Đứt Dây Chằng Chéo Có đi được Không? Cần Làm Gì Khi Gặp Chấn ...
Có thể bạn quan tâm
Đứt dây chằng chéo có đi được không? Đây là băn khoăn của người bệnh khi bị chấn thương đầu gối. Đứt dây chằng chéo là chấn thương nặng, cần được xử trí kịp thời. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân chủ quan không điều trị sớm, gây ra những tổn thứ phát trên sụn khớp.
Đứt dây chằng chéo có đi được không?
Bạn vẫn có thể đi lại được. Khi dây chằng đầu gối bị tổn thương, bệnh nhân thường sẽ hết đau sau vài ngày. Tuy nhiên, về lâu dài, tình trạng này có khả năng gây khó khăn khi người bệnh khi chạy, đi nhanh. Biến chứng nặng hơn là có thể là khiến cơ đùi có thể bị teo.
Nhiều người thường lầm tưởng chấn thương dây chằng đầu gối chỉ là tổn thương nhẹ như bong gân. Họ không chủ động đến bác sĩ để thăm khám cụ thể và điều trị dứt điểm. Đây là lý do khiến chấn thương này thường bị bỏ sót.
Nguyên nhân gây chấn thương dây chằng
Đứt dây chằng chéo đầu gối thường xảy ra do chấn thương gián tiếp và chấn thương trực tiếp. Chấn thương gián tiếp là nguyên nhân gây đứt dây chằng chéo đầu gối thường gặp nhất. Ví dụ như đang chạy, bạn dừng hoặc chuyển hướng đột ngột khi bàn chân vẫn giữ nguyên. (1)
Chấn thương trực tiếp chiếm đến 30% khi người bệnh va chạm trực tiếp vào đầu gối hay chơi các môn thể thao (bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ…) hoặc tai nạn giao thông va chạm vào đầu gối.
Dấu hiệu cảnh báo chấn thương dây chằng
1. Lỏng khớp gối
Lỏng khớp gối là tình trạng các xương ở khớp gối không được nối kết chắc chắn với nhau, gây ra hiện tượng lỏng lẻo tại khớp gối khi hoạt động. Ở giữa khớp khối có hai dây chằng nối hai đầu xương, khiến chúng liên kết chặt chẽ với nhau tại trung tâm khớp. Hai dây chằng này là dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau.
Dây chằng chéo trước có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự chắc chắn và ổn định khi hoạt động cho khớp gối. Do đó, khi chấn thương dây chằng trước, khớp gối sẽ lỏng lẻo.
Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó khăn khi đi lại, chân yếu; chân có khớp gối lỏng khó đứng trụ, dễ té ngã khi chạy; khi gập gối hay leo cầu thang, chân có cảm giác không thật, khó bước lên và bước xuống.
2. Sưng đau đầu gối
Tiếng “rắc” là dấu hiệu người bệnh rất dễ nhận biết khi bị chấn thương. Đầu gối trở nên sưng phù nề, đau nhức do dây chằng vừa bị đứt, dẫn đến chảy máu, tổn thương cấu trúc bên trong khớp (bao khớp, các dây chằng bên).
Bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi di chuyển. Cơn đau nhức trở nên dữ dội hơn khi vận động mạnh hay tiếp tục di chuyển. Sau khoảng từ 2 đến 3 tuần, tình trạng sưng tấy sẽ hết. Tuy nhiên, bạn không thể tham gia các hoạt động thể thao hay đi lại nhanh như trước.
3. Tại sao đứt dây chằng lại teo cơ?
Người bị chấn thương thường hạn chế vận động ở bên gối đứt dây chằng vì khớp gối bị lỏng lẻo. Khi đi lại, bệnh nhân chủ yếu dồn lực lên phía chân lành nên cơ đùi ngày càng teo, chân ngày càng yếu. Sau khi vết thương đã lành khoảng 2 – 3 tuần, hiện tượng teo cơ ở bên đầu gối chấn thương sẽ xuất hiện. Nhóm người ít vận động như học sinh, nhân viên văn phòng… có nguy cơ cao đối mặt với tình trạng teo cơ.
Cần làm gì khi bắt gặp các dấu hiệu trên?
