E Commerce Là Gì? Định Nghĩa, Các Loại ECommerce Và Lợi ích Bạn ...

Nhờ có internet, sự phát triển của công nghệ đã tạo ra những cơ hội mới trong kinh doanh. E commerce là một trong số đó. Tuy nhiên, bạn có biết E-Commerce là gì? Nó có lợi ích gì? Cùng TPos khám phá ngay bạn nhé.

E Commerce (thương mại điện tử) là gì?

e commerce là gì

E Commerce hay thương mại điện tử là tất cả các hoạt động mua bán được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Bao gồm truyền hình, điện thoại thông qua mạng internet.

E Commerce có đặc điểm hoạt động gắn liền với các thiết bị máy tính, bao gồm máy tính bảng, điện thoại thông minh hay máy tính xách tay. Thương mại điện tử cũng cung cấp các dịch vụ khác nhau giống như các cửa hàng trong thế giới thực.

Trong một số phân khúc, E Commerce đã được phát triển để khuyến khích các doanh nghiệp quy mô nhỏ như MSME tiếp cận nhiều đối tượng người tiêu dùng hơn.

E Commerce, nó hoạt động như một trung gian giữa người bán và người mua. Người bán giao dịch trên thị trường chỉ cần phục vụ khách mua hàng. Các trang như Shopee và Lazada là hai ví dụ về thị trường thương mại điện tử.

Ngoài câu hỏi E Commerce là gì thì M Commerce là gì cũng được rất nhiều người quan tâm. Bạn có thể tìm hiểu sự khác biệt giữa 2 khái niệm này và chi tiết về M Commerce tại bài viết định nghĩa về M Commerce này.

Các loại hình của E Commerce

Bạn có thể nghĩ rằng E Commerce chỉ xảy ra giữa người bán và người mua. Tuy nhiên, thực tế thương mại điện tử được chia thành sáu nhóm, đó là:

  • Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B): Một loại hình thương mại điện tử trong đó một công ty bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho các công ty khác. Trong mô hình E Commerce này, người mua thường đặt mua hàng với số lượng lớn. Một ví dụ là một công ty mua đồ dùng văn phòng từ một nhà sản xuất.

  • Doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C): Trong loại hình thương mại điện tử này, một công ty bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng. Nhìn chung, khách hàng trong E Commerce B2C chỉ bán lẻ. Ví dụ là bạn mua hàng từ một cửa hàng online.

  • Người tiêu dùng cho người tiêu dùng (C2C): Bạn đã bao giờ bán hàng hóa đã qua sử dụng cho người khác qua internet chưa? Những hoạt động này cũng bao gồm loại hình trong E-Commerce. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản, C2C là một giao dịch online giữa hai cá nhân.

  • Người tiêu dùng cho doanh nghiệp (C2B): Trái ngược với B2C, E Commerce C2B là việc mà ai đó sẽ bán một sản phẩm hoặc dịch vụ cho một công ty. Ví dụ, một nhà thiết kế đồ họa cung cấp và bán logo mình thiết kế cho một doanh nghiệp.

  • Doanh nghiệp với cơ quan chính phủ (B2A) - Mô hình thương mại điện tử này tương tự như B2B, nhưng chủ thể là các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ. Ví dụ về B2A là dịch vụ tạo trang web cho hệ thống quản trị online

  • Người tiêu dùng đối với hành chính công (C2A) - Loại hình E Commerce này hoạt động giống như C2B, giúp nâng cao hiệu quả và sự thuận tiện cho người sử dụng các dịch vụ của chính phủ. Tuy nhiên, các giao dịch được thực hiện bởi các cá nhân và cơ quan chính phủ. ECommerce với mô hình C2A thường được sử dụng trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và quản trị.

Ví dụ về E Commerce

những ví dụ về E Commerce

Để giúp bạn hiểu hơn về 6 loại hình của E Commerce, dưới đây là chi tiết ví dụ cho từng loại. Tuy nhiên, các ví dụ về khách hàng thương mại điện tử đối với cơ quan hành chính công không được hiển thị trong danh sách này vì ngoài trang web chính thức của BPJS và Tổng cục Thuế, hiếm khi có các trang web hoặc thị trường kết nối những người làm nghề tự do với các cơ quan chính phủ.

1. Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)

  • Gocom - Hoạt động mạnh trong lĩnh vực nông sản, nông lâm ngư nghiệp và máy móc trang thiết bị cho các doanh nghiệp.

  • An Phát - Bán các thiết bị văn phòng cho doanh nghiệp

2. Doanh nghiệp đến người tiêu dùng (B2C)

  • Lazada - cung cấp thời trang, phụ kiện, mỹ phẩm và đồ điện tử cá nhân

  • Shopee - giống như Lazada, nhưng cũng bán đồ nội thất, đồ dùng trẻ em, dụng cụ thể thao

  • Sendo - tương tự như Shopee

3. Người tiêu dùng đối với người tiêu dùng (C2C)

  • Tiki - Giống như Shopee, nhưng người mua sắm cũng có thể tìm thấy đồ cũ tại đây

  • Chợ tốt - Bán nhiều loại sản phẩm, từ đồ dùng cá nhân đến xe cộ và đồ dùng gia đình

4. Người tiêu dùng với doanh nghiệp (C2B)

  • Vlance - một trang web nơi những người làm nghề tự do (Freelancer) cung cấp kiến thức chuyên môn cho các doanh nghiệp có nhu cầu.

  • Upwork - Giống như Vlance nhưng tại đây thường bạn sẽ làm việc với người nước ngoài.

  • iStock - Trang web dành cho các doanh nghiệp cần ảnh, video và hình ảnh minh họa kỹ thuật số để sử dụng cho mục đích thương mại

Hiểu thêm về E-commerce

Thương mại điện tử - Ecommerce sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, nâng cao được sự hiện diện của thương hiệu mình. Đặc biệt nó còn giúp việc cung cấp sản phẩm rẻ hơn, do không phải tốn nhiều chi phí cho việc mở shop thuê mặt bằng kinh doanh. Từ đó giúp tăng doanh thu dễ dàng hơn.

Ngoài những ví dụ về E-Commerce ở trên, phát triển hoàn toàn dựa trên nền tản thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee,.. Thì một ví dụ về việc xây dựng trang web trên nền tản thương mại điện tử thành công mà ai cũng biết đó chính là thế giới di động. Doanh nghiệp này tập trung rất nhiều vào việc xây dựng trang web của mình và tạo được bước nhảy lớn trong việc phát triển kinh doanh trên nền tảng E-commerce. Bạn có thể mua rất nhiều thứ trên cửa hàng của thegioididong như máy tính xách tay, sim, thẻ cào điện thoại,...

Nếu bạn để ý thì sẽ thấy những ông lớn này có điểm chung tạo nên sự thành công đó là là. Họ tạo ra rất nhiều chương trình khuyến mãi, tạo được thói quen và thu hút một lượng khách hàng lớn sử dụng E-Commerce cho các hoạt động mua sắm của mình. Những lợi ích của E-Commerce là rất lớn và việc xây dựng trang web trên nền tảng E-Commerce cũng là điều rất cần thiết. Tiếp theo phần bên dưới bài viết chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về những lợi ích này. Chú ý cùng TPos theo dõi bạn nhé.

Những lợi ích của E-Commerce

Sự phát triển của ngành thương mại điện tử ở Việt Nam rất nhanh. Với rất nhiều người kinh doanh online, chắc hẳn bạn đang thắc mắc, E Commerce mang lại những lợi ích gì? Dưới đây là một số lợi thế mà bạn có thể nhận được:

  • Phạm vi tiếp cận rộng: Là chủ cửa hàng thông thường, bạn chỉ có thể tiếp cận những người mua sắm từ cùng một khu vực. Sẽ khác nếu bạn có một trang web thương mại điện tử. Lợi ích đầu tiên của Ecommerce, người mua từ khắp mọi miền đất nước đều có thể thực hiện giao dịch tại cửa hàng của bạn.

  • Không bị giới hạn bởi thời gian: Các cửa hàng trong thế giới thực có thể hoạt động 24 giờ một ngày, nhưng chi phí để hỗ trợ chúng sẽ rất lớn. Thông qua internet, người mua hàng vẫn có thể truy cập và mua hàng từ các cửa hàng ngay cả khi bạn đang ngủ say. Những lợi ích của thương mại điện tử về điều này chắc chắn rất hữu ích cho tất cả chúng ta.

