Đường Huyết Sau ăn 2 Tiếng Bao Nhiêu Là Bình Thường

Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose trong máu, nồng độ này thay đổi liên tục trong ngày. Đường huyết là chỉ số quan trọng trong việc đánh giá bệnh tiểu đường. Vậy đường huyết sau ăn bao nhiêu được cho là bình thường.

MÁY ĐO ĐƯỜNG HUYẾT GIÁ GỐC Click tại đây

Mục lục bài viết
  1. Chỉ số đường huyết là gì?
  2. Chỉ số đường huyết được đo như thế nào ?
  3. Các chỉ số đường huyết trong cơ thể
    • Chỉ số đường huyết an toàn, bình thường
    • Chỉ số đường huyết chuẩn đoán tiền tiểu đường
    • Chỉ số đường huyết của người mắc bệnh tiểu đường
    • Chỉ số đường huyết phụ nữ mang thai
  4. Cách xác định chỉ số đường huyết nhằm chuẩn đó bệnh tiểu đường
    • Kiểm tra chỉ số đường huyết trước khi ăn:
    • Kiểm tra chỉ số đường sau khi ăn 2 giờ:
  5. Cách duy trì chỉ số đường huyết ổn định

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết viết tắt là GI, là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. Theo đó, chỉ số GI của một thực phẩm phân loại: thấp, trung bình hoặc cao.

Thực phẩm có chỉ số GI cao thường có chứa loại đường glucose hấp thu nhanh. Điều đó có nghĩa là sau khi ăn các thực phẩm loại này, thì mức đường trong máu sẽ tăng vọt lên rất nhanh, nhưng cũng giảm nhanh ngay sau đó. Trong khi đó, các thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn vì mức đường huyết được tăng đều lên từ từ đều đặn và cũng giảm xuống một cách chậm rãi, giúp giữ được nguồn năng lượng ổn định, có lợi cho sức khỏe và trí não.

Với bệnh nhân tiểu đường, việc dùng các loại thức ăn chỉ số đường huyết thấp làm cho đường huyết dễ kiểm soát hơn, vì sẽ tăng từ từ sau ăn chứ không tăng vọt một cách đột ngột. Ngoài ra, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp còn cải thiện chuyển hóa lipid, đặc biệt với bệnh nhân tiểu đường type 2.

>>> Xét nghiệm tiểu đường ở Đà Nẵng.

Chỉ số đường huyết được đo như thế nào ?

Chỉ số đường huyết trong cơ thể chúng ta không hề giống nhau ở các thời điểm trong ngày, nên để thống nhất, người ta sẽ dựa vào 4 xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm chỉ số đường huyết ngẫu nhiên: mẫu máu được lấy tại các thời điểm bất kỳ trong ngày.
  • Xét nghiệm chỉ số đường huyết khi đói: mẫu máu sẽ được lấy ít nhất 8h sau khi ăn.
  • Xét nghiệm chỉ số đường huyết qua dung nạp glucose: người cần xét nghiệm sẽ uống 75g glucose, sau đó lấy mẫu máu kiểm tra sau 2h, 4h,6h,8h,…
  • Xét nghiệm HbA1c: là giá trị phản ánh nồng độ đường huyết trung bình trong vòng 3 tháng qua, cho kết quả chính xác, ít sai lệch.

Tùy theo lứa tuổi, giai đoạn của bệnh, mức độ của các biến chứng mà chỉ số đường huyết của mỗi người sẽ khác nhau, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa khám cho bạn.

Các chỉ số đường huyết trong cơ thể

Chỉ số đường huyết an toàn, bình thường

  • Đường huyết bình thường trong cơ thể rơi vào khoảng từ 70 đến 99 mg/dL tương đương với 3,9 – 5,55 mmol/L.
  • Khi hoạt động bình thường, lượng đường trong máu phục hồi ở khoảng 82 – 110 mg/dL tương đương với 4,4 – 6,1 mmol/L.
  • Đường huyết sau ăn 2 tiếng: đường huyết có thể tăng tạm thời lên đến 7,8 mmol/L (140 mg/dL).

Chỉ số đường huyết chuẩn đoán tiền tiểu đường

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: 100 – 125 mg/dL tương đương với 5,6-6,9 mmol/L
  • Chỉ số HbA1c: 5,7% – 6,4%.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose: 140 – 199 mg/dL tương đương với 7,8 – 11,0 mmol/dL.

