E-learning Là Gì? Hệ Thống E-learning Bao Gồm Những Thành Phần ...
Có thể bạn quan tâm
Một trong những nhân tố được sản sinh và phát triển trong thời đại công nghệ số là E-learning – hệ thống đào tạo trực tuyến mới. Đặc biệt, phương pháp này đã trở nên thịnh hành hơn khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hệ thống giáo dục truyền thống bị ngưng trệ và gần như “đóng băng”.
Tìm hiểu về phương pháp giảng dạy E-learning
E-learning là gì?
E-learning viết tắt bởi cụm từ Electronic Learning (tạm dịch: đào tạo trực tuyến) là phương pháp giảng dạy và học tập mới được thực hiện dựa trên một hệ thống có kết nối mạng Internet. Nền tảng này cho phép giáo viên và học sinh giao tiếp, tương tác và trao đổi tài liệu, giáo án với nhau mà không cần gặp mặt trực tiếp.
Người dùng có thể sử dụng hệ thống E-learning bằng các thiết bị hỗ trợ được kết nối Internet như: máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh,… Hiện nay, có rất nhiều phần mềm giúp quá trình đào tạo qua hệ thống E-learning tốt hơn. Những phần mềm này có thể hỗ trợ người dùng thực hiện các tương tác như: đặt câu hỏi, bày tỏ cảm xúc, phát biểu, thay đổi background,… Điều này giúp môi trường học tập từ xa được diễn ra sinh động và hấp dẫn hơn.
Phân loại hệ thống E-learning
Học tập được quản lý bởi máy tính
Đối với hình thức này, giáo viên sẽ sử dụng máy tính để xác định mục tiêu và đánh giá kết quả học tập của học viên. Toàn bộ quá trình học tập sẽ được quản lý bằng máy tính bao gồm các hoạt động như: tạo bài kiểm tra, phân tích kết quả học tập, lưu trữ hồ sơ của người học,…
Dựa trên nhu cầu và sở thích của người dùng, hệ thống sẽ điều chỉnh các tham số xếp hạng phù hợp. Ngoài ra, một số nền giáo dục cũng ứng dụng hình thức này để lưu trữ và truy xuất công cụ giảng dạy như: tài liệu, thông tin bài giảng, chương trình đào tạo,…
Học tập được hỗ trợ bởi máy tính
Đây là phương thức học tập kết hợp giữa việc sử dụng máy tính với giảng dạy truyền thống. Ngày nay có rất nhiều trường học ứng dụng hình thức học tập này với các hoạt động như: thuyết trình, làm bài nhóm, giảng dạy trên powerpoint,…
Mục tiêu chính của phương pháp học tập này là tăng tính tương tác giữa học sinh và giáo viên, mang đến một không gian học tập sinh động và lôi cuốn nhất. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của máy tính, giáo viên có thể tạo ra những bài giảng chất lượng, còn học sinh sẽ được kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của mình.
Học trực tuyến đồng bộ
Khi học trực tuyến đồng bộ, người dùng được phép tham gia các học động học tập theo thời gian thực ở bất kỳ nơi đâu. Phương pháp này giúp quá trình tương tác giữa học viên và người hướng dẫn trở nên hiệu quả, nhanh chóng hơn.
Đây được xem là hình thức phổ biến nhất của hệ thống E-learning trong thời điểm hiện tại, khi đại dịch Covid-19 bùng nổ và nhu cầu đào tạo từ xa của người dùng ngày càng tăng.
Học trực tuyến không đồng bộ
Hình thức học tập này không yêu cầu học viên theo dõi bài giảng trong thời gian thực. Nghĩa là quá trình học tập của người dùng hoàn toàn độc lập, có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm và không gian nào. Phương pháp này giúp học viên chủ động hơn trong lịch trình học tập của mình. Một số công nghệ hiện đại dực sử dụng cho hình thức học tập này là: Email, CD, DVD, bài giảng trên Youtube, sách điện tử, blog,…
Hệ thống E-learning bao gồm những gì?
