Đường Tròn Lượng Giác - Một Số Kết Quả Cần Nhớ
Có thể bạn quan tâm
Hình vẽ về đường tròn lượng giác; điểm ngọn của các cung đặc biệt; vị trí các trục sin, cos, tan, cotang; giá trị lượng giác của các cung (góc) đặc biệt.
Điểm ngọn của một số cung đặc biệt
Trong mặt phẳng toạ độ \(Oxy,\) ta vẽ đường tròn tâm \(O\), bán kính \(R=1\), chọn sẵn điểm \(A(1;0)\) làm điểm gốc và chọn chiều quay ngược chiều kim đồng hồ là chiều dương. Đường tròn trên gọi là đường tròn lượng giác. Để biểu diễn một cung lượng giác lên đường tròn lượng giác, ta luôn chọn điểm gốc của cung đó tại \(A\), ta chỉ quan tâm đến điểm ngọn của cung đó ở đâu mà thôi. Quy ước vị trí các điểm \(A', B, B'\) như trên hình vẽ. Ta có bảng sau đây biểu thị mối liên hệ giữa số đo một số cung \(x\) đặc biệt hay dùng và vị trí điểm ngọn của nó trên đường tròn lượng giác:
(Quy ước: \(k\in\mathbb{Z}\))
Số đo của cung | Điểm ngọn |
---|---|
\(x=k2\pi\) | \(A\) |
\(x=\pi+k2\pi\) | \(A'\) |
\(x=\dfrac{\pi}{2}+k2\pi\) | \(B\) |
\(x=-\dfrac{\pi}{2}+k2\pi\) | \(B'\) |
\(x=k\pi\) | \(A, A'\) |
\(x=\dfrac{\pi}{2}+k\pi\) | \(B, B'\) |
Phương trình lượng giác cơ bản đặc biệt
Từ giá trị lượng giác của một số cung đặc biệt, ta có 6 phương trình lượng giác cơ bản đặc biệt sau:
- \(\sin x=1\Leftrightarrow x=\dfrac{\pi}{2}+k2\pi\)
- \(\sin x=-1\Leftrightarrow x=-\dfrac{\pi}{2}+k2\pi\)
- \(\sin x=0\Leftrightarrow x=k\pi\)
- \(\cos x=1\Leftrightarrow x=k2\pi\)
- \(\cos x=-1\Leftrightarrow x=\pi+k2\pi\)
- \(\cos x=0\Leftrightarrow x=\dfrac{\pi}{2}+k\pi\)
Hình vẽ minh hoạ
Cùng chuyên mục:
MỚI CẬP NHẬT Định nghĩa góc giữa hai đường thẳng Góc giữa hai vectơ Tích vô hướng của hai vectơ Định lý cosin Cài đặt LaTeX trên Windows Tính góc giữa hai đường thẳng bằng phương pháp vectơ Bài tập tính góc giữa hai đường thẳng Công thức độ dài đường trung tuyến XEM NHIỀU Điều kiện để phương trình bậc hai có nghiệm dương, âm, trái dấu Định nghĩa hình chóp đều Công thức độ dài đoạn thẳng nối hai điểm Đường tròn lượng giác - một số kết quả cần nhớ Tìm m để hàm số đồng biến hoặc nghịch biến trên từng khoảng xác định Phương trình chính tắc của đường thẳng Tính chất vectơ của trung điểm Cách tìm tiệm cận ngang của đồ thị hàm số và bài tập áp dụngGiới thiệu
Giới thiệu Liên hệ Điều khoảnBạn bè
hoctienganhnhanh.vnLink 2
Toán thầy Phú, trang giải bài tập toán - luyện thi toán dành cho học sinh và giáo viên chuyên Toán.
Copyright © 2021. Phát triển bởi thayphu.net. TopTừ khóa » Sử Dụng Vòng Tròn Lượng Giác Toán Học
-
Vòng Tròn Lượng Giác Cơ Bản Và Hướng Dẫn Sử Dụng Chi Tiết
-
Vòng Tròn Lượng Giác
-
Lưu ý để Sử Dụng Thành Thạo Vòng Tròn Lượng Giác - YouTube
-
Hướng Dẫn Sử Dụng đường Tròn Lượng Giác - YouTube
-
Cách Dùng Vòng Tròn Lượng Giác Giải Bài Toán Thời Gian - TopLoigiai
-
Cách Dùng Vòng Tròn Lượng Giác Giải Bài Toán Thời Gian
-
Vòng Tròn Lượng Giác
-
Phương Pháp Đường Tròn Lượng Giác Vật Lý 12 - Kiến Guru
-
Sử Dụng Vòng Tròn Lượng Giác Trong Vật Lý 12
-
[ Đường Tròn Lượng Giác ] Những Thông Tin Và Một Số Lưu ý Khi Dùng
-
Vòng Tròn Lượng Giác Là Gì? 3 Ví Dụ Về Vòng Tròn Lượng Giác Hay
-
Hướng Dẫn Sử Dụng đường Tròn Lượng Giác
-
Bài Tập áp Dụng Vòng Tròn Lượng Giác - Tài Liệu - 123doc