm kiểm soát cân nặng.
Đường Neotame – Đường siêu ngọt
Đường Neotame có điểm đặc biệt là độ ngọt gấp tới 8000 lần so với đường thông thường nên còn được gọi là đường siêu ngọt.
Ưu điểm:
Đường Neotame có tính an toàn cao, không làm tăng đường huyết đột ngột nên được sử dụng nhiều, nhất là cho các bệnh nhân bị tiểu đường.
Loại đường này gần như không tạo Calo nên không gây tăng cân, béo phì.
Không chỉ người bị tiểu đường, các đối tượng như phụ nữ có thai và cho con bú cũng có thể sử dụng.
Đường năng lượng thấp (Sugar alcohols)
Đây là loại đường có nguồn gốc từ chất xơ tự nhiên có trong các loại rau, củ, quả.
Ưu điểm:
Trong đường có chứa rất ít carbohydrate, chứa lượng Calo khá thấp nên tạo ít năng lượng và phù hợp sử dụng cho người tiểu đường.
Nguồn gốc tự nhiên nên an toàn cho người sử dụng.
Nhược điểm:
Là loại đường có nguồn gốc từ trái cây nên sử dụng với lượng lớn có thể ảnh hưởng đến đường huyết. Do đó, người bệnh đái tháo đường chỉ nên sử dụng với lượng vừa phải và nên kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên.
Với người có cơ địa không hợp, đường có thể gây đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy.
Đường Acesulfame K
Loại đường này có độ ngọt gấp khoảng 150 lần so với các loại đường thông thường khác. Acesulfame K với thành phần an toàn và hầu như không gây tác dụng phụ nên được nhiều người lựa chọn sử dụng.
Giống như các loại đường nhân tạo khác, đường Acesulfame K không chứa Calo, không tạo năng lượng nên an toàn cho người bị tiểu đường. Sau khi sử dụng, lượng đường được đào thải hoàn toàn qua đường tiêu hóa.
Người bị tiểu đường phải kiêng sử dụng rất nhiều loại thực phẩm chứa đường. Thức ăn không đường làm mất đi vị ngon, khiến bạn không muốn sử dụng.
Nếu đang mắc tiểu đường nhưng vẫn muốn sử dụng đường cho khẩu phần ăn thì danh sách các loại đường ở trên chính là lựa chọn hữu ích cho vấn đề của bạn.
➤ Tham khảo thêm: Ăn nhiều đường gây ra tiểu đường?
Tiểu đường thai kỳ nên dùng loại đường nào?
Bất kỳ người tiểu đường nào cũng cần phải có một chế độ ăn uống khoa học. Tiểu đường trong thai kỳ lại càng cần phải chú ý hơn bởi bạn cần phải chọn loại thực phẩm an toàn cho đường huyết, không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Một trong các loại đường không được khuyến cáo sử dụng cho tiểu đường thai kỳ là đường Saccharin. Các thành phần trong loại đường này có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và sức khỏe của thai nhi.
Loại đường phù hợp sử dụng cho người tiểu đường thai kỳ là đường Neotame bởi độ an toàn cao, không làm tăng đường huyết.
Ngoài ra, nên ưu tiên các loại đường nhân tạo được tổng hợp từ các loại rau củ quả tự nhiên vì tính an toàn cao hơn.
Lưu ý khi sử dụng đường trong chế độ ăn cho người tiểu đường
Mặc dù lựa chọn đường dành riêng cho người tiểu đường là điều cần thiết, xong bên cạnh đó việc sử bạn cần hết sức lưu về cách sử dụng đường như thế nào là hợp lý để không gây tác dụng phụ.
Cụ thể:
- Không dùng quá liều lượng đường quy định bởi có thể gây rối loạn chuyển hóa, làm nặng hơn tình trạng tiểu đường. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị người bệnh tiểu đường không nên ăn quá 25g đường/ngày.
- Hạn chế tiêu thụ đường nhân tạo bởi chúng có thể khiến bạn tăng cảm giác thèm ăn, từ đó làm tăng cân. Thực phẩm chứa nhiều đường nhân tạo bạn cần tránh bao gồm: nước ngọt, nước tăng lực, bánh kẹo công nghiệp,…
- Ưu tiên các loại đường tự nhiên từ các loại trái cây và thực phẩm chưa qua chế biến như rau (nấm, mầm đậu nành, củ cải, măng tây,..), trái cây (lê, táo, nho,..) sữa (sữa chua, sữa tươi,…)
- Phụ nữ mắc tiểu đường thau kỳ nên tránh đường saccharin bởi chúng có thể gây tổn hại đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Tăng cường bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp cơ thể được bổ sung đẩy đủ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng để chống lại nhiều bệnh tật, trong đó bao gồm cả bệnh tiểu đường.
- Nghỉ ngơi điều độ hợp lý giúp cân bằng hormone, vừa hạn chế nguy cơ bệnh tái phát, vừa giúp cơ thể cùng đầu óc được thư giãn, làm dịu triệu chứng của bệnh tiểu đường.
- Kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh bằng cách tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây ít ngọt, hạn chế tiêu thụ đồ ăn chế biến sẵn, rượu bia, thuốc lá.
- Tập luyện đều đặn sẽ giúp cơ thể tiêu thụ bớt năng lượng sau ăn đồng thời tăng sức bền của cơ thể, giúp bạn điều trị bệnh tốt hơn.
- Ưu tiên sử dụng thêm thực phẩm chức năng bổ trợ cho quá trình điều hòa đường huyết, ngăn ngừa bệnh tình chuyển biến xấu.
Lời kết
Lựa chọn đường phù hợp cho người bị đái tháo đường rất quan trọng. Các loại đường nhân tạo với đặc điểm là độ ngọt cao. không gây tăng đường huyết là lựa chọn thích hợp cho các bệnh nhân. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường cần tìm hiểu kỹ trước khi muốn sử dụng bất cứ loại đường nào. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Tài liệu tham khảo:
The 9 Best Sugar Substitutes for People With Type 2 Diabetes https://www.everydayhealth.com/type-2-diabetes/diet/sugar-substitutes-for-diabetes/
The Best Sugar Substitutes for People with Diabetes https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/diabetes-stevia
Từ khóa » đường Viên Cho Người Tiểu đường
-
Có Nên Sử Dụng Các Loại đường Dành Cho Người Tiểu đường?
-
Top 12+ Loại đường Cho Người Bệnh Tiểu đường được Khuyên Dùng
-
Các Loại đường Dùng Cho Bệnh Nhân Đái Tháo đường | BIMEDIC
-
Đánh Giá 5 Loại Đường Dành Cho Người Tiểu Đường Tốt Nhất ...
-
Các Chất Thay Thế đường Tốt Nhất Cho Người Mắc Bệnh Tiểu đường
-
Đường Dành Cho Người Tiểu đường Loại Nào Tốt, An Toàn?
-
NHỮNG LOẠI ĐƯỜNG PHÙ HỢP CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
-
Đường Dành Cho Người Tiểu đường Bán ở đâu ? - VienYTe
-
[CHÍNH HÃNG ĐỨC] Đường ăn Kiêng Mivolis Substoff Cho Người ...
-
Các Loại Đường Dành Cho Người Tiểu Đường Mà Bạn Nên Biết
-
Các Loại đường Cho Bệnh Nhân Tiểu đường
-
Đường Cho Người Tiểu đường Mivolis - Hộp 1200 Viên
-
Đường Dành Cho Người Tiểu đường Bán ở đâu ?