Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông: Hành Khách Tăng, Nhưng đường ...

Lương Huyền Trang, sinh viên Trường Đại học Phenikaa, Hà Nội đi học hằng ngày bằng tàu Cát Linh -Hà Đông. Không chỉ Trang mà nhiều hành khách khác lựa chọn đường sắt trên cao vì sự tiện lợi:

"Từ hồi có tuyến đường sắt này tiện hơn nhiều, đi lại thuận lợi hơn mà không bị ùn tắc".

"Nó sẽ đỡ nắng mưa, khá là tiện. Em là sinh viên, vé tháng 100.000 đồng/tháng. Dạo này, em thấy mọi người sử dụng phương tiện này để đi lại nhiều hơn, có những hôm đông đến mức em cũng phải đứng.

Nhà em cũng không gần ga lắm, nhưng mà em đi xe máy đến ga, rồi từ ga đến trường".

Sau nửa năm hoạt động, nhu cầu giao thông trên trục đường có tàu điện Cát Linh – Hà Đông được đáp ứng như thế nào?

Giao thông dọc tuyến và các vùng phụ cận tuyến đường sắt Cát Linh có sự thay đổi ra sao? Tắc đường có giảm đi không?

Đón nghe tọa đàm phát thanh với chủ đề: “Giao thông thay đổi thế nào sau nửa năm vận hành đường sắt Cát Linh Hà Đông?”, phát sóng lúc 14h10 - 15h10, thứ Sáu (20/5) trên tần số FM91 của Kênh VOV Giao thông Hà Nội và TP. HCM.

Lượng khách hiện tăng khoảng 2,5 lần so với thời điểm dịch, trung bình 20.000 - 30.000 lượt một ngày, 50 - 70% hành khách sử dụng vé tháng.

Lượng khách hiện tăng khoảng 2,5 lần so với thời điểm dịch, trung bình 20.000 - 30.000 lượt một ngày, 50 - 70% hành khách sử dụng vé tháng.

Trong 4 tháng đầu năm, sản lượng vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị đạt 1,9 triệu lượt.

Ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Hanoi Metro cho biết, lượng khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông hiện tăng khoảng 2,5 lần so với thời điểm dịch, trung bình trên 20.000 lượt/ngày. Trong đó, hành khách sử dụng vé tháng là trên 50%, trong giờ cao điểm là trên 70%.

"Sau 6 tháng vận hành, tàu Cát Linh - Hà Đông chạy đúng giờ, văn minh, hiện đại nên đã thu hút được người dân. Ngoài ra, còn có những yếu tố mang tính thời điểm, như giá xăng tăng, thời tiết khí hậu.

Metro đã thay đổi văn hóa đi lại của người dân, đi bộ xa hơn, dùng phương tiện công cộng khác như xe buýt để kết nối, vùng phục vụ của tuyến được mở rộng", ông Vũ Hồng Trường cho biết.

Tàu điện Cát Linh - Hà Đông chỉ đông đúc vào giờ cao điểm, vắng khách vào các khung giờ khác trong ngày.

Tàu điện Cát Linh - Hà Đông chỉ đông đúc vào giờ cao điểm, vắng khách vào các khung giờ khác trong ngày.

Tuy nhiên, bên cạnh lượng hành khách thường xuyên là những người đi học, đi làm tại các điểm dọc theo tuyến đường sắt, thì khá nhiều người chưa mặn mà với loại hình phương tiện này:

"Hầu như ít khi đi. Đi xuống ga rồi đến chỗ làm việc, hoặc đi đến chỗ nào đấy phải thực sự thuận tiện. Cái hạ tầng của mình phải đồng bộ, chứ nếu chỉ mình cung đường Cát Linh thôi thì sẽ rất là bất cập".

"Dân công sở sáng dậy tắm rửa sạch sẽ, đi bộ từ trong ngõ ra lên xe buýt hoặc tàu điện trên cao, mồ hôi như tắm rồi đến cơ quan người ta không làm việc được".

Còn với những người dân sinh sống trên trục đường có tàu điện chạy qua, họ vẫn chứng kiến cảnh ùn tắc diễn ra hằng ngày:

"Kể cả có tàu điện trên cao vẫn thế thôi, vẫn tắc lắm!"

"Từ hồi có đường sắt trên cao này giảm được một chút, một chút thôi".

Đánh giá về mật độ phương tiện giao thông trên trục đường có tàu điện Cát Linh - Hà Đông, TS. Lê Đỗ Mười, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GT-VT, Bộ GTVT cho rằng: "Khi chúng ta nói có vận tải khối lớn thì áp lực giao thông tuyến ấy sẽ đỡ đi, nhưng hoàn toàn không phải như thế.

Cát Linh - Hà Đông đưa vào khai thác rồi thì chúng ta thấy áp lực đường Nguyễn Trãi vẫn như cũ, thậm chí còn tăng lên.

Ở đây, bài toán sâu xa là quy hoạch. Khi nghiên cứu chúng ta chỉ nghiên cứu cho lượng dân như thế, nhưng đến khi chúng ta thay đổi quy hoạch thì hoàn toàn khác.

Đáng nhẽ chỗ đó 1-2 tòa nhà, thì chúng ta nâng lên thành 4-5 tòa nhà. Số lượng tầng cao đáng nhẽ 25 tầng, chúng ta đẩy lên 34 tầng, thì không áp lực giao thông nào chịu nổi"./.

Từ khóa » địa Chỉ Các Ga đường Sắt Trên Cao