  • Tiết kiệm chi phí: Chi phí vận hành khi bán hàng online rất thấp so với việc xây dựng cửa hàng ngoài đời thật. Ít nhất, bạn không phải suy nghĩ về tiền lương của nhân viên, tiền thuê mặt bằng và chi phí điện.

  • Không cần phải tự mình dự trữ các mặt hàng: Trong ngành thương mại điện tử, bạn có thể trở thành một dropshipper. Kỹ thuật marketing này cho phép bạn bán mà không cần có hàng. Khi đơn đặt hàng đến, tất cả những gì bạn phải làm là chuyển nó đến nhà sản xuất mặt hàng mong muốn.

  • Dễ dàng quản lý các giao dịch và vận chuyển: Với việc có một cửa hàng online, bạn không phải lo lắng về cách thức giao dịch và vận chuyển hàng hóa. Bây giờ có rất nhiều dịch vụ thanh toán điện tử được thực hiện thông qua internet. Ngoài ra, các lô hàng có thể được theo dõi online.

  • Dễ dàng tìm hiểu thói quen khách hàng: Điều hành một doanh nghiệp trực tuyến mà không hiểu hành vi của khách hàng là một sự lãng phí đầu tư của bạn. Hiện tại, có nhiều công cụ phân tích có thể được sử dụng để nghiên cứu dữ liệu cửa hàng online của bạn, chẳng hạn như Google Analytics.

  • Có thể làm việc ở bất cứ đâu: Như đã đề cập trước đó, một trong những lợi ích của thương mại điện tử là nó có thể được truy cập bất cứ lúc nào. Do đó, bạn có thể chạy nó từ bất cứ đâu miễn là bạn có đủ thiết bị và kết nối internet.

Xem thêm: Hướng dẫn cách bán hàng trên Lazada

Lợi ích khi xây dựng trang web bên cạnh nền tảng E-Commerce

có nhiều lợi ích khi xây dựng trang web nền tảng ECommerce

Bây giờ bạn có thể dễ dàng bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử. Có ít nhất ba công cụ có thể được sử dụng để bán hàng trực tuyến, đó là các sàn thương mại điện tử (chẳng hạn như Tiki và Shopee, Lazada), trang web của riêng mình và phương tiện truyền thông xã hội.

Kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử và phương tiện truyền thông xã hội chắc chắn là cách dễ dàng hơn. Để bắt đầu, bạn chỉ cần tạo tài khoản và thiết lập gian hàng của mình. Trên thực tế, không có chi phí vận hành nào mà bạn cần phải trả trước.

Tuy nhiên, ngay cả khi phương pháp này không sai, việc có một trang web đại diện cho cửa hàng hoặc doanh nghiệp của bạn vẫn rất quan trọng. Nó mang lại rất nhiều lợi ích như:

Xây dựng uy tín

Phương tiện truyền thông xã hội hoặc E Commerce thực sự rất dễ sử dụng buôn bán hàng hóa. Tuy nhiên, không có nhiều cách để giới thiệu bản thân trên một trong hai loại nền tảng này. Rất có thể, bạn chỉ có thể mô tả ngắn gọn về sản phẩm hoặc dịch vụ đang được cung cấp.

Sẽ khác nếu doanh nghiệp của bạn có một trang web riêng. Với một trang web, bạn có quyền tự do xác định thiết kế và các tính năng cửa hàng online của mình. Ví dụ, bạn có thể tạo cách trưng bày gian hàng ngắn gọn và dễ hiểu hơn cho người mua.

Ngoài ra, một nghiên cứu của Verisign (Công ty hàng đầu thế giới tại Mỹ về an ninh mạng) cho thấy 84% người tiêu dùng đồng ý rằng những người bán hàng online có trang web đáng tin cậy hơn những người chỉ bán hàng trên mạng xã hội. Do đó, bạn cần phải có một trang web để marketing thương hiệu của mình.

Hơn nữa, 77% người mua tiềm năng trước khi mua sẽ đọc các thông tin sản phẩm thông qua các công cụ tìm kiếm - và trang web của bạn là một nơi tuyệt vời để giới thiệu chúng.