Chỉ số đường huyết của người mắc bệnh tiểu đường

Khi mắc bệnh tiểu đường, chỉ số đường huyết của người bệnh như sau:

  • Thực hiện xét nghiệm đường glucose hai lần liên tiếp: >= 126 mg/dL (7mmol/L)
  • Đường huyết ngẫu nhiên được đo bất kỳ thời điểm nào trong ngày: >= 200 mg/dL (11,1 mmol/L)
  • Chỉ số đường sau ăn: dưới 9 mmol/L (162 mg/dL) cho những bệnh nhân có loại 1 và 8,5 mol (153mg/dL) cho người bệnh loại 2.
  • Xét nghiệm HbA1c: >= 6,5%
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose sau 2h ( uống một lượng đường trước khi tiến hành ): <= 200 mg/dL ( 11,1 mmol/ L).

Chỉ số đường huyết phụ nữ mang thai

Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể phụ nữ tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho hai người, vì thế lượng đường trong máu giảm. Mức đường huyết bình thương đối với phụ nữ mang thai thấp hơn so với những người không mang thai.

  • Đường huyết lúc đói: 70,9 mg/dL ± 7,8 (3,94mmol/L ±0,43)
  • Đường huyết 1 giờ sau ăn: 108,9 mg/dL ± 12,9 ( 6,05 mmol/L ± 0,72)
  • Đường huyết 2 giờ sau ăn: 99,3 mg/dL ± 10,2 ( 5,52 mmol/L ±0,57)

Cách xác định chỉ số đường huyết nhằm chuẩn đó bệnh tiểu đường

Kiểm tra chỉ số đường huyết trước khi ăn:

Việc kiểm tra chỉ số đường huyết nên thực hiện vào buổi sáng và bạn cần phải nhịn ăn sáng để kiểm tra lượng đường trong máu:

  • Đối với người bình thường: 4,0 – 5,9 mmol/L (70-107 mg/dL)
  • Đối với người tiền tiểu đường hoặc suy glucose đường huyết: 6,0 – 6,9 mmol/L ( 108-126 mg/dL)
  • Chẩn đoán người bệnh tiểu đường: hơn 6,9 mmol/L (126 mg/dL)

Kiểm tra chỉ số đường sau khi ăn 2 giờ:

  • Đối với người bình thường: dưới 7,8 mmol/L (140 mg/dL)
  • Đối với người tiền tiểu đường hoặc suy nạp glucose: 7,9 – 11,1 mmol/L (141 đến 200mg/dL)
  • Chẩn đoán người mắc bệnh tiểu đường: hơn 11,1 mmol/L (200mg/dL).

Cách duy trì chỉ số đường huyết ổn định

Để duy trì mức độ đường huyết ổn định, khỏe mạnh, hãy áp dung chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục và duy trì một lối sống khỏe mạnh để duy trì mức đường huyết lành mạnh hơn. Bạn có thể tham khảo một số cách sau để giúp đường huyết bạn ổn định hơn:

  • Bổ sung thực phẩm màu xanh và đỏ tươi: chúng có chứa antcyanins giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
  • Theo dõi đường huyết thường xuyên và điều đặn: trang bị cho bản thân một máy đo đường huyết để giúp giám sát được đường huyết bản thân.
  • Uống thuốc và sử dụng liệu thuốc đông y: thực hiện sử dụng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ và có thể kết hợp với một số liệu thuốc đông y giúp tăng khả năng điều chỉnh đường huyết.

Bài thuốc dân gian giúp chữa tiểu đường hiệu quả

  • Thực hiện chế độ ăn hợp lý: Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ, lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp.
  • Thường xuyên tập thể dục: Tập tối thiểu 30 phút mỗi ngày trong vòng 5 ngày/tuần. Việc đổ mồ hôi giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc tiểu đường.

Phòng khám Chẩn đoán Medic Sài Gòn

  • Phụ trách chuyên môn: BS.CK1. NGUYỄN MẠNH QUÝ
  • Cố vấn chuyên môn: BS.TS. VŨ THỊ TUYẾT LÊ
  • Hotline tư vấn: 0938090115 hoặc 0914496516

Từ khóa » Bảng đo đường Huyết Trước Khi ăn