Đường Phèn Là Gì, Làm Từ đâu? Công Dụng Tuyệt Vời Của ... - Mẹo Eva
Có thể bạn quan tâm
Chắc hẳn chúng ta đều đã nghe thấy cụm từ “đường phèn” Vậy đường phèn là gì, đường phèn khác gì so với đường cát? Công dụng của đường phèn đối với sức khỏe con người?. Những thắc mắc này sẽ được giải đáp qua các thông tin trong bài viết dưới đây.
Có thể bạn quan tâm- Trào ngược dạ dày: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
- Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần (nguồn WHO)
- Tổng hợp Cách Tính Ngày Rụng Trứng chuẩn để sinh con hoặc tránh thai
- Ngày an toàn là gì? Cách tính ngày an toàn để tránh thai tự nhiên
- Nhận biết các dấu hiệu có thai CHUẨN như BÁC SĨ
1. Đường phèn là gì?
Đường phèn còn được gọi là đường mía hay có tên trong hóa học là Saccarozơ. Có tên gọi như vậy vì sở dĩ đường phèn được làm nên từ mía. Mía là loại cây có chứa hàm lượng đường cao nhất hiện nay.
Sau khi loại bỏ tạp chất và kết tinh đường cát trong cây mía ta thu được đường phèn. Ngoài ra, đường phèn còn có thể làm từ củ cải đường hay đường thốt nốt.
Đường phèn được cấu tạo nên từ hai loại đường đơn là glucozơ và fructozơ. Khi đi vào cơ thể, đường phèn được chuyển hóa thành đường đơn. Loại đường này có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người.
Đường phèn là gì?
Đường phèn được sử dụng trong pha chế, làm bánh, nấu chè do có vị thanh mát, dễ chịu. Để nói lên vị đặc trưng của loại đường này, dân gian có câu” Ngọt như đường cát, mát như đường phèn”. Đường phèn trước đây chỉ được sử dụng khi đón tiếp khách quý.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa đường phèn và đường cát. Đường cát mang vị ngọt sắc, màu trắng, dễ tan trong nước. Đường cát là sản phẩm thu được đầu tiên sau khi tinh chế đường từ mía.
Đường phèn khác gì so với đường cát
Đường phèn có độ ngọt kém hơn so với đường cát. Trải qua một vài bước loại bỏ tạp chất, giảm độ ngọt của đường cát ta sẽ có đường phèn.
2. Nguồn gốc của đường phèn
Như đã nói ở trên, đường phèn chủ yếu có nguồn gốc từ mía, thốt nốt hay củ cải đường. Trải qua các công đoạn tinh chế ban đầu, thu được đường cát trắng. Từ đường cát trắng loại bỏ các tạp chất sẽ có thành phẩm là đường phèn. Công đoạn chính để tạo ra đường phèn đó là:
Đường phèn được làm nên từ mía
– Pha đường trắng với một lượng nước vừa đủ. Thêm vôi, trứng gà vào dung dịch nước đường. Mục đích là loại bỏ tạp chất, làm dịu vị ngọt và tạo thêm hương vị cho đường phèn. Vôi sẽ có tác dụng làm chắc đường. Tùy vào độ nguyên chất của đường mà lượng vôi được thêm vào sẽ khác nhau. Trứng gà khi sôi sẽ kéo theo các tạp chất và nổi lên trên. Vớt bỏ các bọt này sẽ được coi là bước đầu tiên để làm sạch đường. Tiếp theo sử dụng khăn lọc để loại bỏ hoàn toàn tạp chất.
– Đem đun hỗn hợp với lửa nhỏ, khi thấy nước sắp cạn, tiếp tục thêm nước vào đun. Công đoạn này được gọi là cô đặc đường. Đường tốt sẽ cho tiếng sôi giòn, đường xấu sẽ nghe thấy tiếng sôi phình phịch. Đây được coi là công đoạn khó nhất khi nấu, đòi hỏi người nấu phải có kinh nghiệm.
– Kết tinh đường phèn: Đến khi đường chín thì đổ vào thùng có sẵn vỉ tre hoặc chỉ sợi. Chỉ sợi được sử dụng phổ biến hơn do tiện lợi, dễ sử dụng và giá thành rẻ.
– Đợi từ 10 – 12 ngày đến khi thấy đường kết tinh lại thành từng khối. Nghiêng thùng để mật chảy ra hết. Thành phẩm thu được khoảng 55-60% so với lượng đường cát đã sử dụng ban đầu. Đường phèn đạt là khi nếm có vị ngọt thanh, thấm dịu ở đầu lưỡi.
Đường phèn thu được có vị thanh, ngọt nhẹ
Nấu đường phèn không khó, tuy nhiên để thành công lại đòi hỏi sự cẩn thận, kinh nghiệm khi làm. Đây được coi là kỹ thuật khó nhất khi muốn làm nên loại đường phèn đặc sản.
Hiện nay, với các thiết bị nấu hiện đại, quy mô sản xuất lớn, đường phèn thường có độ tinh khiết cao, hạt đều, đẹp.
3. Đường phèn có tốt không? Tác dụng của đường phèn
Được làm từ mía và đường kính nhưng được phèn lại rất tốt cho sức khỏe của con người. Điều dẫn tới sự khác biệt này là do đường phèn đã trải qua quy trình loại bỏ tạp chất, giảm bớt độ ngọt. Đường phèn có nhiều ứng dụng trong đời sống, có thể kể tới như:
– Dùng để nấu ăn, pha chế đồ uống: Do mang vị ngọt dịu, thanh mát nên đường phèn được sử dụng nhiều trong nấu ăn, pha chế. Đường phèn giúp tạo độ ngọt cho chè, bánh kẹo, làm bánh…. mang tới vị ngọt, thơm ngon cho sản phẩm. Dù độ ngọt kém hơn so với đường mía nhưng đường phèn lại tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt đường phèn còn sử dụng pha nước mắm, nước tương để làm tăng vị ngọt, dịu độ mặn.
