Đứt Gân Gót Chân Achilles: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Nhắc đến Achilles (hay A – sin), người ta thường nhớ tới một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp. Chiến binh vĩ đại với một cơ thể bất khả chiến bại đã chết vì vết thương do mũi tên bắn vào gót chân. Và do đó, gân gót được gọi tên là “gân Achilles”. Đứt gân gót chân, bệnh nhân sẽ không chết nhưng gần như mất toàn bộ chức năng đi lại của đôi chân. Vậy đứt gân Achilles là gì, nguyên nhân từ đâu và cách điều trị, phòng ngừa như thế nào?
Đứt gân gót chân Achilles là gì?
Đứt gân gót chân (Achilles Tendon Ruptures) là một tổn thương ảnh hưởng đến mặt sau của cổ chân. Đây là tổn thương có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là những người chơi thể thao.
Gân Achilles là một cấu trúc gân cực kỳ khỏe và chắc chắn, kết nối các cơ ở phía sau bắp chân với xương gót. Gân gót chân là một trong những gân quan trọng nhất trong việc di chuyển đi lại, đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động chạy, nhảy xa, bật cao. Cử động rõ ràng nhất của gân gót được thể hiện khi đứng chịu lực bằng mũi ngón chân (đứng nhón gót, đứng kiễng chân). (1)
Nếu chịu tải một lực căng quá mức, gân Achilles có thể bị rách (đứt) một phần hay hoàn toàn.
Nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ đứt gân gót
Tổn thương gân gót chân xảy ra do gia tăng áp lực đột ngột lên gân Achilles. Việc tăng áp lực lên gân gót chân có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân phổ biến như: (2)
-
- Tăng đột ngột cường độ chơi thể thao, đặc biệt là các môn liên quan đến động tác bật nhảy;
- Chấn thương do rơi từ trên cao xuống, tiếp đất bằng gan chân;
- Chấn thương do bước hụt chân.
- Bị viêm gân gót chân trong thời gian dài
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác có liên quan tới nguy cơ đứt gân gót bao gồm:
- Tuổi tác: Trung bình độ tuổi bị chấn thương đứt gân Achilles là từ 30 – 40.
- Giới tính: Hiện tượng đứt gân gót chân xảy ra ở nam cao gấp 5 lần so với nữ.
- Thể thao: Chấn thương gân Achilles xảy ra phổ biến nhất ở các môn thể thao liên quan đến chạy, nhảy, đặc biệt khi người vận động phải khởi động hay dừng lại đột ngột. Ví dụ như bóng chuyền, bóng rổ và quần vợt.
- Thuốc tiêm chứa corticoid: Việc lạm dụng thuốc có corticoid có thể làm yếu hoặc xơ hóa tổ chức gân và phần mềm lân cận, do đó có liên quan đến nguy cơ gặp chấn thương
- Thuốc kháng sinh: Tác dụng phụ của một số kháng sinh nhóm fluoroquinolon, chẳng hạn như ciprofloxacin (Ciprobay) hoặc levofloxacin (Levaquin) là làm tăng nguy cơ đứt gân Achilles.
- Cân nặng: Trọng lượng dư thừa quá nhiều sẽ làm tăng áp lực lên gân gót chân khi di chuyển.
Những triệu chứng cảnh báo đứt gân gót chân
Các triệu chứng gân Achilles bị đứt/rách thường không biểu hiện rõ rệt, nhưng phần lớn bệnh nhân sẽ trải qua các dấu hiệu như: (3)
- Cảm giác đau nhói như bị đá mạnh vào vùng dưới bắp chân xuất hiện đột ngột;
- Đau đớn khi đi lại, hoặc khi đứng nhón bằng mũi ngón chân; sưng tấy vùng quanh gót chân;
- Mất khả năng uốn cong bàn chân về phía gan chân;
- Đôi khi bệnh nhân nghe thấy âm thanh lộp bộp ngay khi gân bị đứt;
Ngay khi bệnh nhân có các dấu hiệu của chấn thương, đặc biệt là mất khả năng đi lại bình thường sau chấn thương, nên đi đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để tổn thương nặng thêm.
Cách phòng ngừa chấn thương gân Achilles
Một số thói quen luyện tập dưới đây sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ tổn thương gân Achilles: (4)
- Tích cực tập căng giãn các cơ bắp chân bằng bài tập kéo bàn chân về phía mu chân, làm căng bắp chân cho đến khi cảm thấy một lực kéo nhưng không đau. Các bài tập này sẽ giúp cải thiện sức mạnh của bắp chân, đồng thời giúp cơ và gân hấp thụ nhiều lực hơn và ngăn ngừa khả năng chấn thương.
