Đường Thẳng Vuông Góc. Đường Thẳng Song Song (lý Thuyết + Dạng 1)
Có thể bạn quan tâm
ÔN TẬP CHƯƠNG III:
ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC. ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG (LÝ THUYẾT + DẠNG 1)
I/ Nhắc lại lý thuyết
Nắm vững được các kiến thức:
1. Hai góc đối đỉnh
- Định nghĩa hai góc đối đỉnh:
Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.
Ví dụ: Trong hình vẽ dưới đây thì \(\widehat {AOC}\) và \(\widehat {BOD}\) là hai góc đối đỉnh.
- Định lí về hai góc đối đỉnh:
Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
Ví dụ: \(\widehat {AOC}\) và \(\widehat {BOD}\) là hai góc đối đỉnh thì \(\widehat {AOC} = \widehat {BOD}\)
2. Hai đường thẳng vuông góc
- Định nghĩa hai đường thẳng vuông góc:
+) Hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông được gọi là hai đường thẳng vuông góc.
+) Ký hiệu: \(xx' \bot yy'\)
- Tính chất của hai đường thẳng vuông góc:
Có một và chỉ một đường thẳng a’ đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước.
- Định nghĩa đường trung trực của một đoạn thẳng:
Đường thẳng vuông góc tại trung điểm của đoạn thẳng thì đường thẳng đó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy.
3. Hai đường thẳng song song
- Dấu hiệu (định lí) nhận biết hai đường thẳng song song:
Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau (hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau) thì a và b song song với nhau.
4. Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song
- Phát biểu tiên đề Ơ-clit về hai đường thẳng song song:
Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.
Điểm M nằm ngoài đường thẳng a, đường thẳng b đi qua M song song với a là duy nhất.
- Phát biểu tính chất (định lí) của hai đường thẳng song song:
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
+) Hai góc so le trong bằng nhau
+) Hai góc đồng vị bằng nhau
+) Hai góc trong cùng phía phụ nhau
5. Từ vuông góc đến song song
- Phát biểu định lí về hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba:
Nếu hai đường thẳng (phân biệt) cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
\(\left. \begin{array}{l}a \bot c\\b \bot c\end{array} \right\} \Rightarrow a//b\)
- Phát biểu định lí về hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba:
Hai đường thẳng (phân biệt) cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
\(\left. \begin{array}{l}a//c\\b//c\end{array} \right\} \Rightarrow a//b\)
- Phát biểu định lí về một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song:
Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.
\(\left. \begin{array}{l}a//b\\c \bot a\end{array} \right\} \Rightarrow c \bot b\)
6. Định lí
- Thế nào là định lí ?
+) Định lí là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng.
+) Định lí không phải được suy ra từ đo hình trực tiếp, vẽ hình hoặc gấp hình mà chỉ được tìm ra nhờ suy luận.
+) Định lí gồm hai phần giả thiết và kết luận. Điều đã cho là giả thiết, điều phải suy ra là kết luận.
VD1: Trong định lí “Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau”, điều đã cho “\(\widehat {AOC}\) và \(\widehat {BOD}\) là hai góc đối đỉnh” là giả thiết của định lí, điều phải suy ra “\(\widehat {AOC} = \widehat {BOD}\)” là kết luận của định lí.
+) Khi định lí phát biểu dưới dạng “Nếu … thì …”, phần nằm giữa từ “Nếu” và từ “thì” là phần giả thiết, phần sau từ “thì” là phần kết luận.
- Cách chứng minh một định lí:
+) Chứng minh định lí là dùng lập luận để từ giả thiết suy ra kết luận.
+) Để chứng minh định lí ta làm như sau:
- Vẽ hình
- Ghi giả thiết, kết luận
- Nếu các bước chứng minh. Mỗi bước gồm một khẳng định và căn cứ của khẳng định đó.
II/ Một số dạng bài tập
1. Dạng 1: Kiểm tra hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc. Vẽ đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc, đường trung trực.