Khi gặp những dấu hiệu chấn thương dây chằng trên, người bệnh hãy thực hiện sơ cứu ban đầu gồm: (2)
- Dừng tất cả hoạt động, nằm xuống nghỉ ngơi, cố gắng không làm ảnh hưởng đến vị trí tổn thương.
- Tiến hành chườm đá vào vùng bị thương trong khoảng 20 đến 30 phút, giúp giảm đau và sưng nề.
- Sử dụng nẹp để cố định chấn thương. Nếu không có nẹp chuyên dụng, bạn có thể sử dụng 2 thanh gỗ, tre hay miếng bìa cứng để làm nẹp, nhẹ nhàng đặt nẹp qua hai khớp trên và dưới vùng bị chấn thương, sau đó dùng băng vải, băng thun để cố định nẹp tại vị trí bị đau.
- Nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, chữa trị đúng cách.
Khi sơ cứu, bệnh nhân hạn chế nắn hay xoa bóp vết thương vì có khả năng làm vết thương nặng hơn, nếu không thực hiện đúng cách. Người bệnh tuyệt đối không chườm nóng hay sử dụng rượu xoa bóp vì có thể gây sưng đau trầm trọng hơn ở vị trí chấn thương.
Phương pháp điều trị chấn thương đứt dây chằng chéo
Điều trị chấn thương dây chằng chéo bao gồm phương pháp không phẫu thuật và phương pháp phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ xem xét nhiều yếu tố như mức độ tổn thương, nhu cầu hoạt động của bệnh nhân để lựa chọn phương án phù hợp và xác định khi nào cần mổ dây chằng đầu gối. (3)
Chẳng hạn, với người chơi thể thao chuyên nghiệp, họ sẽ cần phẫu thuật để trở lại vận động một cách an toàn. Trong khi, những người ít vận động sẽ không cần đến phương pháp điều trị phẫu thuật.
Điều trị không phẫu thuật
Dây chằng chéo khi bị đứt hay rách sẽ không có khả năng tự lành nếu không phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu người bệnh lớn tuổi hoặc ít vận động, bác sĩ sẽ khuyến khích áp dụng phương pháp điều trị không phẫu thuật.
- Mang nẹp: Nẹp hỗ trợ người bệnh cố định khớp gối. Để hạn chế áp lực dồn lên gối khi di chuyển, bạn sẽ cần đến nạng.
- Vật lý trị liệu: Khi giảm sưng, các chuyên viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn những bài tập hỗ trợ hoạt động cơ chân, cải thiện phạm vi chuyển động của đầu gối, hỗ trợ quá trình phục hồi chấn thương.
Điều trị phẫu thuật
Phần lớn các trường hợp đứt dây chằng chéo không thể khâu lại được. Do đó, dây chằng cần được tái tạo. Các bác sĩ sẽ thay thế dây chằng của bệnh nhân bằng một mảnh ghép khác. Mảnh ghép đó hoạt động như một nền tảng hỗ trợ cho dây chằng mới phát triển.
Mảnh ghép sẽ được lấy từ những vị trí trên cơ thể như gân cơ tứ đầu đùi, gân cơ thon, gân gót… Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước thường được thực hiện bằng nội soi do ít xâm lấn và thời gian phục hồi nhanh hơn. Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần tập vật lý trị liệu để sớm trở lại hoạt động bình thường.
Chăm sóc sau khi chấn thương dây chằng
Quá trình phục hồi sau chấn thương dây chằng vô cùng quan trọng. Nếu không được chăm sóc đúng cách, người bệnh có thể mất rất nhiều thời gian hồi phục, dễ gặp những biến chứng đi kèm như teo cơ, lỏng gối, thậm chí là đứt dây chằng tái phát. Để nhanh chóng quay lại sinh hoạt bình thường, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau đây:
- Nghỉ ngơi: Để tránh đầy gối bị thương, bảo vệ dây chằng và hạn chế tổn thương khác, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, tạm thời ngừng các công việc, học tập.
- Chườm đá: Chườm túi nước đá vào đầu gối 2 giờ một lần, mỗi lần 20 – 30 phút.
- Sử dụng băng, gạc: Quấn băng thun hay dùng gạc để cố định vị trí chấn thương.
- Nâng đầu gối cao hơn đầu: Khi nằm xuống, bệnh nhân hãy đặt một chiếc gối dưới đầu gối chấn thương để giúp giảm sưng.
