Đường SMA Là Gì? Cách Sử Dụng SMA Trong Giao Dịch - VnTrader

Đường SMA là một trong những kỹ thuật phân tích thị trường được sử dụng phổ biến trong giao dịch tài chính, Forex.

Chỉ báo SMA hiện đang được rất nhiều nhà đầu tư sử dụng để phân tích thị trường. Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất để xác định các xu hướng của thị trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm cũng như cách sử dụng SMA trong giao dịch.

Trong bài viết này, VnTrader sẽ cùng bạn tìm hiểu về đường SMA là gì? Cách sử dụng SMA trong giao dịch để có hiệu quả cao nhất.

Mục lục

  • 1 Đường SMA là gì?
  • 2 Phân loại các đường SMA
  • 3 Công thức tính đường SMA
  • 4 Ý nghĩa của đường SMA
    • 4.1 Xác định xu hướng của thị trường
    • 4.2 Xác định hỗ trợ và kháng cự
    • 4.3 Tìm điểm vào lệnh, chốt lời và cắt lỗ
  • 5 Nên sử dụng đường SMA hay đường EMA
    • 5.1 Tín hiệu mua thể hiện qua đường SMA
    • 5.2 Tín hiệu bán thể hiện qua đường SMA

Đường SMA là gì?

SMA là viết tắt của Simple Moving Average – Đường trung bình động giản đơn. Đây là một công cụ chỉ báo phản ánh biến động giá giản đơn. Đây là công cụ đơn giản và hiệu quả nhất để các nhà đầu tư phân tích kỹ thuật.

Đường SMA là gì?
Đường SMA là gì?

Đường SMA bản chất là số trung bình cộng của giá đóng cửa thị trường trong một khoảng thời gian nhất định sau khi đã loại trừ các yếu tố bất thường. Từ đó, làm giảm sự biến động giúp nhà đầu tư dễ dàng xem xu hướng giá của thị trường.

Chính vì thế, SMA được đánh giá sẽ mang lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư khi muốn xác định sự biến đổi về giá.

Phân loại các đường SMA

Hiện nay, các nhà đầu tư thường sử dụng SMA 10, SMA 14. SMA 20, SMA 100, SMA 200. Và mỗi đường trung bình động giản đơn này sẽ biểu thị một giá trị khác nhau.

Ví dụ: Đường SMA 10 là đường trung bình của 10 ngày được tính theo giá đóng cửa của 10 ngày trước đó. Tương tự với các đường trung bình động khác:

  • SMA 14 là đường trung bình của 14 ngày
  • SMA 20 là đường trung bình của 20 ngày
  • SMA 50 là đường trung bình của 50 ngày
  • SMA 100 là đường trung bình của 100 ngày
  • SMA 200 là đường trung bình của 200 ngày

Trên thực tế hiện nay, không có sự phân biệt về đường nào được sử ưa chuộng hơn. Bởi điều này phụ thuộc vào thói quen của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể phân loại các đường trung bình động theo thời gian. Cụ thể như sau:

  • SMA 10, SMA 14, SMA20: Được sử dụng để phân tích biến động ngắn hạn.
  • SMA 50: Được sử dụng để phân tích biến động trung hạn.
  • SMA 100, SMA 200: Được sử dụng để phân tích biến động dài hạn.

Công thức tính đường SMA

Cách tính đường trung bình động giản đơn được tính theo công thức sau:

SMA = (G1 + G2 +… + Gn) / n

Trong đó:

  • G1- Gn: Mức giá đóng cửa trong một chu kỳ biến động cần xác định
  • n: Số ngày theo chu kỳ biến động

Ý nghĩa của đường SMA

Đường trung bình động giản đơn giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định chính xác nhất trong giao dịch. Cụ thể SMA có ý nghĩa cô cùng quan trọng như sau:

Xác định xu hướng của thị trường

Đường trung bình động giản đơn phản ánh xu hướng biến động giá của cặp tiền tệ trong tương lai. Các nhà đầu tư sẽ dựa vào đó để phân tích cũng như đánh giá thị trường. Từ đó nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định khi nào vào lệnh để thu lợi nhuận.

Hiện tại, xu hướng thị trường được chia theo thời gian bao gồm: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Khi dựa vào SMA nhà đầu tư sẽ xác định được xu hướng thị trường sau:

Đối với ngắn hạn chúng ta sẽ sử dụng SMA 20. Nếu thấy giá cắt lên SMA 20 nghĩa là giá sẽ theo xu hướng tăng ngắn hạn. Và ngược lại, nếu giá cắt xuống SMA 20 nghĩa là giá sẽ theo xu hướng giảm ngắn hạn.

Tương tự với thời gian trung hạn và dài hạn, nhà đầu tư cũng dựa vào SMA để xác định xu hướng tăng hoặc giảm như trên.

Tuy SMA đưa ra kết quả biến động giá khá chậm nhưng chắc. Chỉ báo SMA có khả năng loại bỏ các tín hiệu nhiễu giá hay những bẫy khi thay đổi đột ngột giá.

Xác định hỗ trợ và kháng cự

Đường trung bình động giản đơn đóng vai trò là đường hỗ trợ và kháng cự. Từ đó nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định vào lệnh tại các điểm tiếp xúc.

  • Điểm hỗ trợ: Giá đang nằm ở trên SMA rồi giảm xuống chạm vào SMA và bật lên.
  • Điểm kháng cự: Giá nằm ở dưới SMA, sau đó hồi lên chạm vào SMA và bật xuống.

Với cách xác định này, nhà đầu tư có thể áp dụng cho cả xu hướng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Tìm điểm vào lệnh, chốt lời và cắt lỗ

Nhà đầu tư có thể xác định được thời điểm vào giá chính xác, khi nào phải cắt lỗ và chốt lời nhờ vào SMA trên biểu đồ.

Khi đường trung bình động SMA dốc xuống và giá nằm ở dưới SMA. Lúc này nhà đầu tư có thể theo dõi nếu giá chạm vào SMA thì vào lệnh bán ngay.

Khi đường trung bình động SMA tăng lên và giá nằm ở trên SMA. Lúc này nhà đầu tư theo dõi nếu giá chạm vào SMA thì vào lệnh mua ngay.

Nên sử dụng đường SMA hay đường EMA

Thực tế, SMA và EMA đều có những ưu và nhược điểm riêng. Do đó, để so sánh hay lựa chọn đường nào tốt hơn rất khó. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể lựa chọn theo mục đích đầu tư của mình.

Đường EMA: Đây là lựa chọn hợp lý cho những nhà đầu tư cần một công cụ chỉ báo hỗ trợ ngắn hạn và đưa ra kết quả nhanh chóng.

Đường SMA: Đây là lựa chọn hợp lý cho những nhà đầu tư cần một công cụ chỉ báo hỗ trợ dài hạn, cẩn trọng, không quá gấp gáp về thời gian.

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp nhà đầu tư có thể kết hợp hai hoặc nhiều công cụ chỉ báo khác nhau để mang lại hiệu quả cao nhất. Từ đó nhà đầu tư có thể đánh giá quá trình biến động giá chính xác nhất.

SMAEMA
Ưu điểmHiển thị đồ thị mềm hơn, giúp tránh những tín hiệu saiPhản ứng nhanh và thể hiện được biến động gần nhất của giá
Nhược điểmPhản ứng chậm khiến dẫn đến việc phát tín hiệu mua/bán chậmDễ đem lại những tín hiệu sai do biến động nhanh
Ưu và nhược điểm của SMA và EMA

Hướng dẫn cách giao dịch với đường SMA

Đường trung bình động giản đơn phản ánh biến động giá rất sát thị trường. Vì thế, việc sử dụng chỉ báo SMA trong giao dịch là rất cần thiết.

Khi sử dụng SMA, nhà đầu tư cũng phải xác định được các tín hiệu. Từ đó giúp nhà đầu tư biết khi nào nên mua và khi nào nên bán.

Tín hiệu mua thể hiện qua đường SMA

Tín hiệu mua sẽ xảy ra khi đường ngắn hạn vượt lên trên đường dài hạn. Cụ thể, nhà đầu tư có thể vào lệnh mua trong các trường hợp sau:

Đường giá vượt lên một trong các đường SMA sau: SMA 20, SMA 50 và SMA 100.

Nếu SMA 20 vượt SMA 50 cho thấy tín hiệu báo xu hướng tăng dài hạn.

Nếu giá vượt lên SMA 20 và SMA 20 vượt SMA 50. Đồng thời, đường giá, đường SMA 20, SMA 50 chạm nhau và hướng lên, cho thấy tín hiệu báo xu hướng tăng.

Tín hiệu bán thể hiện qua đường SMA

Nhà đầu tư có thể dựa vào tính hiệu đường ngắn hạn xuống dưới đường dài hạn để nhận biết tín hiệu bán. Cụ thể như sau:

Đường giá vượt xuống một trong các đường SMA sau: SMA 20, SMA 50 và SMA 100.

Nếu SMA 20 vượt xuống SMA 50 cho thấy tín hiệu báo xu hướng giảm dài hạn.

Nếu đường giá vượt xuống SMA 20 và SMA 20 vượt xuống SMA50. Đồng thời đường giá, đường SMA 20, SMA 50 chạm nhau và hướng xuống, cho thấy tín hiệu báo xu hướng giảm.

Trên đây NAB đã chia sẻ đến bạn đọc khái niệm cũng như cách sử dụng đường SMA trong giao dịch. Với bất kỳ một công cụ hỗ trợ nào cũng có những ưu và nhược điểm nhất định. Do đó, nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ và khéo léo kết hợp để đưa ra phương án đầu tư tốt nhất. Chúc các bạn đầu tư thành công!

TÌM HIỂU THÊM:

  • Sóng Elliott là gì? Cách đếm và giao dịch theo sóng Elliott?
  • Mô hình vai đầu vai: Cách nhận biết và giao dịch
5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Sma Là đường Gì