Một hệ thống E-learning hoàn chỉnh bao gồm 3 thành phần sau: đối tượng người dùng, trung tâm quản lý đào tạo trực tuyến, trung tâm quản trị và vận hành hệ thống.
Đối tượng người dùng
Nhân tố cấu thành hệ thống E-learning chính là đối tượng người dùng. Hệ thống E-learning chỉ có thể hoạt động khi có người dùng sử dụng. Có hai đối tượng chính hoạt động trên hệ thống E-learning, đó chính là: học viên tham gia học tập và giáo viên giảng dạy.
Học viên tham gia học tập: Thành phần chủ lực đóng vai trò trọng tâm của hệ thống đào tạo trực tuyến đó chính là học viên. Khi học viên có nhu cầu học tập sẽ sản sinh ra người giảng dạy, và từ đó hệ thống E-learning mới phát triển. Một số hoạt động chủ yếu của học viên là:
- Tham gia các buổi học, khóa học trực tuyến
- Tương tác, giao tiếp với giáo viên, hoàn thành các bài tập, bài kiểm tra, đánh giá sau buổi học
- Trao đổi với giáo viên về nội dung bài giảng, phản hồi chất lượng về buổi học, khóa học trực tuyến
Giáo viên giảng dạy: Đối tượng kế tiếp để cấu thành hệ thống E-learning hoàn chỉnh đó là giáo viên – người đồng hành cùng học viên trong suốt các buổi dạy. Đồng thời, giáo viên cũng là người có trách nhiệm cung cấp tài liệu, kiến thức, nội dung bài giảng và tương tác với học viên. Một số nhiệm vụ chủ yếu của giáo viên là:
- Soạn giáo án, bài giảng và cập nhật lên hệ thống E-learning nhằm cung cấp kiến thức cho học viên
- Gửi tài liệu, thông tin, nội dung quan trọng có liên quan đến buổi học cho học viên
- Theo dõi tiến trình học tập và đưa ra các yêu cầu đối với học viên như: làm bài kiểm tra, đánh giá năng lực, đặt câu hỏi nhanh,…
- Giải đáp thắc mắc, trả lời câu hỏi do học viên đặt ra trong buổi dạy trực tuyến
- Thường xuyên tương tác với học viên để tạo môi trường học tập năng động, hiệu quả
- …
Trung tâm quản lý hệ thống đào tạo trực tuyến
Đây là bộ phận thuộc bên thứ ba có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hoạt động đào tạo của cả người dạy và người học trên hệ thống E-learning. Với sự hỗ trợ của trung tâm quản lý, quá trình học tập được đảm bảo diễn ra mượt mà và thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, bộ phận này còn chịu trách nhiệm thu thập phản hồi của người dùng để cải thiện chất lượng của hệ thống.
