Đường Phillips Ngắn Hạn Mô Tả Sự đánh đổi Giữa - Tôi Hướng Dẫn

7.3. Sự dịch chuyển đường Phillips

7.3.1. Đường Phillips dài hạn

Đường cong Phillips chỉ có giá trị trong thời gian trước mắt, về lâu dài 5 đến 10 năm. Đường phillips thẳng đứng tại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Điều đó có nghĩa: cuối cùng nền kinh tế sẽ quay lại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cho dù lạm phát là bao nhiêu, không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn.

Nội dung chính Show
  • 7.3. Sự dịch chuyển đường Phillips
  • 7.4. Sự dịch chuyển đường Phillips: Vai trò của các cú sốc cung
  • 7.5. Chi phí của việc cắt giảm lạm phát
  • Khái niệm lạm phát
  • Khái niệm thất nghiệp
  • Video liên quan
Ví dụ: Lượng cung ứng tỷ lệ tăng 10% kéo theo lạm phát tăng 10% và tiền lương danh nghĩa cũng tăng 10% tương ứng. Cuối cùng nền kinh tế cũng điều chỉnh trở lại mức cân bằng dài hạn thất nghiệp sẽ ở mức thất nghiệp tự nhiên Un. 7.3.2. Đường Phillips ngắn hạn

Trong ngắn hạn đường cong Phillips cho thấy tỷ lệ lạm phát cao hơn kéo theo tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn và ngược lại.

Theo quan điểm này, một nước có thể đạt được tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn nếu chấp nhận một tỷ lệ lạm phát cao hơn, bằng cách chính phủ lựa chọn các chính sách mở rộng tài khoá, tiền tệ để đưa tổng cầu lên cao, tạo sức ép tăng tiền lương và giá cả. Do đó lạm phát cao hơn nhưng giải quyết được việc làm cho người lao động.

7.4. Sự dịch chuyển đường Phillips: Vai trò của các cú sốc cung

Tỷ lệ l/p Tỷ lệ l/p PL

E’

Ps’

Ps

E Tỷ lệ t/n Un Tỷ lệ t/n Un

Hình 7.5. Đường Phillips dài hạn

Hình 7.6. Dịch chuyển của đường Phillips

Đường Phillips ngắn hạn (Ps) cắt đường phillips dài hạn (PL) tại điểm cân bằng E. Khi tổng cầu tăng hoặc giảm thì nền kinh tế cũng sẽ điều chỉnh trượt dọc theo đường Phillips ngắn hạn để trở về điểm cân bằng E. Độ cao của đường Phillips ngắn hạn được xác định bởi giao điểm của 2 đường Ps và PL đó chính là tỷ lệ lạm phát. Khi tỷ lệ lạm phát tăng lên đường Phillips ngắn hạn sẽ dịch chuyển lên trên.

 Đường Phillips ngắn hạn là sự trao đổi giữa thất nghiệp và lạm phát. Trong lúc nền kinh tế đang điều chỉnh theo những cơn sốc do tổng cầu tạo ra. Độ cao đường Phillips phụ thuộc vào tỷ lệ tăng lượng cung ứng tiền và tỷ lệ lạm phát.

7.5. Chi phí của việc cắt giảm lạm phát

7.5.1. Tỷ lệ hy sinh

Giả định nền kinh tế có mức thất nghiệp ở mức tự nhiên và lạm phát ở mức 10%, điều gì xảy ra đối với thất nghiệp và sản lượng nếu NHTW theo đuổi chính sách cắt giảm lạm phát từ 10% xuống dưới 6%.

Đường Phillips chỉ ra rằng, việc cắt giảm lạm phát đòi hỏi phải chấp nhận một thời kỳ thất nghiệp cao và sản lượng giảm. Vậy mức thất nghiệp tăng lên bao nhiêu và bao lâu?

? Trước khi quyết định có cắt giảm lạm phát hay không? Các nhà hoạch định chính sách phải biết mất bao nhiêu sản lượng trong quá trình chuyển sang mức lạm phát thấp hơn. Khi đó người ta có thể so sánh tổn thất này với lợi ích thu được từ mức lạm phát thấp hơn.

