Tàu điện Trên Cao Cát Linh – Hà Đông ư? Nhất định Phải Thử Một Lần
Có thể bạn quan tâm
Traveloka VN
25 Jan 2024 - 8 min read
Đối với những người đam mê xê dịch thì việc đi tàu điện trên cao không còn xa lạ gì nữa. Chúng ta đã ngồi trên những con tàu hiện đại tối tân ở Châu Âu, Trung Quốc, Hong Kong, Singapore hay ở Bangkok từ hàng chục năm nay rồi. Rất nhiều lần khi ngồi trên tàu ở Bangkok tôi ao ước Hà Nội hay Sài Gòn cũng sẽ có tàu trên cao để đi làm về không bị tắc đường, để không phải ngửi mùi khói bụi mù mịt, để từ nhà ra sân bay chỉ mất vài chục phút thay vì cả tiếng đồng hồ như bây giờ.
Những góc check in ấn tượng.
Cách đây chục năm, tôi khi biết dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông được triển khai, tôi đã rất mong chờ. Tuy nhiên chờ mãi, chờ mãi vẫn chưa thấy tàu đâu. Nhiều lúc tôi gần như quên lãng sự kiện này cho đến đầu tháng 11/2021 khi hệ thống tàu Cát Linh - Hà Đông chính thức hoạt động, sự háo hức ngày nào quay lại và ngay lập tức tôi đã đi trải nghiệm một bước tiến quan trọng của giao thông thủ đô.
Ga tàu được thiết kế rộng rãi, thoáng đãng và hiện đại.
1. Tàu điện Cát Linh Hà Đông có gì đặc sắc?Tuyến đường sắt trên cao có 12 nhà ga gồm: ga Cát Linh, ga La Thành, ga Thái Hà, ga Láng, ga Đại học Quốc gia, ga Vành đai 3, ga Thanh Xuân 3, ga bến xe Hà Đông, ga Hà Đông, ga La Khê, ga Văn Khê, ga bến xe Yên Nghĩa đi qua những cung đường có mật độ giao thông rất lớn tại thủ đô như Nguyễn Trãi, Thanh Xuân…
Mỗi đoàn tàu có 4 toa, mỗi toa dài khoảng 19m, rộng 2,8m, cao 3,8m, sức chứa lên đến 1000 hành khách. Vỏ tàu làm bằng thép không gỉ theo tiêu chuẩn châu Âu. Tàu sẽ dừng tại mỗi ga để hành khách lên xuống khoảng 30 giây. Tần suất chạy từ 6 - 7 phút mỗi chuyến, giờ cao điểm có thể giảm xuống 2 - 3 phút mỗi chuyến. Các toa tàu đều được trang bị hệ thống radio hai chiều, cho phép hành khách có thể liên lạc trực tiếp với nhân viên điều khiển trong tình huống khẩn cấp.
Ga Cát Linh với màu xanh bắt mắt.
Tôi bắt đầu hành trình từ ga Cát Linh, ấn tượng đầu tiên là nhà ga to, đẹp, màu xanh rất bắt mắt. Về kiến trúc, các nhà ga được thiết kế tương tự với hệ thống ga tàu các nước Đông Nam Á với nhiều tiện ích gồm thang máy, thang cuốn, bảng biển thông tin hướng dẫn về giờ tàu, tin tức và camera giám sát an ninh. Không gian rất thoáng, rộng rãi, đặc biệt mỗi ga có một màu sắc bắt mắt như cam, vàng, xanh da trời, đỏ…và có rất nhiều góc ấn tượng, lên hình rất Tây, rất Hàn Quốc.
Bảng chỉ dẫn ở ga Cát Linh.
Nếu bạn đi cuối giờ chiều lúc hoàng hôn, ánh nắng xuyên qua sẽ tạo nên cảnh tượng rất đẹp mắt. Rất nhiều người đi tàu không chỉ để trải nghiệm phương tiện mới mà còn để check in, chụp những tấm hình giống hệt như mình đang ở nước ngoài.
2. Cách mua vé đi tàu điện Cát Linh Hà ĐôngQuy trình mua vé, nhận thẻ đi tàu điện Cát Linh - Hà Đông rất nhanh chóng. Bạn có thể mua vé ở quầy hoặc ở máy bán vé tự động. Máy bán vé với hướng dẫn bằng tiếng Việt rất dễ hiểu, bạn chỉ cần làm theo đúng chỉ dẫn là có vé trong tay. Rất giống với các nước khác nên những ai đã quen đi tàu điện thì sẽ không bỡ ngỡ hay trở ngại gì.
Máy bán vé tự động với chỉ dẫn dễ hiểu.
