Đường Phèn Là Gì? Được Làm Từ đâu, Tác Dụng Của đường Phèn

Đường phèn cái tên quen thuộc với đa số chúng ta, nhất là với chị em nội trợ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ đường phèn là đường gì, cũng như những công dụng đường phèn đem lại là gì. Các bạn hãy cùng Ẩm thực 4 tìm hiểu xem đường phèn là gì? Được làm từ đâu, tác dụng của đường phèn như thế nào để có cách sử dụng tốt nhất.

Đường phèn là gì?

Đường phèn còn có tên gọi khác là băng đường, công thức hóa học của đường phèn chính là C12H22O11. Đường phèn tiếng Anh chính là: Sugar candy, candy. Đường phèn cũng tương tự như đường cát, đường phên đỏ, đều được làm từ nước mía, củ cải đường, cùng một số nguyên liệu khác như lúa miến ngọt, đường thốt nốt. 

Đường phèn là gì

Hình ảnh Đường phèn

Đường phèn có chứa thành phần Saccharose cùng các nguyên tố vi lượng giúp phân giải thành fructose và glucose. Đường phèn có hai màu, đó là đường phèn trắng và đường phèn vàng.

 Đường phèn có vị ngọt thanh dễ chịu, tính mát, giải nhiệt, đường phèn được sử dụng chủ yếu trong trong quá trình chế biến các món ăn hoặc pha chế đồ uống.

Đường phèn làm bằng gì? 

Đường phèn làm từ đâu là thắc mắc mà nhiều người vẫn thường hay hỏi. Thực tế, đường phèn được làm thủ công từ đường trắng, vôi và trứng gà. Dưới đây là cách làm đường phèn phổ biến.

  •  Đường phèn được con người bào chế bằng cách lấy đường trắng, pha loãng với một lượng nước nhất định tùy vào lượng đường đang làm. Sau đó cho vôi cùng với trứng gà vào lọc nhằm làm dịu vị ngọt, đồng thời lọc những tạp chất và thêm hương vị.
  • Bây giờ, đặt hỗn hợp này lên đun, cho lửa nhỏ vừa, đến khi nước đã gần cạn hãy cho thêm nước vào đun tiếp. Khi đường đã chín sẽ đổ vào cái thùng, bên trong thùng có sẵn vỉ tre.
  • Sau đó khoảng 10 đến 12 ngày, số đường này sẽ kết tinh thành từng khối, hình ảnh đường phèn đó, cũng chính là đường phèn như chúng ta vẫn thường mua về, đây là cách làm đường phèn phổ biến nhất từ xưa tới nay.

Chỉ tiêu chất lượng đường phèn:

  • Hàm lượng đường khử: <= 0.9%
  • Hàm lượng SO2 <= 11mg/kg
  • Độ màu <= 30IU
  • Độ ẩm <=0.8%
  • Độ PoL >= 98%

Tác dụng của đường phèn

Đường phèn có tác dụng gì cho con người, đường phèn thường được sử dụng chủ yếu trong gian bếp, ngoài ra còn có thể hỗ trợ điều trị  một số bệnh lý thông thường khác.

Giá của đường phèn tương tự như một số loại gia vị khác, không quá đắt và dễ dàng mua được tại các tạp hóa, cửa hàng, tuy nhiên chúng ta nên mua đường phèn ở đâu uy tín, chất lượng để tận dụng đúng công dụng của nó.

Dưới đây là một số công dụng của đường phèn, chúng ta có thể áp dụng trong cuộc sống.

Làm gia vị nấu ăn

Đường phèn được chị em phụ nữ, các đầu bếp ưa chuộng trong nấu ăn nhờ có tính thanh nhiệt cơ thể đặc biệt hiệu quả. Đường phèn có vị ngọt dịu, tính mát thường được làm gia vị sử dụng để chế biến các món ăn, làm tăng vị ngọt cho món ăn, hay làm bánh, làm kẹo, nấu chè, chưng yến,…..

Công dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể

Tác dụng của đường phèn

Đường phèn có chứa thành phần glucose, tác tác dụng việc cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp giảm căng thẳng, đồng thời tăng cường khả năng hoạt động của các giác quan một cách hiệu quả.

Rất tốt cho tỳ và phế quản con người

Đường phèn có tác dụng gì

Đường phèn được sử dụng cho việc hỗ trợ điều trị các trường hợp viêm phế quản, ho khan có đờm, đau rát họng, chóng mặt, đau đầu, khí huyết hư. Đường phèn thường được dùng chưng với quất hay chanh để tạo ra bài thuốc điều trị viêm họng vô cùng hiệu quả. Hỗn hợp này có khả năng làm sạch miệng, cắt cơn ho, giảm đau họng rất tốt khi được áp dụng với trẻ nhỏ.

Đường phèn có tác dụng bổ thận sinh tinh

Đường phèn được đông y sử dụng hỗ trợ điều_trị các chứng_bệnh về sinh_lý của nam_giới rất hiệu quả. Đường phèn được chưng với rễ cây đậu bắp sẽ cải thiện được tình trạng yếu_sinh.lý tình_dục.của đấng mày râu.

Lưu ý:

Có người thắc mắc rằng đường phèn có béo không? Ăn đường phèn có tốt không? Thực ra đường phèn cũng được làm từ đường cát nên có khả năng làm béo, vì vậy chúng ta nên biết cách sử dụng hợp lý.

Kết bài

Trên đây là những chia sẻ về đường phèn, cũng như những tác dụng của đường phèn. Hy vọng bài viết đã đem lại những kiến thức bổ ích cho bạn đọc!

3.5/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Thành Phần Hóa Học Của đường Phèn Là Gì