DUY TRÌ MỨC SINH HỢP LÝ ĐỂ KÉO DÀI THỜI KỲ DÂN SỐ VÀNG

Truy cập nội dung luôn Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 MENU
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Lãnh đạo ngành
    • Sơ đồ tổ chức
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Đơn vị trực thuộc Sở Y tế
    • Phòng Y tế huyện - thành - thị
    • Thành tựu - Thành tích
    • Qui chế làm việc
    • Địa chỉ Email
    • Danh bạ điện thoại
    • Lịch sử hình thành
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin tức hoạt động
    • Khám chữa bệnh
    • Thông tin cần biết
    • Truyền thông GDSK
    • Dân số KHHGD
    • Dược
    • Vệ sinh an toàn thực phẩm
    • Y học cổ truyền
    • Y tế dự phòng
    • Thông báo
    • Phóng sự
    • Ngày pháp luật
    • Đào tạo tuyển dụng
  • Thủ tục hành chính
    • Sản xuất, kinh doanh Trang thiết bị - Mỹ phẩm
    • Y - Khám chữa bệnh
    • Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
    • Dược- Mỹ phẩm
    • Giám định y khoa
    • Tài chính Y tế
    • Tổ chức, Cán bộ
    • Vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng
    • Y tế dự phòng - HIV
    • Thông tin tuyên truyền CCHC
  • Quản lý nhà nước về y tế
  • Công khai minh bạch
    • Công khai tài chính
    • Công khai đào tạo
    • Công tác Tổ chức
    • Thanh tra
      • Tiếp công dân
      • Phòng chống tham nhũng
      • Xử lý đơn
      • Thanh tra, kiểm tra
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết DUY TRÌ MỨC SINH HỢP LÝ ĐỂ KÉO DÀI THỜI KỲ DÂN SỐ VÀNG 27/04/2021

Cơ cấu dân số vàng (Golden population structure) được hiểu là cơ cấu dân số mà trong đó số người trong độ tuổi lao động cao hơn gấp hai lần số người phụ thuộc (là những người không nằm trong độ tuổi lao động, không có khả năng tạo ra tài sản và không tự nuôi được bản thân, bao gồm trẻ em dưới 15 tuổi và người già 65 tuổi trở lên). Hay nói cách khác, cơ cấu dân số vàng là cơ cấu dân số mà trong đó, số người phụ thuộc nhỏ hơn hoặc bằng 50% số người trong độ tuổi lao động; tức là có hơn 02 người lao động nuôi 01 người phụ thuộc. Khi số người phụ thuộc gia tăng vượt hơn ngưỡng 50% số người trong độ tuổi lao động, thì cơ cấu dân số vàng sẽ kết thúc.

Cơ cấu dân số vàng thường kéo dài từ 30 đến 35 năm, thậm chí dài hơn. Nhiều quốc gia trên thế giới đã biết tận dụng triệt để cơ hội này để tạo nên những kỳ tích trong phát triển kinh tế, đưa đất nước phát triển.

Từ năm 2006, Việt Nam bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng, với trên 62 triệu người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, chỉ 05 năm sau đó (2011), Việt Nam đã chính thức bắt đầu bước vào giai đoạn già hóa dân số khi tỷ trọng nhóm dân số 65 tuổi trở lên chiếm 7%. Việt Nam là một trong số những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Già hóa dân số được xem là một trong những thành tựu về y học do làm tăng tuổi thọ người dân, nhưng đồng thời cũng là thách thức khi số người già phụ thuộc tăng lên, đòi hỏi chi phí xã hội cũng tăng theo, cùng với những vấn đề về sức khỏe, bệnh tật phải được quan tâm, giải quyết.

Già hóa dân số

Nước ta đang trong quá trình già hóa dân số, nhưng thời kỳ dân số vàng vẫn còn kéo dài đến giai đoạn 2037 - 2040; Việt Nam cần tận dụng thời cơ dân số vàng để cải thiện, nâng cao năng suất lao động, vì cơ hội này sẽ không quay trở lại, nếu có phải ít nhất 100 - 200 năm sau. Đây cũng là cơ hội để tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng dân số, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Để kéo dài và phát huy lợi thế của cơ cấu dân số vàng, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, duy trì mức sinh hợp lý vẫn là giải pháp hữu hiệu nhất nhằm làm chậm quá trình già hóa dân số.

Gần 60 năm qua, tổng tỷ suất sinh (TFR-Total Fertility Rate) của Việt Nam liên tục giảm từ 6,39 con năm 1960 xuống còn 2,09 con năm 2006. Từ đó đến nay, Việt Nam luôn ở mức sinh thay thế (2,1 con). Chính vì vậy, đã có ý kiến cho rằng, Việt Nam không cần tiếp tục kiểm soát tỷ lệ mức sinh vì chúng ta đã duy trì được mức sinh thay thế rất lâu. Tuy nhiên, trên thực tế con số hiện nay về mức sinh trên cả nước còn có nhiều khác biệt, không đồng đều cả về số lượng và chất lượng. Theo thống kê Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long có mức sinh thấp hơn so mức sinh thay thế (dưới 1,6 con), riêng một số tỉnh, thành phố cũng đang trong tình trạng mức sinh rất thấp như Thành phố Hồ Chí Minh (1,36 con), Đồng Tháp (1,34 con), Bà Rịa - Vũng Tàu (1,37 con), Hậu Giang (1,53 con)... Tổng tỷ suất sinh như các tỉnh này hiện tương đương với Hàn Quốc, Singapore - những nước đang có các chính sách nỗ lực khuyến khích phụ nữ sinh con do thiếu nguồn nhân lực và dân số già hóa nhanh chóng, nhưng đang rất khó. Trong khi đó, khu vực trung du và miền núi phía bắc, Tây Nguyên là các vùng có mức sinh cao nhất cả nước, với tổng tỷ suất sinh mỗi vùng là 2,34 con/phụ nữ.

