Đường Kính Danh Nghĩa
Có thể bạn quan tâm
Trong quá trình chọn kích thước ống luồn dây điện để thi công, nhiều người dùng không chuyên có thể sẽ bị bối rối trước các ký hiệu về thông số kỹ thuật nghe có vẻ rất lạ như: đường kính danh nghĩa, đường kính chính xác, đường kính trong, đường kính ngoài,..
Trong đó, đường kính danh nghĩa của ống là khái niệm gây nhiều thắc mắc nhất cho người dùng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích về vấn đề này.
1. Khái niệm đường kính danh nghĩa
Khái niệm theo cách hiểu
Đường kính danh nghĩa của ống thép (ký hiệu là DN) được hiểu nôm na là đường kính bên trong của ống, hay còn gọi là cỡ ống thường được dùng để gọi kèm với tên của ống, được tính tròn số theo đơn vị mm hoặc inch.
Ví dụ: ống DN90, ống DN40,..
Trong khi đó, đường kính chính xác là đường kính đúng của nó khi đo thực tế, ví dụ ống ø21 thì kích thước chính xác là ø20.5, được làm tròn thành ø21.
Khái niệm chính xác
Theo Wikipedia, đường kính danh nghĩa nếu được ký hiệu là DN (diametre nominal hay nominal diameter) – đường kính trong danh nghĩa, là tiêu chuẩn kích thước ống của châu Âu, đơn vị đo kích thước ống sẽ được tính bằng milimet.
Nếu được ký hiệu là NPS (Nominal Pipe Size) – đường kính ngoài danh nghĩa là ký hiệu của kích thước ống tiêu chuẩn của Bắc Mỹ, được áp dụng cho kích thước chuẩn của ống ở nhiệt độ và áp suất cao hoặc thấp.
Kích thước của ống sẽ được đặc trưng bởi hai yếu tố là : Kích thước ống danh định (đơn vị đo là inch ) và chỉ số danh định ( schedule hay Sched/ Sch).
Thực tế sử dụng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, chúng ta thường hay sử dụng ký hiệu DN (đơn vị đo là inch) để chỉ đường kính trong danh nghĩa hơn.
Trong sản xuất, đường kính danh nghĩa được sử dụng kèm với tên của sản phẩm với chức năng nhận dạng, phân loại các ống có kích thước với nhau.
Đường kính danh nghĩa có thể không phù hợp với bất kỳ kích thước nào của sản phẩm nhưng trong phạm vi của sản phẩm đó thì vẫn có thể tương ứng với một số lượng lớn các kích thước và dung sai được tiêu chuẩn hóa cao.
Tham khảo thêm: Công thức tính đường kính ống
2. Giải thích một số ký hiệu về thông số kích thước ống
- Inch viết tắt là in hoặc dấu phẩy trên (“), là đơn vị chiều dài được sử dụng chủ yếu ở Mỹ và Canada. Tại Việt Nam, đơn vị này thường được dùng trong ngành công nghiệp ống thép để diễn tả độ dài hay độ dày thành ống.
Quy đổi: 1 inch = 25,4mm = 0,0254m
- Phi: Là đơn vị thể hiện đường kính ngoài (OD – Outside diameter – đơn vị tính mm).
- Sch: Là viết tắt của độ dày thành ống, thường được đi kèm chỉ số danh định Schedule hay Sched và viết tắt là Sch, dùng để thể hiện chiều dày, cấp ống cũng như đường kính ngoài của ống thì tùy theo tiêu chuẩn khác nhau mà độ dày cũng khác nhau.
Ví dụ ống thép Sch40, Sch80,..
3. Lịch sử ra đời khái niệm đường kính danh nghĩa
Trước năm 1927, khi đề cập đến một số thông số liên quan đến lĩnh vực ống thép/ống sắt rèn mới chỉ có một số khái niệm về bề dày ống được tiêu chuẩn hóa như: Tiêu chuẩn khối lượng ống, ống rất cứng và ống siêu cứng.
Tuy nhiên cả ba tiêu chuẩn ống này đều không thể phù hợp và đáp ứng với mọi nhu cầu của thực tế.
Vào tháng 3/1927, hiệp hội tiêu chuẩn Mỹ (The American Standards Association) đã thành lập một ủy ban để tiêu chuẩn hóa kích thước của ống thép rèn và ống sắt rèn.
Theo đó, ủy ban này đã nghiên cứu và tạo ra hệ thống chỉ số danh định để chỉ rõ độ dày thành ống. Kể từ đây, các loại ống được phân chia theo độ dày của thành ống.
Tuy nhiên, thực tế lại có một điều thú vị là các chỉ số danh định lại có giá trị khá khác so với độ dày thực của thành ống.
