Đường Trung Bình động Moving Average (MA) Từ A-Z | VMEX
Có thể bạn quan tâm
Đường trung bình động MA – Moving Average là gì?
Đường trung bình động MA là một chỉ báo kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất trong thị trường tài chính
Moving Average (MA) hay còn được gọi là đường trung bình động, là đường nối tất cả mức giá đóng cửa trung bình trong N chu kỳ của một sản phẩm, với N được chọn trước.
Ví dụ: Đường MA10 trên khung H1 là đường nối tất cả những giá đóng cửa trung bình trong 10 giờ gần nhất.
Hoặc MA15 trên khung D1 là đường nối tất cả những giá đóng cửa trung bình trong 15 ngày gần nhất
Đường trung bình động (MA) là một cách giúp lọc nhiễu và làm dịu những biến động giá phức tạp trở nên mượt hơn giúp bạn quan sát xu hướng thị trường tốt hơn, chỉ báo chậm theo xu hướng bởi vì nó dựa trên giá cả trong quá khứ. Bằng cách nhìn vào độ dốc của đường trung bình, bạn có thể xác định tốt hơn hướng đi tiềm năng của giá cả thị trường.
Nói chung, đường trung bình di chuyển càng mượt thì phản ứng của biến động giá càng chậm. Một đường trung bình càng nhiều biến động, nó càng phản ứng nhanh với biến động giá. Để làm cho đường trung bình di chuyển mượt mà hơn, bạn cần lấy trị số trung bình của giá ở số kỳ thời gian nhiều hơn (N lớn hơn).
TÌM HIỂU VỀ ĐẦU TƯ HÀNG HÓA
Kênh đầu tư HỢP PHÁP được cấp phép giao dịch tại Việt Nam
Tôi muốn được tư vấnCác dạng đường trung bình động (MA – Moving Average)
Có hai dạng đường trung bình động được sử dụng phổ biến là:
Đường trung bình đơn giản (SMA – Simple Moving Average)
SMA là gì?
SMA là viết tắt của Simple Moving Average, có nghĩa là đường trung bình đơn giản
Công thức tính SMA
Đường trung bình động đơn giản (SMA) là loại đơn giản nhất với trọng số được chia đều cho những mức giá gần đây. Nó được tính bằng cách lấy giá đóng cửa của N phiên giao dịch rồi chia cho N
Nếu bạn vẽ đường SMA 5 kỳ (SMA 5) lên biểu đồ khung thời gian 1 ngày, bạn cần phải cộng giá đóng cửa của 5 ngày trước đó, sau đó chia cho 5. Như vậy bạn đã tính được giá đóng cửa trung bình của 5 ngày. Cứ sau 1 ngày, bạn lại cộng giá đóng cửa 5 ngày gần nhất lại, bạn sẽ được đường trung bình đơn giản.
Ví dụ: Gía đóng cửa của 5 ngày vừa qua như sau:
- Ngày 1: 1.3172
- Ngày 2: 1.3231
- Ngày 3: 1.3186
- Ngày 4: 1.3164
- Ngày 5: 1.3293
Áp dụng công thức, bạn sẽ có giá trung bình 5 ngày gần nhất là
(1.3172 + 1.3231 + 1.3164 + 1.3186 + 1.3293)/5 =1.3209
So sánh các đường SMA khác nhau trên biểu đồ
Dưới đây là một ví dụ về các đường SMA khác nhau trên biểu đồ giờ
Phía trên là biểu đồ USDCHF khung giao dịch 1H, có 3 đường SMA khác nhau. Như ta thấy, nếu SMA với số kỳ càng lớn thì càng phản ứng chậm với giá.
- SMA 62 rất “mượt mà”, cách đường giá rất xa và dường như không ảnh hưởng đến biến động nhỏ của giá.