Cải thiện dịch vụ cho người mua

E-Commerce và phương tiện truyền thông xã hội có các tính năng trò chuyện hoặc tin nhắn có thể được truy cập bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, việc quản lý các tin nhắn đến có thể khá lộn xộn nếu bạn đã có nhiều người muốn liên lạc với mình. Tất nhiên bạn cần nhanh chóng trả lời khách hàng tiềm năng của mình để giúp khách hàng hài lòng.

Thương hiệu dễ dàng tìm thấy hơn thông qua công cụ tìm kiếm

Theo nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia cho thấy 81% mọi người nghiên cứu sản phẩm bằng công cụ tìm kiếm trước khi mua hàng. Ngoài ra, 60% người mua sắm truy cập trang thương mại điện tử mà họ tìm thấy trên công cụ tìm kiếm, trước khi quyết định mua.

Nhiều đối thủ cạnh tranh có trang web

Cạnh tranh kinh doanh trên internet là rất khó khăn, đặc biệt nếu hàng hóa hoặc dịch vụ bạn bán cũng được cung cấp bởi nhiều bên khác. Trong khi bạn vẫn đang kinh doanh qua sàn thương mại điện tử, nhiều đối thủ đã củng cố thương hiệu của họ bằng các trang cửa hàng online.

Ngoài ra, bạn cần nhớ rằng người mua tiềm năng hiện đang sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm các thương hiệu đáng tin cậy. Trước khi sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, bạn nên bắt đầu sử dụng một trang web để marketing cho doanh nghiệp của mình.

Tạo một trang web dễ dàng và tiết kiệm chi phí

Nhiều người nghĩ rằng bắt đầu một trang web không phải là một điều dễ dàng. Trên thực tế, quá trình này không phức tạp như tưởng tượng. Nếu bạn vẫn cảm thấy phức tạp thì có thể thuê dịch vụ web nên ngoài. Chỉ khoảng 8 triệu đồng là bạn đã có thể sở hữu một trang web bán hàng của riêng mình rồi.

Sự phát triển và thách thức E-Commerce ở Việt Nam

Sự phát triển vượt bậc của Ecommerce

sự phát triển và thách thức E Commerce ở Việt Nam

Ngành thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Thực tế, nước ta nằm trong top 10 quốc gia có nền thương mại điện tử phát triển nhanh nhất thế giới.

Theo Statista, tổng doanh thu của các công ty thương mại điện tử tại Việt Nam đạt 2,26 tỷ USD, tăng gần 30% so với năm 2017. Thị trường Việt Nam có đến gần 50 triệu thuê bao sử dụng smartphone và có tỷ lệ người trong độ tuổi vàng thích hợp mua sắm online. Vì vậy trong năm 2021 con số phát triển thị trường E-Commerce ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng phát triển.

Đánh giá từ các số liệu thống kê này, có một trang web thương mại điện tử chắc chắn sẽ mang lại rất nhiều lợi nhuận, cho cả những bạn đã có kinh doanh hoặc mới bắt đầu.

Thách thức

✻ Dịch vụ khách hàng

Khi bạn mua hàng online bằng máy tính có thể nhân viên bán hàng sẽ không có mặt hỗ trợ bạn nhanh chóng được, bạn sẽ không thể biết đâu là sản phẩm phù hợp với bạn thân mình. Mặc dù hiện nay các sàn thương mại điện tử đã có chức năng chat, nhưng nó chưa được đầu tư và sử dụng đúng cách.

Để khắc phục vấn đề này bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Với phần mềm quản lý bán hàng bạn có thể quản lý khách hàng và các kênh bán hàng một cách dễ dàng. Nhân viên có thể liên hệ nhanh chóng với khách hàng nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

✻ Sự trung thực

Có nhiều giao dịch ở sàn thương mại điện tử không đúng với mô tả sản phẩm và hình ảnh. Điều này khiến nhiều người thất vọng mà mất niềm tin.

Trên là bài viết đầy đủ thông tin về E Commerce. Hy vọng qua những thông tin mà TPos chia sẻ có thể giúp quý bạn đọc hiểu được E Commerce. Từ đó ngày càng phát triển công việc kinh doanh của mình.

Từ khóa » đặc điểm Của E Commerce