Đương Quy – Dược Liệu Bổ Máu, Trị đau Nhức Xương Khớp Hàng đầu
Đương quy là một trong những vị thuốc dân tộc có tác dụng dược lý đa dạng nhất, được ứng dụng để chữa trị nhiều chứng bệnh liên quan đến đau nhức xương khớp, thiếu máu, suy nhược cơ thể, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ,…
4.9/5 - (252 bình chọn)- 1. ĐƯƠNG QUY LÀ GÌ?
- 2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
- 3. MÙI VỊ
- 4. THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN
- 5. CÔNG DỤNG
- 6. BÀO CHẾ THUỐC CHỮA BỆNH
- 6.1. Bài thuốc chữa viêm quanh khớp vai, đau nhức cánh tay
- 6.2. Bài thuốc bổ máu
- 6.3. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, cơ thể suy nhược
- 6.4. Phụ nữ mang thai bị đau bụng
- 6.5. Bài thuốc chữa mất ngủ, nhức đầu, ngủ hay mê
- 6.6. Bài thuốc chữa cao huyết áp và các triệu chứng tim mạch
- 6.7. Bài thuốc chữa suy nhược tâm thần
- 6. MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
1. ĐƯƠNG QUY LÀ GÌ?
Đương quy là loài cây thân thảo lớn, sống lâu năm với chiều cao cây từ 40-80cm, thân cây hình trụ, màu tím, có rãnh dọc. Lá mọc so le, sẻ lông chim 3 lần, hình mác dài, gốc lá phát triển thành bẹ to, đầu lá nhọn, mép lá có răng cưa. Hoa nhỏ màu xanh trắng, mọc thành chùm ở ngọn cây, gồm 12-40 hoa. Quả đương quy dẹt và có màu tím nhạt. (wiki)
Cây đương quy ưa mọc ở các vùng khí hậu ôn đới, nơi có khí hậu mát mẻ, ở vùng núi có độ cao 2000-3000m, phổ biến nhất là ở Trung Quốc. Ở nước ta, đương quy đã được trồng thử nghiệm ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình.
2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Rễ cây đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm 0,2-0,42%, đây cũng là thành phần chính quyết định tác dụng dược lý của đương quy.
Ngoài ra, cây thuốc đương quy còn có rất nhiều thành phần hóa học quý như: các acid hữu cơ, coumarin, polyacetylen, polysachrid, acid amin, sterol, brefeldin, vitamin B1, B12, E và một số nguyên tố vi lượng khác như nhôm, đồng, kẽm, canxi, crom, magie,…
3. MÙI VỊ
Đương quy có vị ngọt hơi đắng, hơi cay, mùi thơm, tính ấm.
4. THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN
Thu hái: Đương quy được thu hái làm thuốc khi cây đủ từ 3 tuổi trở lên, thời điểm thích hợp nhất là vào mùa thu. Khi thu hoạch sẽ cắt bỏ hết lá và chỉ giữ lại phần rễ.
Chế biến: Rễ đem rửa sạch, sau đó sao khô hoặc phơi khô để dùng dần. Đương quy được chia thành 3 loại chính với 3 cách chế biến:
- Quy đầu: chỉ sử dụng phần đầu của rễ chính,
- Quy thân: loại bỏ phần đầu và phần đuôi của rễ chính,
- Quy vĩ: là phần rễ phụ hay rễ nhánh.
5. CÔNG DỤNG
Theo Y học cổ truyền:
Là vị thuốc hàng đầu trong các bài thuốc hoạt huyết, bổ huyết, điều kinh, thông kinh, nhuận tràng, tiêu sưng, dưỡng gân.
Chủ trị chứng kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, tắc kinh. Các bệnh thai tiền sản hậu, tê mỏi chân tay, đau nhức xương khớp, mụn nhọt.
Theo Y học hiện đại:
Đương quy có tác dụng chống viêm, tăng miễn dịch cho cơ thể, lợi tiểu, kháng khuẩn.
Các tác dụng khác: giảm đau, an thần, tăng lưu lượng máu, chống hình thành cục máu đông, làm giãn cơ trơn phế quản, ngăn ngừa glycogen trong gan giảm thấp…
6. BÀO CHẾ THUỐC CHỮA BỆNH
Tùy thuộc vào mục đích chữa bệnh khác nhau mà có những cách bào chế đương quy khác nhau. Phổ biến nhất là dạng thuốc sắc, tán bột viên thành viên uống và ngâm rượu.
- Dạng thuốc sắc: ngày uống từ 5-15g, chia 2 lần
- Dạng viên uống: uống trong 4-7 ngày
- Dạng ngâm rượu thuốc: ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.
6.1. Bài thuốc chữa viêm quanh khớp vai, đau nhức cánh tay
12g đương quy, 10g ngưu tất, 8g nghệ, sắc tất cả thuốc với 500ml nước đến khi còn một nửa lượng nước, ngày uống 2 – 3 lần. Liều lượng 1 thang/ngày. Cần kết hợp với các bài tập vận động, co duỗi cánh tay để nhanh chóng giảm đau nhức.
