Gãy Xương Gót Chân | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương

Gãy xương gót chân là chấn thương nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể đặc biệt là khi được phát hiện và điều trị muộn. Vậy gãy xương gót chân nhận biết như thế nào? Phòng tránh ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin.

Gãy xương gót chân hay gãy xương calcaneus là tình trạng xương gót chân bị gãy một phần hoặc toàn phần

Gãy xương gót chân hay gãy xương calcaneus là tình trạng xương gót chân bị gãy một phần hoặc toàn phần

Gãy xương gót chân hay gãy xương calcaneus là tình trạng xương gót chân bị gãy một phần hoặc toàn phần ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đi lại của người bệnh.

Triệu chứng gãy xương gót chân:

Gãy xương gót chân xảy ra chủ yếu do tác động với cường độ lớn vào vùng gót chân như ngã, va đập mạnh…Đôi khi, gãy gót chân cũng do nguyên nhân bệnh lý như thoái hóa gót chân, gai gót chân… Các bệnh này thường diễn biến âm thầm và khó nhận biết nếu không được thăm khám thường xuyên.

Khi bị gãy xương gót chân thường cảm thấy đau buốt, khó chịu

Khi bị đau gót chân, người bệnh sẽ có các triệu chứng:

Đau nhức vùng gót chân:

Sau khi gót chân bị tác động mạnh, nếu xương gót chân bị gãy thường gây cho người bệnh cảm giác đau buốt, khó chịu. Nếu xương gót chân chỉ bị nứt thì đau nhức sẽ ít hơn và khó nhận biết.

Biến đổi da:

Da gót chân có các vết bầm tím do tụ máu đông hoặc sưng to, vòm phẳng lõm bị biến dạng thì rất có thể đã bị gãy gót chân. Nếu các xương gãy ra và gây đứt động mạch có thể gây xuất huyết trên mang đến các nguy cơ sức khỏe.

Biến dạng gót chân:

Nếu mắt cá chân bị gãy có di lệch hoặc xương gãy hở thì có thể làm biến dạng gót chân tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Ngay khi nghi ngờ dấu hiệu gãy xương gót chân hoặc có những chấn thương mạnh ở chân, nên đi khám ngay để tìm ra các bất thường, đồng thời có phương pháp điều trị hiệu quả.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

Từ khóa » Theo Chân Bien Gót