- Tập vật lý trị liệu: Bạn cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc tập vật lý trị liệu phục hồi sau chấn thương dây chằng chéo đầu gối. Những bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp xung quanh đầu gối, cải thiện tính linh hoạt.
- Tái khám định kỳ: Sự tư vấn của bác sĩ trong từng giai đoạn phục hồi sẽ giúp người bệnh nhận biết những triệu chứng hay dấu hiệu bất thường trong quá trình phục hồi, nắm rõ tình trạng phục hồi hiện tại.
Khi điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nội soi, người bệnh kiên trì tập luyện vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình phục hồi chức năng vận động của khớp gối. Sau 8 đến 12 tháng, bạn có thể tiếp tục chơi thể thao.
Quy tụ đội ngũ chuyên gia giỏi chuyên môn, ứng dụng nhiều kỹ thuật cao trong điều trị cơ xương khớp Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Nội cơ xương khớp tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh đã thăm khám và điều trị thành công cho hàng trăm ngàn bệnh nhân, trong đó có tình trạng thoái hóa khớp.
Các chuyên gia đầu ngành của GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến, PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa, Ths.BS Trần Anh Vũ, BS.CKI Trần Xuân Anh… đã mang đến niềm vui cho vô số bệnh nhân sau khi những chấn thương cơ xương khớp lâu năm của họ được chữa khỏi hoàn toàn.
Bên cạnh đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm thực tiễn và chuyên môn, hệ thống BVĐK Tâm Anh còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới như hệ thống máy nội soi công nghệ 3D độ phân giải cao, máy X-quang thế hệ mới… nhằm phục vụ cho việc thăm khám và điều trị hiệu quả cho người bệnh.
Đặc biệt nhất là công nghệ phẫu thuật bằng robot hiện đại và thông minh hàng đầu thế giới ARTIS pheno của thương hiệu Siemens nhập khẩu đồng bộ từ Cộng hòa Liên bang Đức.
Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý cơ xương khớp – chấn thương thể thao tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Chính việc có thể đi lại sau khi bị đứt dây chằng đầu gối sẽ khiến nhiều người xem nhẹ các hệ lụy lâu dài mà chấn thương này gây ra. Đầu gối là một trong những bộ phận chịu tải lực lớn nhất của cơ thể, vì vậy không nên chủ quan với nhưng thương tổn tại vị trí này. Nếu phát hiện những triệu chứng của chấn thương dây chằng khớp gối, bạn cần khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác. Việc phát hiện và điều trị sớm chấn thương dây chằng chéo sẽ giúp hạn chế biến chứng và phục hồi chức năng hiệu quả.
Từ khóa » đứt Dây Chằng Có đi được Không
-
Bị đứt Dây Chằng Chéo đầu Gối Nhưng Không Biết Vì Vẫn đi Lại được
-
Bị đứt Dây Chằng Chéo Khớp Gối Bao Lâu Có Thể Chơi Thể Thao Trở Lại?
-
Đứt Dây Chằng Chéo Trước Có đi được Không?
-
Đứt Dây Chằng đầu Gối: Nhận Biết Sớm, Phòng Ngừa Biến Chứng | ACC
-
Khi Bị đứt Dây Chằng Chéo Trước Có Chạy được Không?
-
Đứt Dây Chằng Cổ Chân Có đi được Không?
-
Đứt Dây Chằng Gối Có đi Lại được Không? - Tendoactive
-
Đứt Dây Chằng Khớp Gối Có đáng Lo Ngại Không? Phương Pháp điều ...
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh đứt Dây Chằng Chéo Của Gối?
-
Đứt Dây Chằng Khớp Gối Và Tổn Thương Sụn Chêm - Cẩm Nang MSD
-
Chấn Thương đầu Gối Và Phương Pháp điều Trị | Bệnh Viện Gleneagles
-
Phục Hồi Chức Năng Sau Phẫu Thuật Tái Tạo Dây Chằng Chéo ...
-
Đứt Dây Chằng Chéo Trước Khớp Gối, điều Trị Thế Nào? - Benh-vien-115
-
Đứt Dây Chằng Chéo Trước Có Đi Được Không? Nghỉ Bao Lâu