- SMA 30 gần giá hơn SMA 62, có chuyển động theo từng nhịp biến động của giá
- SMA 10 ôm rất sát giá, thể hiện cả những biến động nhỏ của giá
Điều này bởi vì SMA 62 đã cộng giá đóng cửa của 62 kỳ trước và chia cho 62. Số kỳ càng dài thì MA càng phản ứng chậm với giá
Lưu ý khi sử dụng đường SMA
- Dùng SMA để xác định xu hướng giá: giá có xu hướng tăng hoặc giảm hoặc đang đi ngang.
- Một vấn đề với SMA là nó rất dễ bị xuyên. Khi điều này xảy ra, nó đưa ra những tín hiệu mua/bán sai. Bạn nghĩ rằng một xu hướng mới hình thành khi SMA bị xuyên thủng nhưng thực tế là sau khi xuyên thủng thì giá quay đầu trở lại vùng giá trước đó, xu hướng mới chưa được xác nhận
Đường trung bình hàm mũ (EMA – Exponential Moving Average)
EMA là gì?
EMA là viết tắt của Exponential Moving Average, có nghĩa là đường trung bình hàm mũ.
Tại sao bạn lại cần đường trung bình hàm mũ ( EMA)?
Đôi khi đường trung bình đơn giản (SMA) quá đơn giản và chưa giúp lọc hết những tín hiệu nhiễu. Cho nên bạn cần phải dùng đến đường trung bình động hàm mũ (EMA)
Công thức tính đường EMA
EMA sẽ đặt trọng số vào những kỳ gần nhất. Như ở ví dụ trên, EMA sẽ đặt trọng tâm giá ở các ngày gần hiện tại nhất là ngày 3, 4, 5. Điều này có nghĩa rằng ngày 2 sẽ ít giá trị hơn và sẽ không có tác động lớn như khi tính toán SMA.
Ý nghĩa của đường trung bình hàm mũ (EMA)
Đường trung bình hàm mũ (EMA) chú tâm nhiều hơn đến những hành động giá gần hơn là những dữ liệu quá xa trong quá khứ.
Hãy nhìn vào ví dụ trên biểu đồ USDJPY trên khung H4 bên dưới để nhận ra sự khác biệt của SMA và EMA.
Nhìn vào biểu đồ trên, ta nhận thấy đường màu đỏ (EMA 30) gần giá hơn so với đường màu xanh (SMA 30). Điều này có nghĩa nó đại diện chính xác hơn về những biến động giá gần đây nhất
MỞ TÀI KHOẢN MIỄN PHÍ
Đầu tư hàng hóa hợp pháp Lợi nhuận từ 5-10% (*)
MỞ TÀI KHOẢN NGAY moving averagemoving average là gì
đường moving average
đường moving average là gì
sử dụng đường moving average
cách sử dụng đường moving average
ý nghĩa của đường moving average
moving average traderviet
đường ema và sma
đường ema và ma
Từ khóa » Tín Hiệu đường Trung Bình Là Gì
-
Đường Trung Bình động – Moving Average Là Gì? | XTB
-
Đường Trung Bình động MA Là Gì? Cách Sử Dụng ... - YSradar - Yuanta
-
11. Chỉ Báo Kỹ Thuật: Đường Trung Bình động MA - Green Chart
-
Đường MA Là Gì? Cách Sử Dụng Moving Average
-
Đường Trung Bình động MA Là Gì? Cách Sử Dụng ... - HSC Online
-
Đường Trung Bình động (MA) Trong Phân Tích Kỹ Thuật Là Gì? - Finashark
-
3 đường MA Là Gì? Cách Sử Dụng đường Trung Bình động SMA ...
-
Sử Dụng đường Trung Bình động SMA Trong đầu Tư Chứng Khoán
-
Đường Trung Bình (Moving Averages) - Cophieu68
-
Đường Trung Bình Di động (Moving Average − MA) Là Gì?
-
Sử Dụng đường Trung Bình Giá (SMA) Trong Mua Bán Cổ Phiếu
-
Đường Trung Bình động MA Là Gì? Cách Sử Dụng đường MA Hiệu ...
-
Sử Dụng đường MA Trong Chứng Khoán Như Thế Nào để đạt Hiệu Quả ...
-
Đường Trung Bình MA Là Gì? Cách Sử Dụng đường Trung Bình MA