Đứt Dây Chằng Cổ Chân: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn đoán Và điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Đứt dây chằng cổ chân là chấn thương nghiêm trọng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, khớp cổ chân bị lỏng lẻo và sưng tấy, khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Để đánh giá tình trạng bệnh, người bệnh cần được khám kiểm tra triệu chứng kết hợp xét nghiệm cận lâm sàng . Qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Đứt dây chằng cổ chân là gì?
Cấu tạo của khớp cổ chân gồm nhiều xương như xương chày, xương mác, xương gót, xương sên… Những bộ phận này được bao quanh bởi hệ thống dây chằng. Trong đó, dây chằng cổ chân là dễ bị tổn thương nhất. Vì bộ phận này nằm ở phía ngoài cổ chân. (1)
Đứt dây chằng cổ chân là tình trạng dây chằng xung quanh khớp cổ chân bị kéo căng quá mức, dẫn đến tình trạng đứt hoàn toàn. Đứt dây chằng cổ chân gây ra những cơn đau nhức khó chịu, làm người bệnh gặp nhiều trở ngại khi vận động.
Nguyên nhân gây đứt dây chằng cổ chân
Đứt dây chằng cổ chân xảy ra do cổ chân bị lệch sang một bên hay xoắn đột ngột, bàn chân xoay vào trong, có lực tác động rất mạnh vào khớp dẫn tới tổn thương. Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đứt dây chằng cổ chân như: (2)
- Chấn thương: Các chấn thương do té ngã khi chơi thể thao, lao động, sinh hoạt có khả năng khiến mắt cá chân, cổ chân bị ảnh hưởng, tăng áp lực lên dây chằng. Té ngã và tai nạn bất ngờ cũng có thể ảnh hưởng đến gót chân, xoắn bàn chân đột ngột hay xoay vào trong. Tình trạng này sẽ kéo căng dây chằng quá mức, dẫn đến tình trạng đứt.
- Tác động trực tiếp lên khớp cổ chân: Va đập mạnh hay bị đánh vào chân có thể tạo một lực lớn tác động trực tiếp lên khớp cổ chân. Điều này gây ra áp lực, tổn thương xương, khớp và dây chằng, có thể dẫn đến tình trạng rách, đứt dây chằng và gãy xương.
- Đột ngột thay đổi tư thế: Đột ngột thay đổi tư thế làm cổ chân bị lệch sang một bên, khi đó dây chằng sẽ chịu nhiều áp lực và bị kéo căng, dẫn đến tình trạng đứt hoàn toàn.
Phương pháp chẩn đoán
Khám lâm sàng
Người bệnh sẽ được kiểm tra mức độ đau nhức, vị trí tổn thương, khả năng vận động của bàn chân. Qua đó, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương, khả năng cử động khớp mắt cá chân của bạn.
Xét nghiệm hình ảnh
Nếu chấn thương và triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các chẩn đoán hình ảnh để đánh giá tình trạng tổn thương, phân biệt tổn thương dây chằng và một số tình trạng khác, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp. Các chẩn đoán hình ảnh thường được chỉ định như:
- Chụp X-quang: Chẩn đoán hình ảnh này sẽ giúp bác sĩ phân biệt giãn, đứt dây chằng với gãy xương cổ chân và kiểm tra các vấn đề về xương, vết nứt.
- Chụp CT: Chẩn đoán hình ảnh này cung cấp thông tin chi tiết hơn so với chụp X-quang, cho phép bác sĩ kiểm tra xương (các chấn thương nhỏ, khó phát hiện), mạch máu và những mô mềm, qua đó xác định chính xác tình trạng tổn thương ở dây chằng.
- Chụp MRI: Đây là kỹ thuật sử dụng từ tính, sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc ổ khớp. Kỹ thuật này giúp chẩn đoán nhanh, chính xác tình trạng đứt dây chằng.
- Siêu âm: Kết quả siêu âm giúp bác sĩ kiểm tra mức độ giãn dây chằng và khả năng đứt/rách.