Điều tôi thích nhất là được ngồi trên tàu ngắm những con đường, hồ nước, nhà cao tầng, công viên lướt ngoài cửa sổ. Những khung cảnh dường như rất quen nhưng được trải nghiệm ở trên cao thì lại rất khác lạ và thú vị. Tôi không nghĩ hồ Hoàng Cầu, khu Thanh Xuân, Văn Quán nhìn từ trên cao lại thơ mộng và hay ho đến thế. Thôi thì tạm thời chưa đi được nước ngoài thì ngồi tàu trên cao nhìn thủ đô cũng là niềm vui. Cảm giác mình đang lướt trên tàu cao vút, nhìn xuống quang cảnh phía dưới nơi dòng người ùn tắc kéo dài thật khó tả.
Hành khánh trên tàu.
Hà Nội nhìn từ trên cao.
Quãng đường từ Cát Linh tới ga Yên Nghĩa nếu đi xe máy vào lúc giao thông bình thường sẽ mất khoảng 50 phút, còn vào giờ cao điểm thì có thể là 1-2 tiếng là chuyện bình thường. Nhưng với tàu điện trên cao tôi chỉ mất đúng 30 phút, lại không phải mệt mỏi dưới cái nắng nôi, khói bụi và tâm trạng cáu gắt.
Giá vé tàu điện Cát Linh - Hà Đông thì cực kỳ hợp lý, tính theo chặng từ 8.000 VND - 15.000 VND, giá vé ngày là 30.000 VND, vé tháng phổ thông 200.000 VND/người.
Để giữ cho chuyến tàu luôn sạch đẹp bạn đừng xả rác trên tàu hay ở nhà ga nhé. Cũng đừng viết lên tường nhà ga hay lên ghế ngồi. Mỗi người chúng ta hãy cùng gìn giữ và bảo vệ môi trường xanh sạch.
Mỗi ga là một màu sắc rực rỡ.
Mỗi ga là một màu sắc rực rỡ.
Những góc check in rất đẹp.
Ga Yên Nghĩa là bến cuối cùng của tuyến tàu điện.
Tàu rời khỏi ga Yên Nghĩa.
Là tuyến tàu điện đầu tiên được vận hành tại Việt Nam nên tàu Cát Linh - Hà Đông không tránh khỏi những hạn chế, ví dụ như cả Hà Nội mới chỉ có một tuyến này, các địa điểm khác chưa được kết nối bằng tàu, chỗ gửi xe ở một số bến chưa được tiện lợi, đèn báo điểm đến trên một số chuyến tàu bị lỗi… Tuy nhiên, đi tàu thật sự là một trải nghiệm thú vị. Hơn thế, đây là phương tiện nền móng cho một mạng lưới giao thông hiện đại, tiện lợi và đô thị văn minh. Vì vậy tôi thật sự mong chuyến tàu này lúc nào cũng sẽ đông khách trong tương lai để giảm tải áp lực giao thông, tiết kiệm thời gian và sức khỏe cho mọi người.
Đọc thêm: Hà Nội
Bạn hãy thử và cảm nhận nhé!
Tác giả: Trần Hồng Ngọc* Bài viết tham gia chương trình Traveloka Golocal
Traveloka Golocal là chương trình viết blog giới thiệu những địa điểm đẹp trên khắp đất nước Việt Nam, thuộc khuôn khổ chương trình Traveloka Go & Share. Đây là cơ hội tuyệt vời để quảng bá du lịch địa phương đến mọi người. Với mỗi bài viết đạt yêu cầu bạn sẽ nhận ngay 800.000 VND và cơ hội làm Cộng tác viên với Traveloka. Thông tin chi tiết về chương trình xem tại: https://trv.lk/golocal
Luôn biết thông tin mới nhấtĐăng ký nhận bản tin của chúng tôi để biết thêm các khuyến nghị về du lịch và phong cách sống cũng như các chương trình khuyến mãi thú vị.Đăng kýĐăng kýCopied to clipboardTừ khóa » địa Chỉ Các Ga đường Sắt Trên Cao
-
Điểm đến Dọc Tuyến Tàu điện Cát Linh - Hà Đông - Zing
-
Toàn Cảnh Các Nhà Ga Tuyến Metro Cát Linh – Hà Đông
-
Lộ Trình Các Tuyến Buýt Kết Nối 12 Nhà Ga đường Sắt Cát Linh
-
Gía Vé đi Tàu Cát Linh - Hà Đông | Tuyến đường Sắt Trên Cao 2A
-
12 Ga đường Sắt Cát Linh - Hà Đông Kết Nối Với Những Tuyến Buýt ...
-
Tuyến Số 2A (Đường Sắt đô Thị Hà Nội) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ga Cát Linh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dọc Tuyến đường Sắt Cát Linh-Hà Đông: Qua 10 Ga Vẫn Mỏi Mắt Tìm ...
-
12 Ga đường Sắt Cát Linh - Hà Đông Kết Nối Với Xe Buýt Như Thế Nào?
-
Bổ Sung Nhiều Nhà Chờ, Tuyến Buýt Kết Nối đường Sắt Cát Linh-Hà ...
-
ăn Và Chơi Gì Dọc Tuyến đường Tàu điện Cát Linh - Hà đông?
-
Tin Tức Về Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông Mới Nhất Trên VnExpress
-
Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông: Hành Khách Tăng, Nhưng đường ...