Có vùng, có tỉnh mức sinh cao, thậm chí rất cao nhưng giảm sinh rất gian nan. Ngược lại, có những vùng mức sinh thấp và tiếp tục có xu hướng giảm. Gia tăng dân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đầu tư cho an sinh xã hội, khó cải thiện đời sống nhân dân, hạn chế điều kiện phát triển văn hóa, thể lực của giống nòi. Nhưng nếu để mức sinh quá thấp và duy trì trong một thời gian dài sẽ dẫn đến ít trẻ em được sinh ra, dân số già hóa nhanh..., sẽ gây suy giảm dân số, thiếu hụt nguồn lực lao động nghiêm trọng làm suy giảm tăng trưởng kinh tế - xã hội. Nói chung, mức sinh tăng hay thấp đều ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Do đó, nhiệm vụ đặt ra là cần duy trì mức sinh thay thế, giữ vững mức sinh đồng đều giữa các vùng, khu vực và không để mức sinh xuống thấp, nhất là ở các tỉnh, thành phố đang có mức sinh thấp.

Để giải quyết tình trạng chênh lệch mức sinh giữa các vùng, miền, bảo đảm giữ vững mức sinh thay thế hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030". Quyết định đã đưa ra mục tiêu cụ thể: tăng 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp; giảm 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế.

Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình giai đoạn hiện nay.

Như vậy, đối với địa phương có mức sinh cao, phải tiếp tục thực hiện tuyên truyền về lợi ích của việc sinh ít con đối với phát triển kinh tế - xã hội và nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc. Tập trung vận động không kết hôn và sinh con quá sớm, không sinh quá dày và không sinh nhiều con. Đối tượng tuyên truyền, vận động chủ yếu là các cặp vợ chồng đã sinh hai con và có ý định sinh thêm con. Khẩu hiệu vận động là "Dừng ở hai con để nuôi, dạy cho tốt". Ngược lại, đối với địa phương đã đạt mức sinh thay thế hoặc có mức sinh thấp, nội dung tuyên truyền, vận động tập trung vào lợi ích của việc sinh đủ hai con; các yếu tố bất lợi của việc kết hôn, sinh con quá muộn; sinh ít con đối với phát triển kinh tế - xã hội; đối với gia đình và chăm sóc bố, mẹ khi về già… qua đó, tập trung vận động nam, nữ thanh niên không kết hôn muộn, không sinh con muộn, mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con và nuôi dạy con thật tốt để duy trì mức sinh thay thế nhằm tận dụng thời cơ cơ cấu dân số vàng để phát triển kinh tế - xã hội của nước ta./.

BS CKII Trần Thanh Thảo.

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Tương phản Đánh giá bài viết(0/5) Tin liên quan Giám sát chiến dịch tiêm vắc xin bạch hầu – uốn ván tại huyện Chợ Gạo - 18/12/2024 Tiền Giang: Hoàn thành kế hoạch Chương trình tiêm chủng mở rộng. - 18/12/2024 Trao tặng 01 tấn gạo cho bệnh nhân bị bệnh tâm thần. - 13/12/2024 Tiền Giang nâng cao năng lực giám sát và phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ và tay chân miệng. - 13/12/2024 HỘI THẦN KINH HỌC TIỀN GIANG ĐẠI HỘI NHIỆM KỲ 2024 - 2029 - 13/12/2024 Chia sẻ bài viết qua mail Email người gửi: * Email người nhận: * Tiêu đề: * Nội dung * Liên kết: Gửi Về việc triển khai Quyết định số 98/QĐ-TTMS ngày 12/12/2024 của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia. Về việc triển khai Công văn số 2667/TTMS-NVD ngày 13/12/2024 của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia. Về việc thành lập Đoàn thẩm định điều kiện hành nghề dược Tháng 12 năm 2024 - Đợt 02 Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể các đơn vị trực thuộc năm 2024 Xem thêm >> Liên kết website Cổng thông tin Tỉnh Bệnh viện Mắt Tiền Giang Bệnh Viện Tâm Thần Tiền Giang Bệnh Viện ĐKKV Cai Lậy Bộ Y Tế VNPT Tiền Giang Cty CP Dược Phẩm TIPHARCO Thông Tin Y học Việt Nam Sở Y Tế TPHCM TTYT Chợ Gạo Cổng thông tin điện tử Pháp Điển
Đang truy cập: -
Hôm nay: -
Tuần hiện tại: -
Tuần trước: -
Tháng hiện tại: -
Tháng trước: -
Tổng lượt truy cập: -
Trang chủ | Tin tức | Thủ tục hành chính | Văn phòng điện tử |Liên hệ 2013 © TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH TIỀN GIANG Đơn vị chủ quản : Sở Y Tế Tỉnh Tiền Giang Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Văn Dương - Trưởng ban biên tập Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Tiền Giang Địa chỉ: Số 373 đường Hùng Vương - Đạo Thạnh - Tp.Mỹ Tho- Tiền Giang Điện thoại: 02733. 872350 - Fax: 02733. 878106 - Email: syt.bbtwebsite@tiengiang.gov.vn Số điện thoại đường dây nóng: 0964 941 212

Từ khóa » Dân Số Vùng Trung Du Và Miền Núi Bắc Bộ Năm 2006