Phương pháp điều trị
Phương pháp RICE
Sau khi bị đứt dây chằng cổ chân, người bệnh có thể áp dụng cách chữa trị sau đây để giảm đau và sưng: (3)
Nghỉ ngơi
Người bệnh nên nghỉ ngơi tại chỗ để giảm sưng và đau do tình trạng đứt dây chằng gây ra. Nghỉ ngơi giúp bạn thả lỏng ổ khớp và mô mềm xung quanh, giảm áp lực lên dây chằng tổn thương. Điều này sẽ giúp xoa dịu đau nhức, giảm sưng và hạn chế chấn thương tiến triển. Khi nghỉ ngơi, người bệnh cần lưu ý:
- Nằm trên sàn hay nệm không quá mềm.
- Thả lỏng cơ thể, nhất là chân.
- Nghỉ ngơi ít nhất 48 tiếng. Trong thời gian đó, người bệnh không cố gắng đi lại, vận động. Bạn chỉ nên đi lại nhẹ nhàng khi cơn đau thuyên giảm.
- Nâng chân cao hơn tim.
Nâng chân cao hơn tim
Khi nằm nghỉ, bạn cần nâng chân cao hơn tim. Đây là cách giảm sưng hiệu quả cho phần lớn các tổn thương ở dây chằng, giúp làm giảm lưu lượng máu tới khớp tổn thương, từ đó giảm sưng, hạn chế bầm tím và giảm nhẹ cơn đau. Trong thời gian nghỉ ngơi, người bệnh nên dùng sử dụng một chiếc gối hay chiếc khăn mỏng cuộn tròn đặt dưới cổ chân.
Chườm lạnh
Nhiệt độ thấp từ đá có tác dụng gây tê và giảm đau tại chỗ rất tốt cho người bị đứt dây chằng. Chườm lạnh giúp giảm sưng nhờ khả năng co mạch máu, ngăn máu dồn về khớp tổn thương. Ngoài ra, biện pháp này còn làm co dây chằng, giúp chúng trở về vị trí cũ.
Người bệnh nên chườm lạnh ngay khi vừa xảy ra chấn thương. Bạn có thể đặt đá vào một chiếc túi chườm hoặc quấn trong tấm khăn rồi áp lên vị trí tổn thương khoảng 20 phút, thực hiện cách 4 giờ/lần.
Nẹp cố định
Sau khi chườm lạnh, bạn cần cố định vị trí tổn thương bằng nẹp hay băng vải. Biện pháp này sẽ giúp hạn chế các chuyển động xấu của cổ chân, ngăn ngừa tổn thương tiến triển, giảm sưng và đau nhức.
Vật lý trị liệu
Sau khi hết sưng và giảm đau, người bệnh cần đến gặp chuyên viên vật lý trị liệu để được hướng dẫn thực hiện những bài tập phục hồi phù hợp. Các bài tập này sẽ giúp bạn phục hồi chức năng của mắt cá chân và dây chằng, hạn chế đau nhức và tăng khả năng vận động.
Phẫu thuật dây chằng cổ chân
Khi bị đứt dây chằng hoàn toàn, người bệnh nên được phẫu thuật càng sớm càng tốt. Phương pháp điều trị này sẽ hỗ trợ tái tạo dây chằng, điều chỉnh ổ khớp lỏng lẻo, phục hồi chức năng cho mắt cá chân. Ngoài ra, bác sĩ còn chỉ định phẫu thuật với các trường hợp như:
- Không thể hồi phục vì dây chằng đã căng giãn quá mức.
- Thất bại sau thời gian điều trị nội khoa tích cực.
Bác sĩ sử dụng các lỗ vào mặt trước khớp cổ chân, đưa camera vào trong khớp, quan sát diện khớp, loại bỏ những mảnh bong sụn khớp (nếu có). Khâu phục hồi dây chằng hay tạo hình lại dây chằng bằng các mảnh ghép thay thế.
Các biến chứng nếu không điều trị kịp thời
Các trường hợp đứt dây chằng không điều trị sớm hay điều trị không đúng cách, tốc độ và khả năng phục hồi của người bệnh có thể bị ảnh hưởng. Ngoài ra, người bệnh còn có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như:
- Đau khớp mạn tính
- Thoái hóa khớp cổ chân
- Yếu và teo cơ chân
- Dị tật vĩnh viễn
- Hạn chế tầm vận động của khớp tổn thương
- Giảm khả năng vận động
- Viêm khớp tiến triển
Cách phòng tránh
Tình trạng đứt dây chằng cổ chân rất khó để phòng ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm nguy cơ chấn thương dây chằng khi lưu ý những điều sau:
- Giảm chấn thương bằng cách thận trọng trong những hoạt động thể thao, sinh hoạt, lao động, lái xe.
- Tránh lạm dụng khớp cổ chân. Bạn nên cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và vận động.
- Chọn giày phù hợp để hạn chế té ngã khi di chuyển, ngoài ra nên hạn chế mang giày cao gót.
- Hạn chế chơi các môn thể thao mạo hiểm vì sẽ làm tăng nguy cơ giãn, đứt dây chằng cổ chân.
- Cần khởi động trước khi chơi thể thao, nhất là các môn dễ chấn thương, sử dụng khớp cổ chân nhiều như đá banh, chạy nước rút, đạp xe, nhảy xa, nhảy cao… Khởi động giúp tăng tính linh hoạt, cải thiện lưu lượng máu, làm nóng toàn thân, hạn chế chấn thương.
- Kiểm soát tốt cân nặng: Bạn nên tránh tăng cân đột ngột. Nếu thừa cân, béo phì, người bệnh nên lên kế hoạch giảm cân càng sớm càng tốt. Vì cân nặng quá tải có thể gia tăng áp lực lên khớp cổ chân và mô mềm.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dưỡng chất để nâng cao sức khỏe xương khớp, tăng độ bền cho dây chằng, từ đó ngăn ngừa thoái hóa dây chằng, giảm nguy cơ tổn thương khi có va chạm.
- Duy trì thói quen vận động để tăng tính linh hoạt, hạn chế cứng khớp, thoái hóa xương khớp làm tăng áp lực lên dây chằng.
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; ThS.BS Trần Anh Vũ; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ tiên tiến hàng đầu thế giới
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và phẫu thuật điều trị thành công các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Đứt dây chằng cổ chân là tình trạng thường gặp, đặc biệt là trong các hoạt động thể thao. Ngay khi vừa chấn thương, người bệnh cần áp dụng những biện pháp chăm sóc tại nhà để giảm nhẹ triệu chứng, hạn chế tổn thương tiến triển. Sau đó, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám, hướng dẫn vật lý trị liệu – phục hồi chức năng hay phẫu thuật tái tạo dây chằng theo chỉ định của bác sĩ.
Từ khóa » Hình ảnh Mu Bàn Chân
-
Đau Mu Bàn Chân Là Bệnh Gì Và Cách Giảm đau Nhanh, Hiệu Quả | ACC
-
Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí Tốt Nhất Khi đau Nhức
-
Đau Gót Chân, Ngón Chân, Gan Bàn Chân Và Mu Bàn Chân | Vinmec
-
Đau Xương Bàn Chân Là Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào?
-
Đau Khớp Bàn Ngón Chân - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đau Buốt Mu Bàn Chân Là Bệnh Gì? - Báo Tuổi Trẻ
-
Đau Mu Bàn Chân - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Giảm đau ... - JEX
-
Hình ảnh Bong Gân Bàn Chân Chi Tiết Nhất Và Cách điều Trị
-
Chấn Thương Bàn Chân & Mắt Cá Chân Và Phương Pháp điều Trị
-
Đau Mu Bàn Chân Là Bệnh Gì? Cách Nhận Biết, Điều Trị
-
Lưu ý: Biểu Hiện đau Xương Bàn Chân Cảnh Báo Những Bệnh Lý Tiềm ...
-
Cảnh Báo Nên Biết: Sưng Ngón Chân Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
"Mu Bàn Chân" - 1,260 Ảnh, Vector Và Hình Chụp Có Sẵn | Shutterstock