Đường phèn dùng trong nấu chè, pha chế đồ uống
– Thanh nhiệt và làm mát cơ thể: Vị thanh của đường phèn giúp giải độc, thanh nhiệt và làm mát cơ thể. Quá trình chuyển hóa đường phèn trong cơ thể sinh ra glucozo. Đây là loại đường đơn có tác dụng cung cấp thêm năng lượng, tăng lực cho con người. Khi sử dụng đường phèn, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy thoải mái, thư giãn.
– Trị ho hiệu quả: Các bài thuốc trị ho từ đường phèn đã không còn xa lạ với nhiều gia đình. Đường phèn chưng cùng quất, chanh giúp trị ho nhanh chóng, làm dịu cơn ho. Đối với trẻ nhỏ, khi ho cho trẻ ngậm một viên đường phèn cũng mang lại hiệu quả. Một số bài thuốc dân gian trị ho từ đường phèn như: đường phèn chưng cùng hoa điệp, đường phèn nấu cùng vỏ quýt, đường phèn hấp chanh, quất…..
Trị ho cùng đường phèn chưng quất
– Bổ thận sinh tinh: Một công dụng khác của đường phèn cũng rất hữu ích đối với phái mạnh đó là bổ thận sinh tinh. Cách làm như sau: Chưng đường phèn cùng với đậu bắp, chắt lấy nước uống. Bài thuốc này sẽ giúp cải thiện đời sống tình dục một cách hiệu quả. Hãy bắt tay thực hiện để thấy được công dụng tuyệt vời này của đường phèn nhé.
Đường phèn mang tới rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Đây được coi là nguyên liệu tự nhiên, được nhiều người ưa thích, sử dụng.
4. Có nên sử dụng đường phèn thường xuyên?
Chắc hẳn bạn đọc đều hiểu rằng cái gì quá thường không tốt. Việc sử dụng đường phèn cũng vậy. Không nên vì những lợi ích tốt của đường phèn mà sử dụng nó quá thường xuyên. Nên sử dụng theo liều lượng để tránh các bệnh như đái tháo đường, gan nhiễm mỡ….
Chưa có một nghiên cứu nào chứng minh đường phèn tốt cho người tiểu đường. Do đường phèn có thành phần giống như đường cát, chỉ khác biệt về độ ngọt. Với người bị bệnh này, không nên sử dụng quá nhiều đường phèn.
Không nên lạm dùng đường phèn dễ gây ra các bệnh tiểu đường, béo phì
Sử dụng quá nhiều đường phèn cũng là nguyên nhân dẫn tới việc dư thừa năng lượng. Gây ra rối loạn chuyển hóa đường. Vì vậy, hãy lưu ý về chế độ dinh dưỡng, đảm bảo lượng đường bạn sử dụng luôn ở ngưỡng an toàn. Tổ chức y tế thế giới khuyên rằng mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa 6 muỗng cafe đường cho người lớn, 2 – 3 muỗng cafe cho trẻ em.
Đường phèn sử dụng tốt nhất khi pha trà, nước sâm, các loại nước làm mát cơ thể. Vị thanh ngọt lại dịu nhẹ sẽ mang tới cho người dùng cảm giác thư giãn. Việc sử dụng đường phèn thay cho đường trắng sẽ mang lại cho sức khỏe nhiều công dụng bất ngờ.
Mang tới nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng cũng không nên quá lạm dụng đường phèn. Việc sử dụng đường phèn quá nhiều dễ dẫn tới tiểu đường, béo phì,… Nên sử dụng một lượng vừa đủ để gia tăng hương vị và vẫn đảm bảo tốt cho sức khỏe.
Hi vọng bạn đọc đã hiểu rõ đường phèn là gì qua những thông tin được đưa ra trong bài viết. Hãy sử dụng đường phèn một cách hợp lý để phát huy tối đa những công dụng của nó nhé.
Nguồn: https://meoeva.com Danh mục: Hỏi Đáp
Từ khóa » Thành Phần Hóa Học Của đường Phèn Là Gì
-
Đường Phèn Là Gì? Làm Từ đâu? Đường Phèn Có Tốt Không?
-
Đường Phèn Là Gì? Tác Dụng Và Cách Làm đường Phèn
-
Đường Phèn Là Gì
-
Đường Phèn Là Gì? - WikiDinhNghia
-
Thành Phần Hóa Học Của Đường Phèn, Làm Từ Đâu
-
Thành Phần Hóa Học Của đường Phèn
-
Đường Phèn được Làm Từ Gì? Ăn đường Phèn Có Tốt Không? | Vinmec
-
Thành Phần Hóa Học Của đường Phèn
-
Đường Mía, đường Phèn Có Thành Phần Chính Là đường Nào Dưới ...
-
Đường Phèn Là Gì? Đường Phèn Có Tốt Không? Cách Làm, Công Dụng
-
Đường Phèn Là Gì Tại Sao Dùng Đường Phèn Tốt Cho Sức Khỏe
-
Đường Mía, đường Phèn Có Thành Phần Chính Là đường Nào?
-
Đường Phèn Là Gì? Được Làm Từ đâu, Tác Dụng Của đường Phèn
-
Đường Phèn Và Những Tác Dụng Bất Ngờ - YouMed