Phương pháp giải:
Sử dụng dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song, định nghĩa và dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng vuông góc, định nghĩa hai đường trung trực.
Bài 1:
Trong hình 37 có 5 cặp đường thẳng vuông góc với bốn cặp đường thắng song song. Hãy quan sát rồi viết tên các cặp đường thẳng đó và kiểm tra lại bằng êke.
Giải:
Năm cặp đường thẳng vuông góc:
\({d_1} \bot {d_8}\,;\,\,{d_1} \bot {d_2}\,;\,\,{d_3} \bot {d_4}\,;\,\,{d_3} \bot {d_5}\,;\,\,{d_3} \bot {d_7}\)
Năm cặp đường thẳng song song:
\({d_2}//{d_8}\,;\,\,{d_4}//{d_5}\,;\,\,{d_4}//{d_7}\,;\,\,{d_5}//{d_7}\)
Bài 2:
Vẽ lại hình 38 rồi vẽ thêm:
a) Các đường thẳng vuông góc với d đi qua M, đi qua N.
b) Các đường thẳng song song với e đi qua M, đi qua N.
Giải:
a) Đường thẳng a đi qua M và vuông góc với d. Đường thẳng b đi qua N và vuông góc với d.
b) Đường thẳng x đi qua M và song song với e. Đường thẳng y đi qua N và song song với e.
Bài 3:
Vẽ hình theo trình tự sau:
– Vẽ ba điểm không thẳng hàng A, B, C.
– Vẽ đường thẳng \({d_1}\) đi qua B và vuông góc với đường thẳng AC.
– Vẽ đường thẳng \({d_2}\) đi qua B và song song với AC.
Vì sao \({d_1}\) vuông góc với \({d_2}?\)
Giải:
Có thể vẽ hình như sau:
\({d_1} \bot AC\,;\,\,AC//{d_2} \Rightarrow {d_1} \bot {d_2}\)
Bài 4:
Cho đoạn thẳng AB dài 28 mm. Hãy vẽ đường trung trực của đoạn thẳng ấy.
Giải:
Cách vẽ:
- Dùng thước có chia khoảng vẽ đoạn thẳng AB = 28 mm. Vẽ trung điểm I của đoạn AB bằng cách lấy I thuộc đoạn thẳng AB sao cho AI = 14 mm.
- Dùng ê kê vẽ đường thẳng d vuông góc với AB tại I.
Đường thẳng d chính là đường trung trực của AB.
Từ khóa » Tính Chất Vuông Góc
-
Vuông Góc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lý Thuyết Về Hai đường Thẳng Vuông Góc | SGK Toán Lớp 7
-
Lý Thuyết: Hai đường Thẳng Vuông Góc
-
Từ Vuông Góc Đến Song Song: Các Dạng Toán Cơ Bản. - Kiến Guru
-
Lý Thuyết Hai đường Thẳng Vuông Góc Toán 7
-
Sử Dụng Tính Chất Vuông Góc Trong Mặt Phẳng
-
Lý Thuyết Hai đường Thẳng Vuông Góc Hay, Chi Tiết | Toán Lớp 7
-
Lý Thuyết Hai đường Thẳng Vuông Góc Toán 7
-
[CHUẨN NHẤT] Thế Nào Là Hai đường Thẳng Vuông Góc - TopLoigiai
-
Hai đường Thẳng Vuông Góc Là Gì - Hàng Hiệu
-
Lý Thuyết Hai Đường Thẳng Vuông Góc Và Bài Tập Vận Dụng
-
Tổng Hợp Lý Thuyết đường Thẳng Vuông Góc Với Mặt Phẳng Khi Nào ...
-
Bài 3. Đường Thẳng Vuông Góc Với Mặt Phẳng - SureTEST
-
Lý Thuyết đường Thẳng Vuông Góc Với Mặt Phẳng