Từ khi các chỉ số/ tên danh định được lập ra, cho đến nay đã có nhiều phiên bản và bổ sung mới cho bảng kích thước ống dựa theo nhu cầu sử dụng thực tế và tiêu chuẩn của Viện Dầu khí Mỹ API, ASTM và các cơ quan khác.
Ống thép mạ kẽm được sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế sẽ có quy cách như thế nào? Tham khảo: Quy cách ống thép mạ kẽm
4. Thực tế ứng dụng của đường kính danh định
Tùy theo tiêu chuẩn của các quốc gia khác nhau mà quy định về đường kính và độ dày ống có khác nhau ít nhiều.
Ví dụ: theo tiêu chuẩn ASTM đường kính danh nghĩa là 21.3mm nhưng theo tiêu chuẩn BS thì lại là 21.2mm.
Khi chọn ống cần căn cứ vào tiêu chuẩn mà công trình áp dụng, yêu cầu về áp suất làm việc, loại chất đi trong ống, môi trường ứng dụng để lựa chọn.
Thực tế sẽ không có tiêu chuẩn nào có thể đáp ứng hết cho mọi công trình.
Nhiều người lầm tưởng rằng ống DN15 tức là ống phi 15mm nhưng thực tế lại không phải vậy.
Tuy DN là đường kính trong danh nghĩa nhưng đường kính thực tế là bao nhiêu thì lại phụ thuộc vào từng tiêu chuẩn sản xuất. Một cách tính nôm na đường kính trong thực tế là:
Đường kính trong (mm) = đường kính ngoài (mm) – 2x độ dày (mm)
Tiết diện của dây dẫn luồn trong ống là yếu tố rất quan trọng trong việc chọn kích thước ống phù hợp. Vậy lựa chọn tiết diện dây dẫn như thế nào để vừa phù hợp với dòng điện sử dụng vừa giúp tối ưu chi phí đầu tư cho ống luồn dây? Cách chọn dây dẫn theo dòng điện sẽ giúp ích rất nhiều cho quý vị.
Tham khảo thêm: Bảng chọn tiết diện dây dẫn theo dòng điện
5. Bảng quy đổi kích thước/độ dày thành ống
Để cho tiện lợi, người ta tạo ra một bảng để quy đổi sẵn đường kính danh nghĩa về kích thước chính xác của độ dày thành ống. Dưới đây là bảng quy đổi đó.
- Bảng NPS cho kích thước ống từ 1/8 - 3 ½
- NPS 4 tới NPS 9
- NPS 10 tới NPS 24
Như vậy, với những thông tin trên, hy vọng sẽ cung cấp thêm cho quý vị một số kiến thức về khái niệm đường kính ống danh định để có thể áp dụng vào thực tế trong việc lựa chọn kích thước ống luồn dây điện phù hợp.
Thịnh Phát là nhà cung cấp sản phẩm ống thép luồn dây điện Thịnh Phát với 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phụ trợ vật liệu xây dựng, vật liệu cơ điện nhẹ.
Ở Thịnh Phát, các dòng ống luồn dây điện đều có đa dạng kích thước và được sản xuất theo tiêu chuẩn, có các thông số rõ ràng được quy đổi sẵn, chính xác đến từng milimet cho người tiêu dùng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn.
Quý khách hàng có nhu cầu báo giá ống thép luồn dây điện tại Hà Nội, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT
Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005
Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định
CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương
Hotline: 0936 014 066
Email: info@thinhphatict.com
Từ khóa » đường Kính Danh Nghĩa Của Thép Vằn
-
Đường Kính Thép Vằn Xác định Thế Nào, ý Nghĩa Những Ký Hiệu Có ...
-
Quy định Về Sai Số đường Kính Thép Xây Dựng
-
[Hỏi] Đường Kính Thép đủ Chuẩn - Powered By Discuz! - Xaydung360
-
Thép Thanh Vằn - Thông Số, Tiêu Chuẩn Và Hướng Dẫn Sử Dụng.
-
đo đường Kính Thép Có Gờ [Lưu Trữ]
-
Đường Kính Và Các Quy Cách Thép Xây Dựng Phổ Biến Hiện Nay
-
[PDF] Số Thứ Tự Mác Thép Đường Kính Danh Nghĩa Đường Kính Gối Uốn ...
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 1651-2:2018 Thép Cốt Bê Tông - Phần 2
-
Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 1651:1985 Về Thép Cốt Bê Tông Cán Nóng
-
Thép Thanh Vằn | CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN
-
Bộ Xây Dựng Trả Lời Về đánh Giá đường Kính Cốt Thép
-
Đường Kính Danh Nghĩa Là Gì? DN Là đường Kính Trong Hay Ngoài
-
THÉP THANH VẰN MIỀN NAM