Vị Thuốc Đương Quy Trong điều Trị Bệnh Lý Phụ Nữ | BvNTP
Giới thiệu vị thuốc Đương quy
Đương quy có tên khoa học: Angelica sinensis; tên tiếng Anh: Angelica, female ginseng còn được gọi là tần quy, vân quy hay nhân sâm dành cho phụ nữ. Đông y cho rằng đương quy chính là đầu vị trong chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý và điều trị bệnh phụ nữ.
Rễ đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm đến 0,26%, màu vàng sẫm, trong; tỷ lệ axit tự do trong tinh dầu chiếm tới 40%. Đây cũng là thành phần chính quyết định tác dụng của đương quy. Bên cạnh tinh dầu, rễ đương quy còn có các hợp chất khác như courmarin, sacharid, axit amin, sterol… Ngoài ra, cây đương quy còn có chứa nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe chẳng hạn như vitamin B12.
Theo y học cổ truyền, các phần khác nhau của củ đương quy có tác dụng khác nhau. Phần trên cùng (quy đầu) chỉ huyết, phần thân giữa (quy thân) bổ huyết và phần rễ (quy vĩ) thiên về hoạt huyết, ngăn ngừa tình trạng ứ huyết.
Các thầy thuốc y học cổ truyền đã sử dụng các bài thuốc có vị đương quy để làm đẹp, nâng cao sức khỏe và điều trị các bệnh về tuần hoàn, hô hấp và sinh sản, chữa đầy hơi và điều trị bệnh viêm khớp cũng như các bệnh về da. Ngoài ra, đương quy còn là thuốc diệt khuẩn nhẹ và có thể chữa đau bụng, co thắt cơ bắp và giảm triệu chứng viêm phế quản.
Ứng dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh của đương quy
Lợi ích sức khỏe của đương quy: đương quy có vị ngọt, hơi đắng, hơi cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ huyết. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sâm đương quy có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như:
- Ức chế sự kết tập tiểu cầu, liên quan đến điều trị huyết khối não và viêm tắc tĩnh mạch huyết khối, tăng cường tuần hoàn não.
- Tăng sức đề kháng do kích thích miễn dịch, hoạt hóa tế bào lympho B và T, làm tăng sinh kháng thể. Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể.
- Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít, bế kinh, đau bụng kinh ở phụ nữ.
- Đương quy còn có tác dụng điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết kém. Ngoài ra, loại cây này còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh táo bón.
- Làm đẹp da, tươi nhuận, trẻ hóa làn da dùng trong thẩm mỹ.
Các bài thuốc chữa bệnh từ đương quy
Theo đông y dương quy vị ngọt, cay, tính ôn. Vào 3 kinh tâm, can, tỳ, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông trong đông y. Nó là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiêu đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.
-
- Kinh nguyệt không đều, cơ thể suy nhược: 12g đương quy, 8g bạch thược, 12g thục địa, 6g xuyên khung, 600ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
- Phụ nữ mắc nhiều bệnh sau khi sinh: 16g đương quy, 12g thục địa, 6g xuyên khung, 8g bạch thược, 4g gừng khô, 8g đậu đen sao, 8g trạch lan, 8g ngưu tất, 12g ích mẫu thảo, 10g bồ hoàn. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Phụ nữ mang thai bị đau bụng:120g đương quy, 600g thược dược, 160g phục linh, 160g bạch truật, 300g trạch tả, 120g xuyên khung. Tất cả nguyên liệu tán mịn, dùng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê với nước pha rượu.
- Phụ nữ khó có con: 16g đương quy, 8g bạch giao, 14g địa hoàng, 12g thược dược, 8g tục đoạn, 12g đỗ trọng. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Phụ nữ mất máu do băng huyết, tổn thương: 80g đương quy, 40g xuyên khung, trộn chung cho đều. Mỗi lần dùng 20g hỗn hợp trên với 2 bát nước, 1 bát rượu trắng.Sắc còn 1 bát, chia 2 lần uống trước khi ăn.
Chú ý: Những người bị rối loạn đông máu hoặc đang uống thuốc chống đông, phụ nữ có thai không nên sử dụng đương quy.
Đương quy trong chăm sóc sắc đẹp:
Đương quy không những bổ huyết mà còn có tác dụng hoạt huyết rất tốt. Đương quy dùng ngoài giúp tăng cường hoạt huyết trên da, nuôi dưỡng tế bào da, làm giảm tình trạng khô nứt, làm trắng, loại bỏ vết nám tàn nhang hiệu quả, giúp làn da luôn khỏe đẹp - hồng hào tươi tắn.
Cách sử dụng: đương quy, bạch chỉ, đậu xanh, bạch cập, hạnh nhân, hoài sơn tán bột mịn, vài giọt tinh dầu hoa hồng đắp mặt để trị nám tàn nhang và dưỡng da. Công thức này thích hợp với mọi loại da, nhất là người có làn da lão hóa, thô, nhão.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Cao Duong Quy La Gi
-
Cây đương Quy Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Đương Quy - Hello Bacsi
-
Đương Quy Trị Thiếu Máu, đau Nhức Xương Khớp
-
Đương Quy – Dược Liệu Bổ Máu, Trị đau Nhức Xương Khớp Hàng đầu
-
Đương Quy Là Thảo Dược Gì? Công Dụng - Liều Dùng Và Tác Dụng Phụ
-
Cao Đương Quy | Cao Dược Liệu Thiên Nguyên
-
Đương Quy Là Gì? Công Dụng, Cách Dùng, Lưu ý Khi Sử Dụng
-
Đương Quy: Tính Vị, Qui Kinh, Tác Dụng Dược Lý Và Một Số Bài Thuốc
-
Cây đương Quy Thảo Dược Chữa “bách Bệnh” Như Nhân Sâm
-
Đương Quy Là Thảo Dược Có Tác Dụng Gì, Cách Dùng, Liều Dùng Thế Nào.
-
Đương Quy: Loại Sâm Quý Chữa Bệnh Phụ Khoa
-
Đương Quy - Vị Thuốc Bổ Huyết Tốt Cho Sức Khỏe Và Sắc đẹp Phụ Nữ
-
Đương Quy - Cây Sâm Quý Với Nhiều Tác Dụng Trị Bệnh
-
Đương Quy - Vị Thuốc Bổ Máu, Trị đau Nhức Xương Khớp Rất Tốt