Nhiều công trình nghiên cứu đã sử dụng số liệu hiện có để chứng minh đường Phillips về mặt lượng. Kết quả các công trình nghiên cứu này thường được tổng kết lại dưới hình thức một con số gọi là tỷ lệ hy sinh tính bằng phần trăm (%) GDP thực tế hàng năm phải bỏ qua để cắt giảm 1% lạm phát. Mặc dù các kết quả tính tỷ lệ hy sinh khá nhiều nhưng con số điển hình là 5. Để giảm 1% lạm phát, người ta phải hy sinh 5% GDP hàng năm và 2,5% thất nghiệp chu kỳ. Chúng ta có thể biểu thị tỷ lệ hy sinh bằng thất nghiệp. Định luật Okun nói rằng: sự thay đổi 1% tỷ lệ thất nghiệp gây ra sự thay đổi 2% GDP, công thức tổng quát sau:

Un : Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

Ut : Tỷ lệ thất nghiệp thực

Yt : Sản lượng thực

Yp : Sản lượng tiềm năng

Đơn vị tính: %

 Nên muốn cắt giảm lạm phát 4% như ví dụ trên ta phải cắt giảm 20% GDP một năm và thất nghiệp chu kỳ tăng lên 10%. 7.5.2. Khả năng cắt giảm lạm phát không gây ra tổn thất cho nền kinh tế

Kỳ vọng về lạm phát ảnh hưởng đến sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. Vấn đề đặt ra là mọi người hình thành kỳ vọng như thế nào?

Một cách tiếp cận được gọi là kỳ vọng hợp lý giả định mọi người sử dụng tất cả thông tin hiện có. Trong đó có thông tin chính sách hiện tại để dự báo về tương lai. Vì chính sách tiền tệ và tài chính tác động đến lạm phát. Nên lạm phát dự kiến cũng phụ thuộc vào chính sách tiền tệ và tài chính đang có hiệu lực.

Theo lý thuyết kỳ vọng hợp lý sự thay đổi trong chính sách tiền tệ hoặc tài chính làm thay đổi kỳ vọng. Những người ủng hộ quan điểm kỳ vọng hợp lý lập luận rằng: đường Phillips ngắn hạn không mô tả đúng các phương án lựa chọn hiện có. Họ tin tưởng rằng nếu các nhà hoạch định chính sách cam kết một cách đáng tin cậy rằng họ sẽ cắt giảm lạm phát, thì những người suy nghĩ hợp lý sẽ hiểu được cam kết đó và nhanh chóng hạ thấp kỳ vọng của họ về lạm phát. Theo lý thuyết kỳ vọng hợp lý, các con số ước tính truyền thống về tỷ lệ hy sinh không có tác động gì với việc đánh giá ảnh hưởng của các chính sách khác nhau. Khi đó chính sách đáng tin cậy, tổn thất do việc cắt giảm lạm phát gây ra có thể nhỏ hơn nhiều so với điều mà các con số ước tính về tỷ lệ hy sinh cho thấy.

Trong trường hợp lý tưởng nhất, người ta có thể hình dung biện pháp cắt giảm tỷ lệ lạm phát mà không tạo ra bất kỳ sự suy thoái nào muốn vậy phải đáp ứng hai yêu cầu:

 Kế hoạch cắt giảm lạm phát phải được công bố trước khi công nhân và doanh nghiệp (những người quy định tiền lương và giá cả) hình thành kỳ vọng của họ.

 Công nhân và doanh nghiệp phải tin lời công bố đó, nếu không họ sẽ không giảm kỳ vọng của mình về lạm phát.

 Nếu cả 2 yêu cầu được đáp ứng, lời công bố lập tức có tác dụng làm dịch chuyển sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp xuống dưới, cho phép giảm tỷ lệ lạm phát mà không làm tăng thất nghiệp.

 Tóm lại: Biện pháp cắt giảm lạm phát đòi hỏi phải có cú sốc cung hoặc một giai đoạn thất nghiệp cao và sản lượng giảm. Song nếu mọi người có kỳ vọng hợp lý, thì một công bố đáng tin cậy về sự thay đổi chính sách có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ vọng, do đó có thể cắt giảm lạm phát mà không gây ra suy thoái.

Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG123456789 -> THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)123456789 -> NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT123456789 -> BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Lạm phát và thất nghiệp là hai yếu tố tác động lớn đến nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Vậy Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ra sao?

Khái niệm lạm phát

Lạm phát là khái niệm được đề cập và nghiên cứu bởi nhiều nhà kinh tế khác nhau. Theo Mác lạm phát có thể hiểu là việc làm tràn đầy các kênh, các luồng lưu thông các tờ giấy bạc thừa dẫn đến giá cả tăng vọt. Hay theo nhà kinh tế học Milton Fiedmen lại giải thích lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài. Trong kinh tế học thì lạm phát (inflation) được định nghĩa là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung.

Tựu chung lại có thể thấy lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định, làm cho đồng tiền bị mất giá trị hơn so với trước.

Đối với tất cả các quốc gia dùng tiền mặt để làm trung gian thanh toán thì yếu tố lạm phát là hiện tượng kinh tế tự nhiên, được tính theo đơn vị % và chia làm ba mức độ. Cụ thể 3 mức độ của lạm phát là:

+ Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%, giá cả tăng chậm, có thể dự đoán được, ở mức một con số một năm.

+ Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%, giá cả tăng nhanh, ở mức hai hoặc ba con số một năm. Lạm phát này nếu kéo dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng, triệt tiêu các động lực phát triển kinh tế.

+ Siêu lạm phát: trên 1000%,  giá cả tăng rất nhanh, mức lạm phát từ 50% một tháng trở lên. Siêu lạm phát phá hủy nền kinh tế, gây bất ổn tình hình an ninh chính trị ở trong nước.

Khái niệm thất nghiệp

Thất nghiệp (unemployment) là một khái niệm quan trọng trong kinh tế học. Theo Điều 20 Công ước 102 (1952) của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) có thể hiểu thất nghiệp là hiện tượng người lao động bị ngừng thu nhập do không có khả năng tìm được việc làm thích hợp trong trường hợp người đó có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc.

Thất nghiệp là hiện tượng xã hội khi người lao động có khả năng lao động, không có việc làm, không có nguồn thu nhập dưới dạng tiền hưu trí, tiền mất sức lao động hay các nguồn thu nhập khác do người sử dụng lao động trả và đang tích cực tìm kiếm công việc.

Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ nghịch, điều này được minh họa bằng đường cong Phillips trong kinh tế học. Đường cong Phillips biểu diễn mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp luôn phải đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp không phải dạng tuyến tính.

+ Đường Phillips ngắn hạn (SP) Trong ngắn hạn, giữa lạm phát do cầu và thất nghiệp thường có mối quan hệ nghịch biến; nghĩa là khi tổng cầu tăng lên thì sản lượng tăng, thất nghiệp giảm và mức giá chung tăng lên và ngược lại; được mô tả bằng đường Phillips ngắn hạn (SP). Tăng lương sẽ làm thu hút thêm lao động. Lúc này, nguồn cung lao động trở nên dồi dào, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu giảm.

+ Đường Phillips dài hạn (LP) Đường Phillips dài hạn mô tả mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn. Trong dài hạn khi tổng cầu tăng, dẫn đến mức giá chung (P) tăng; các biến danh nghĩa như tiền lương danh nghĩa (W) cũng điều chỉnh tăng lên cùng tỷ lệ với mức giá chung. Do đó các biến thực không đổi, như tiền lương thực (W/P) không đổi, vẫn ở mức cân bằng, sản lượng cân bằng vẫn ở mức Yp và tỷ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên Un.

Đường Phillips dài hạn dịch chuyển khi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thay đổi khi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm: LRPC dịch chuyển sang trái. Khi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng: LRPC dịch chuyển sang phải

Khi lạm phát do cầu, trong ngắn hạn sẽ có sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát. Nhưng điều này không xảy ra trong dài hạn.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.

Từ khóa » đường Phillips Ngắn Hạn Mô Tả Sự đánh đổi Trong Ngắn Hạn Giữa