Sử Dụng đường Trung Bình động SMA Trong đầu Tư Chứng Khoán

Đường trung bình động MA

Đường MA (hay còn gọi là Moving Average) là đường trung bình động, thể hiện biến động, chỉ báo xu hướng của giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian.

Nhà đầu tư sử dụng đường MA để đánh giá xu hướng vận động của giá cổ phiếu. Đường MA được xem là chỉ bảo chậm, nó không có tác dụng để dự báo mà chủ yếu là sẽ vận động theo diễn biến giá đã được hình thành.

Đường trung bình động thường lấy các mốc phổ biến như 10,20 ngày đối với MA ngắn hạn, 50 ngày cho trung hạn và 100 hoặc 200 ngày đối với dài hạn. Các đường trung bình sẽ có độ trễ nhất định so với giá (đặc biệt trong ngắn hạn).

Có ba loại đường trung bình động phổ biến nhất được sử dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán: đường SMA (Simple Moving Average), đường EMA (Exponential Moving Average) và đường WMA (Weighted Moving Average).

  • Đường SMA: là đường trung bình động đơn giản được tính bằng trung bình cộng các mức giá đóng cửa trong một khoảng thời gian giao dịch nhất định.
  • Đường EMA: là đường trung bình lũy thừa được tính bằng công thức hàm mũ, trong đó đặt nặng các biến động giá gần nhất. Do đó, EMA khá nhạy cảm với các biến động ngắn hạn, nhận biết các tín hiệu thất thường nhanh hơn đường SMA giúp nhà đầu tư phản ứng nhanh hơn trước các biến động giá ngắn hạn.
  • Đường WMA: là đường trung bình tỷ trọng tuyến tính, WMA sẽ chú trọng hơn vào các tham số có tần suất xuất hiện cao nhất. Nghĩa là đường trung bình trọng số WMA sẽ đặt nặng các bước giá có khối lượng giao dịch lớn, quan tâm đến yếu tố chất lượng của dòng tiền.

Trong bài viết này Pinetree sẽ giới thiệu cách sử dụng đường SMA trong đầu tư chứng khoán.

Cách tính đường SMA

SMA = [P1+P2+…+P(n)]/n

Trong đó:

  • P1, P2,… là giá đóng cửa các phiên hiện tại, trước đó,…
  • n là số phiên trong kỳ tính toán.

VD: Đường SMA(10) trên đồ thi ngày của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG). Sau đây là giá đóng cửa của mã HPG trong 10 ngày:

Image 5
Đường SMA(10) trên đồ thị ngày của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG)

Vậy SMA(10) = (46.75 + 46.40 + 45.70 + 45.80 + 45.80 + 45.90 + 46.05 + 44.95 + 45.10 + 46.10)/10 = 45.855

Ý nghĩa của đường trung bình động SMA

Đường SMA biểu hiện cho xu hướng giá của cổ phiếu, do đó đường hỗ trợ chúng ta dự đoán giá trong tương lai. Nhìn vào tốc độ của đường SMA nhà đầu tư có thể đoán giá cổ phiếu đang có xu hướng tăng, giảm hay đi ngang để từ đó ra quyết đinh đầu tư.

Ưu điểm

Đường SMA phản ứng chậm nên sẽ loại bỏ được các biến động nhiễu ngắn hạn. Về dài hạn đường SMA khá tin cậy. SMA là đường trung bình MA phổ biến nhất trên thị trường nên nó sẽ phản ánh khá sát với tâm lý của nhà đầu tư tại các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự.

Nhược điểm

Đường SMA bộc lộ yếu điểm khá rõ trong ngắn hạn khi phát ra tín hiệu mua bán chậm. Do đó, độ nhạy của đường trung bình MA tương đối thấp so với những biến động trong ngắn hạn.

Ứng dụng trong mua bán cổ phiếu

Các đường trung bình SMA phổ biến:

  • Đường MA dùng trong dài hạn: SMA(100); SMA(200)
  • Đường MA dùng trong trung hạn: SMA(50)
  • Đường MA dùng trong ngắn hạn: SMA(10), SMA(14), SMA(20)

Tín hiệu mua: tín hiệu mua xảy ra khi đường ngắn hạn vượt lên đường dài hạn.

  • Đường giá vượt lên đường SMA20 báo hiệu xu hướng tăng ngắn hạn.
  • Đường giá vượt lên đường SMA50 báo hiệu xu hướng tăng trung hạn.
  • Đường SMA30 vượt lên SMA50 (tín hiệu dài hạn xác định xu hướng tăng dài hạn).
  • Đường giá vượt lên đường SMA20 và đường SMA20 vượt lên SMA50 (xu hướng tăng giá thể hiện rõ khi 3 đường chạm nhau và hướng lên).

Tín hiệu bán: tín hiệu mua xảy ra khi đường ngắn hạn đi xuống dưới đường dài hạn.

  • Đường Giá vượt xuống đường SMA(20) báo hiệu xu hướng giảm ngắn hạn.
  • Đường Giá vượt xuống đường SMA(50) báo hiệu xu hướng giảm trung hạn.
  • Đường Giá vượt xuống đường SMA(100) báo hiệu xu hướng giảm trung hạn
  • Đường SMA(20) vượt xuống SMA(50) (tín hiệu dài hạn xác định xu hướng giảm trong dài hạn).
  • Đường Giá vượt xuống đường SMA(20) và đường SMA(20) vượt xuống SMA(50) (xu hướng giảm giá thể hiện rõ khi 3 đường chạm nhau và hướng xuống)

Lưu ý tín hiệu trễ của đường trung bình SMA

  • Đường SMA có tính chất là tín hiệu trễ. Tức là đường giá tạo đỉnh rồi, đường SMA(20) sau đó mới tạo đỉnh. Đường SMA(50) tạo đỉnh trễ hơn nữa. Tương tự đường giá bật lên rồi, đường SMA(20) bật lên sau, và đường SMA(50) bật lên muộn hơn nữa. Đường SMA càng dài hạn hơn thì tín hiệu càng trễ hơn và càng ít bám đường giá hơn.

Đường trung bình giá hoạt động rất hiệu quả trong việc phản ánh xu hướng thị trường tuy nhiên lại không hiệu quả trong giai đoạn thị trường biến động. Việc áp dụng khoảng thời gian phù hợp để tối ưu hóa việc sử dụng đường MA chung hay SMA nói riêng sẽ dẫn đến những kết quả khác nhau, tùy theo kinh nghiệm và mức phán đoán của từng nhà đầu tư.

Nguồn: Tổng hợp

Chứng khoán Pinetree miễn phí hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và công cụ lãi suất Margin 9%/năm không kèm điều kiện. Đây là mức phí tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Từ khóa » Tín Hiệu đường Trung Bình Là Gì