Đường Phèn – Wikipedia Tiếng Việt

Đường phèn
LoạiChế biến mứt kẹo
Bữa3
Xuất xứIran
Vùng hoặc bangMỹ
Thành phần chínhĐường, nước
Năng lượng thực phẩm(cho mỗi khẩu phần)223-400 kcal (-1452 kJ)
Thông tin khác450-225
  • Nấu ăn: Đường phèn
  •   Media: Đường phèn

Đường phèn là loại đường saccarose ở dạng kết tinh, thường có dạng rắn như phèn nên được gọi là đường phèn.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sử liệu cho biết cách làm đường phèn có từ xưa. Theo sách Đường sương phổ (糖霜譜) của Trung Hoa thì một nhà sư tên Wang Zhuo (王灼, âm Hán Việt: Vương Chước), người Tứ Xuyên đã phát minh ra từ đời nhà Đường. Đến thế kỷ 9 thì bên Trung Đông cũng ghi nhận cách làm mật đường kết tinh bằng cách hạ nhiệt thật nhanh.[1]

Người Việt đã sở hữu kỹ thuật sản xuất đường phèn khá tinh xảo từ thế kỷ 17-18, chủ yếu ở vùng Quảng Nam - Quảng Ngãi thuộc xứ Đàng Trong. Đường phèn là mặt hàng quan trọng để giao thương với nước ngoài, mang lại nhiều hoa lợi cho các chúa Nguyễn.[2] Đường phèn là hàng thượng cấp được dùng làm phẩm vật giao hảo với các nước lân bang, như vào triều nhà Nguyễn Gia Long, nhà vua ban tặng đường phèn cùng nhiều sản vật quý hiếm khác như vàng, bạc... cho vua nước Xiêm La (Thái Lan).[3]

Sản xuất và tác dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Quảng Ngãi, Việt Nam, người ta sản xuất đường phèn bằng cách "rút" mật mía trong 12 giờ đồng hồ. Đường phèn có tác dụng chữa bệnh,[4] chẳng hạn dùng hấp với quả quất rồi uống để trị ho.

Loại đường này có nguồn gốc từ Iran.[5]

  • Đường phèn nâu truyền thống Đường phèn nâu truyền thống
  • Đường phèn trắng Đường phèn trắng
  • Đường phèn nâu dạng hạt Đường phèn nâu dạng hạt

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “SUGAR”. Encyclopaedia Iranica. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2018.
  2. ^ “Nghề trồng mía nấu đường ở tỉnh Quảng Ngãi”. Website Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Quảng Ngãi. ngày 29 tháng 12 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2019.
  3. ^ Nhu viễn trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ: Quyển 134-136. Bộ Văn hóa - Giáo dục (Việt Nam Cộng hòa). 1965. tr. 255.
  4. ^ Vũ, Ngọc Khánh; Phạm, Minh Thảo (2005). Từ điển Việt Nam văn hóa tín ngưỡng phong tục. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. tr. 394.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ “SUGAR”. Encyclopaedia Iranica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Exploratorium.edu Recipe for rock candy as an educational exercise in crystal and candy making.
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Khái Niệm đường Phèn