Một số hạng mục thuộc trung tập quản lý hệ thống đào tạo trực tuyến là:
- Quản lý đối tượng người dùng: thông tin, phản hồi của học viên và giáo viên
- Quản lý dữ liệu: giáo áo, bài giảng, các khóa học, tài liệu tham khảo,. đề thi
- Tạo mới, lưu trữ và sắp xếp bài thi
- Kiểm soát, theo dõi, quản lý các dữ liệu báo cáo
- Kiểm soát số lượng và nội dung của các khóa học, bài giảng, chương trình đào tạo
- Hỗ trợ giáo viên giám sát hoạt động dạy học, học tập và thi cử của học viên
- Truy xuất dữ liệu báo cáo, thu thập phản hồi của người dùng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống
Trung tâm quản trị và vận hành hệ thống
Bộ phận này có vai trò đảm bảo hệ thống E-learning hoạt động hiệu quả và thông suốt. Bên cạnh đó, trung tâm còn giúp quá trình giảng dạy, học tập diễn ra minh bạch, rõ ràng và theo một quy chuẩn nhất định, mang đến tính đồng bộ cho toàn hệ thống đào tạo trực tuyến. Những hạng mục thuộc quyền của trung tâm quản trị và vận hành là:
- Dựa trên những chức năng cụ thể để xây dựng các vị trí liên quan trong hệ thống
- Ban hành quy định, miêu tả nhiệm vụ chính xác cho các bên liên quan để từng cá nhân, bộ phận đảm nhiệm đúng vị trí của mình
- Trực tiếp cấp quyền và quản trị hệ thống cho từng đối tượng tham gia
- Theo dõi, giám sát việc sử dụng hệ thống, khắc phục hoặc cưỡng chế các hành vi vi phạm quy định vận hành
E-learning không chỉ là một hệ thống đào tạo phổ biến trong thời đại hiện tại, đây còn là hình thức giảng dạy mang tính thương mại cao. Nếu bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó hoặc là người có kinh nghiệm giảng dạy, hãy mạnh dạn tận dụng hệ thống E-learning để xây dựng các khóa học phục vụ cho học viên của mình.
FAQs về hệ thống E-learning
Có thể tích hợp công cụ khi thiết kế website học trực tuyến không?
Tất nhiên là có! Bạn hoàn toàn có thể tích hợp và lưu trữ những công cụ đa phương tiện trong quá trình xây dựng website trực tuyến như: đồ họa, âm thanh, hình ảnh, hình ảnh 3D, video, kỹ xảo, hoạt hình,… Điều này giúp bạn truyền tải nội dung dễ hiểu hơn, không gây nhàm chán và có khả năng kích thích tư duy của người học.
Nền tảng nào cung cấp tài liệu, sách điện tử, ebook,…?
Có 3 nền tảng rất tốt phục vụ nhu cầu tìm kiếm tài liệu, giáo án, sách điện tử cho người dùng là: Google Scholar, Ebook.edu.vn và Slideshare.
Phần mềm nào giúp học trực tuyến hiệu quả?
Bạn có thể tìm hiểu 5 phần mềm sau để học trực tuyến hiệu quả hơn:– Zoom Cloud Meeting– Google Meet– Mona eLMS– Microsoft Teams– TrueConf
Hạn chế lớn nhất của E-learning là gì?
Không có điều gì là hoàn hảo tuyệt đối và hệ thống E-learning cũng thế. So với phương pháp giảng dạy truyền thống, E-learning cũng có một yếu điểm rất lớn đó là quá trình chuyển đổi, phát triển nội dung bài giảng đòi hỏi chi phí khá lớn.
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng đài miễn phí: 1800 6734
- Email: info@tino.org
- Website: www.tino.org
Từ khóa » đặc điểm Của Elearning
-
TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING
-
5 đặc điểm Của Một Hệ Thống E-learning Thành Công - Bạn Có Không?
-
NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA E-LEARNING - Eduso
-
Hệ Thống E-Learning Hiệu Quả Thường Có đặc điểm Gì? - CLS
-
3 Những đặc điểm Chính Của E-learning [1], [2], [14], [18] - 123doc
-
E-Learning - Đặc điểm Và Lợi ích | Kênh Sinh Viên
-
E - Learning Là Gì? Ưu Và Nhược điểm E
-
Top 15 đặc điểm Của E-learning
-
E-learning Là Gì? Tìm Hiểu Về Hệ Thống Elearning Giáo Dục Trực Tuyến
-
[PDF] 3. E-learning 3.1. Khái Niệm E-learning Là Một Thuật Ngữ Thu Hút ...
-
Những đặc điểm Của Elearning Trên Viindoo
-
[PDF] BÀI 3 MÔ HÌNH HỆ THỐNG E - LEARNING - Topica
-
[PDF] BÀI 3: GIỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING) - Topica
-
Bai Kiem Tra 4 DH Hoc Tap Tren Enelinh Flashcards - Quizlet