- Thay thế các môn thể thao có cường độ vận động vùng gót cao bằng các môn thể thao có cường độ thấp hơn khi bắt đầu thấy quá tải, như đạp xe tại chỗ hoặc bơi. Hạn chế tối đa các vận động gây căng thẳng quá mức lên gân Achilles như các môn chạy trên đường dốc.
- Hạn chế chạy trên bề mặt quá cứng hoặc trơn trượt. Chuẩn bị trang phục thể thao phù hợp trong thời tiết lạnh, kết hợp lựa chọn giày thể thao vừa vặn với đệm lót ở gót chân.
- Điều chỉnh cường độ luyện tập từ từ. Chấn thương gân gót thường xảy ra sau khi tăng cường độ luyện tập đột ngột. Tăng khoảng cách, thời lượng và tần suất luyện tập của bạn không quá 10 phần trăm công suất mỗi tuần.
Chấn thương là một trong những nỗi lo sợ đối với cả những người chơi thể thao không chuyên lẫn vận động viên chuyên nghiệp. Xem thêm các cách phòng tránh chấn thương thể thao tại đây để giữ an toàn cho bản thân khi tham gia các hoạt động thể chất.
Phương pháp chẩn đoán
- Khám lâm sàng: bác sĩ thực hiện kiểm tra gót chân của bệnh nhân xem có dấu hiệu đau và sưng hay không. Ở một số trường hợp khi gân đã bị đứt hoàn toàn, bác sĩ có thể sờ thấy một khoảng gián đoạn dọc đường đi của gân bệnh nhân.
- Sử dụng nghiệm pháp Thompson, kiểm tra sự liên tục trong cử động cổ chân bằng cách bóp vào bắp chân của bệnh nhân trong tư thế quỳ trên ghế hoặc nằm sấp với chân gác qua cuối bàn khám. Nếu hoạt động co cơ không linh hoạt, bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh nhân đã bị đứt gân Achilles.
- Siêu âm hoặc chụp Cộng hưởng từ đánh giá mức độ tổn thương.
Phác đồ điều trị đứt gân Achilles
Phương pháp điều trị đứt gân Achilles phụ thuộc vào độ tuổi, nhu cầu hoạt động của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của chấn thương.
- Người trẻ tuổi và người có nhu cầu hoạt động nhiều hơn, đặc biệt là các vận động viên, có xu hướng điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, phục hồi lại gân Achilles đứt.
- Bệnh nhân lớn tuổi, ít có nhu cầu vận động, hoặc có chống chỉ định phẫu thuật có khả năng chọn điều trị bảo tồn không mổ.
Điều trị không phẫu thuật
Bao gồm các bước tiếp cận sau:
- Đi lại không tì lực với nạng;
- Chườm lạnh lên vùng bị chấn thương;
- Sử dụng thuốc giảm đau;
- Hạn chế cử động cổ chân trong 3 – 4 tuần đầu tiên. Bệnh nhân có thể tập đi bằng giày có đệm gót hoặc bó bột, với bàn chân gập về phía gan chân theo chỉ định của bác sĩ.
Ưu điểm của phương pháp điều trị không phẫu thuật là tránh những rủi ro liên quan đến phẫu thuật. Tuy nhiên, nhược điểm của cách tiếp cận không phẫu thuật là tăng khả năng gân không liền hoặc đứt lại; và quá trình hồi phục cũng mất nhiều thời gian hơn.
Điều trị phẫu thuật
Quá trình phẫu thuật được thực hiện bằng việc rạch một đường mổ ở phía sau gót chân và khâu phục hồi phần gân rách. Ở một số trường hợp mất đoạn gân lớn, việc tái tạo có thể được gia cố, ghép đọan bằng các gân khác.
Hiện nay, công nghệ hiện đại đã có thể giúp khâu phục hồi gân gót qua da. Với ưu điểm sẹo mổ nhỏ, thẩm mỹ, ít đau, giảm biến chứng như mổ mở mà vẫn đem lại hiệu quả tương tương.
Phẫu thuật nối gân Achilles được xem là một trong những kỹ thuật phẫu thuật ít xâm lấn, giảm thiểu các rủi ro có thể gặp phải sau và trong quá trình phẫu thuật. Bác sĩ có kinh nghiệm, chuyên môn cao và cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại là 2 yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của ca mổ.