6.2. Bài thuốc bổ máu
8g đương quy, 6g quế chi, 6g sinh khương, 6g đại táo, 10g bạch thược, 50g đường phèn. Sắc các vị thuốc cùng 600ml nước đến khi còn 200ml, thêm đường vào, dùng uống mỗi ngày 1 thang, ngày uống 3 lần.
6.3. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, cơ thể suy nhược
12g đương quy, 8g bạch thược, 12g thục địa, 6g xuyên khung, sắc cùng 600ml nước cho đến khi còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
6.4. Phụ nữ mang thai bị đau bụng
120g đương quy, 600g thược dược, 160g phục linh, 160g bạch truật, 300g trạch tả, 120g xuyên khung, tán mịn tất cả nguyên liệu thuốc, dùng uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần một thìa cà phê với nước pha rượu.
6.5. Bài thuốc chữa mất ngủ, nhức đầu, ngủ hay mê
100g đương quy, 40g viễn chí, 40g xương bồ, 60g táo nhân, 60g ngũ vị tử, 80g khởi tử, 40g đởm tinh, 40g thiên trúc hoàng, 40g long cốt, 60g ích trí nhân, 40g chu sa, 80g hồ đào nhục, 60g bá tử nhân, tán tất cả thành bột mịn, thêm mật ong vào và làm thành viên 4g. Mỗi ngày uống 2 lần, 1 viên/lần và duy trì liên tục trong khoảng 15 ngày.
6.6. Bài thuốc chữa cao huyết áp và các triệu chứng tim mạch
31g đương quy, 31g sinh địa, 31g mạch môn, 10g tri mẫu, 31g long đởm, 15,5g lô hội, 31g chi tử, 6g vân mộc hương, 1,5g xạ hương, 31g hoàng liên, 31g hoàng cầm, 31g hoàng bồ, 15,5g đại hoàng, 15,5g hà thủ ô, 31g thạch cao. Tán các nguyên liệu này thành bột mịn, trộn cùng mật ong, viên thành viên nhỏ, uống 4 viên/ lần, 3 lần/ngày.
6.7. Bài thuốc chữa suy nhược tâm thần
6g đương quy, 6g nhân sâm, 6g bạch truật, 6g phục linh, 6g cam thảo, 6g viễn chí, 6g xà sàng, 6g phụ tử chế, 9g toan táo nhân, 9g khởi tử, 9g bạch chỉ. Sắc chung tất cả các nguyên liệu với 600ml nước, đến khi lượng nước chỉ còn 1/3. Chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
6. MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
- Để dược liệu đương quy phát huy tác dụng tốt nhất, cần nhớ rõ tác dụng của từng bộ phận trên cây thuốc: phần đầu rễ có tác dụng bổ máu tốt nhất, phần cuối rễ có tác dụng hoạt huyết, còn phần thân có khả năng hoạt huyết và bổ máu.
- Sắc uống với rượu để nâng cao tác dụng.
- Không dùng cho người đang bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng
- Tránh dùng với thuốc chống đông máu
- Tuyệt đối không dùng cho phụ nữ có thai
- Tránh dùng cho người bị viêm loét đường tiêu hóa, rối loạn máu hoặc người bệnh tiểu đường
Nếu cần tư vấn thêm về các phương pháp phòng và chữa bệnh từ đương quy, vui lòng gọi ngay hotline 0865344349 để được các chuyên gia, dược sĩ cao cấp của Dược phẩm Tâm Bình tư vấn cách điều trị phù hợp nhất.
Từ khóa » Cao Duong Quy La Gi
-
Cây đương Quy Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Đương Quy - Hello Bacsi
-
Đương Quy Trị Thiếu Máu, đau Nhức Xương Khớp
-
Vị Thuốc Đương Quy Trong điều Trị Bệnh Lý Phụ Nữ | BvNTP
-
Đương Quy Là Thảo Dược Gì? Công Dụng - Liều Dùng Và Tác Dụng Phụ
-
Cao Đương Quy | Cao Dược Liệu Thiên Nguyên
-
Đương Quy Là Gì? Công Dụng, Cách Dùng, Lưu ý Khi Sử Dụng
-
Đương Quy: Tính Vị, Qui Kinh, Tác Dụng Dược Lý Và Một Số Bài Thuốc
-
Cây đương Quy Thảo Dược Chữa “bách Bệnh” Như Nhân Sâm
-
Đương Quy Là Thảo Dược Có Tác Dụng Gì, Cách Dùng, Liều Dùng Thế Nào.
-
Đương Quy: Loại Sâm Quý Chữa Bệnh Phụ Khoa
-
Đương Quy - Vị Thuốc Bổ Huyết Tốt Cho Sức Khỏe Và Sắc đẹp Phụ Nữ
-
Đương Quy - Cây Sâm Quý Với Nhiều Tác Dụng Trị Bệnh
-
Đương Quy - Vị Thuốc Bổ Máu, Trị đau Nhức Xương Khớp Rất Tốt