Phục hồi chức năng
Các bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật gân gót sẽ giúp tăng cường cơ bắp chân và khả năng chịu lực của gân Achilles. Phần lớn người bệnh có thể trở lại hoạt động bình thường trong vòng 4-6 tháng. Việc duy trì rèn luyện sức bền và sự ổn định sau phẫu thuật là vô cùng quan trọng.
Chế độ dinh dưỡng
Gân kết nối giữa xương và cơ được tạo nên từ khoảng 85% collagen. Việc hấp thụ không đủ lượng vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng đa lượng – đặc biệt là protein – sẽ gây giảm khả năng chữa lành vết thương và làm trầm trọng thêm tình trạng mất gân. Do đó, việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để củng cố sự dẻo dai cho gân có thể giúp cải thiện tình trạng gân bị đứt. Collagen là một loại protein, được tạo ra từ các axit amin chính là glycine và proline. Các sản phẩm gelatin, đậu nành, thịt gà và pho mát (glycine). Bơ, măng tây, trứng và pho mát (proline) là thực phẩm khuyến khích được sử dụng.
Bên cạnh đó, Leucine – một axit amin quan trọng cũng cần được bổ sung vào chế độ ăn uống của bệnh nhân bị đứt gân Achilles. Đây là axit amin duy nhất có khả năng kích thích trực tiếp sự hình thành gân. Người bệnh có thể tìm thấy Leucine trong một số nguồn thực phẩm như: đậu lăng, cá ngừ, cá tuyết, pho mát, hạnh nhân, sữa và whey protein.
Một trong những đặc điểm của tổn thương gân là lưu lượng máu đến gân khá kém, dẫn đến việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho các cơ quan lân cận trở nên khó khăn. Tăng cường nitrat trong chế độ ăn uống (có thể tìm thấy trong củ dền, rau bina, rau rocket và cần tây) sẽ ảnh hưởng tích cực đến lượng oxit nitric trong máu, từ đó hỗ trợ tăng lưu lượng máu qua các mao mạch.
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và khoa Cơ xương khớp – Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ Cơ xương khớp giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; PGS.TS.BS Vũ Thị Thanh Thủy, TS.BS Chế Đình Nghĩa, ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng, TS.BS Văn Đức Minh Lý, ThS.BS.CKII Nguyễn Ngọc Tiệp, ThS.BS ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học, ThS.BS Trần Thị Hoài Thanh, BS.CKI Kim Thành Tri, BS.CKI Lê Thanh Vương… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm, hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet, máy đo bàn chân bẹt và in 3D lót đế giày chuyên dụng, Robot lượng giá sức mạnh Dây chằng khớp gối… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Gân gót chân là cơ quan đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi nó hỗ trợ phần lớn việc di chuyển, chạy nhảy và chịu áp lực tải trọng cơ thể. Do đó, việc đứt gân gót chân sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và khả năng lao động, sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Khi có bất kỳ triệu chứng nào báo hiệu tổn thương gân gót chân, người bệnh nên được thăm khám để chẩn đoán kịp thời và điều trị dứt điểm, hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Từ khóa » Theo Chân Bien Gót
-
Các Biện Pháp Phòng Tránh Gai Gót Chân
-
Đau Gót Chân Là Bệnh Gì Và đâu Là Cách điều Trị Hiệu Quả?
-
10 Cách Trị Nứt Gót Chân Tại Nhà Giúp "hô Biến" Thành Gót Hồng
-
Đau Gót Chân Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Chấn Thương Bàn Chân & Mắt Cá Chân Và Phương Pháp điều Trị
-
6 Cách Trị Nứt Gót Chân Với Giấm - Báo Lao động
-
Cách Chữa Lành Nứt Gót Chân Dễ Thực Hiện Nhất
-
Viêm Gân Gót Chân: Nguyên Nhân Và Những Phương Pháp điều Trị
-
Theo Chân Bác - Tố Hữu - UBND Tỉnh Quảng Bình
-
Những Nguyên Nhân Nứt Gót Chân Phổ Biến Bạn Biết Chưa?
-
Đánh Giá Kết Quả điều Trị Co Rút Gân Gót Bằng áp Phẫu Thuật Làm ...
-
Cách Trị Nứt Gót Chân đơn Giản Mà Hiệu Quả Tại Nhà
-
Gãy Xương Gót Chân | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương