Edamame - Vua Của Các Loại đậu Tại Nhật - Aomori JP

Từ thời xa xưa ở Nhật Bản, người ta có thói quen thu hoạch đậu nành trong lúc nó còn xanh chưa chín rồi ăn, gọi là Edamame, nhưng hiện tại do sự khác nhau về vỏ hạt và màu sắc lông vỏ bên ngoài, nên được chia làm 3 chủng loại lớn là: Aomame (đậu xanh), Chamame (đậu nâu), Kuromame (đậu đen).

Aomame là loại đậu phổ biến nhất, khi nói đến Edamame ở Nhật Bản, thì người ta sẽ nghĩ ngay tới loại đậu Aomame, đang được trồng rộng rãi trên toàn quốc. Loại Chamame thì có lông gắn trên vỏ, so với đậu Aomame thiên về màu trắng, thì loại này hơi có màu nâu giống màu trà, nên được gọi tên là Chamame, loại này thường được trồng ở vùng Tohoku và vùng phía Bắc Kanto, Các loại đậu “Tadacha-mame” của tỉnh Yamagata, và “Kurosaki-chamame” của tỉnh Niigata đều là những thương hiệu Edamame nổi tiếng. Thời kỳ thu hoạch đậu cũng giới hạn từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 9, tạo nên cơn sốt được yêu thích.

Thêm một loại đậu nữa giới hạn khu vực sản xuất và thời kỳ thu hoạch, đó chính là loại đậu đen Kuromame. Loại đậu này thường được trồng nhiều ở vùng Kansai, thu hoạch sau khi đã chín để làm nguyên liệu cho món đậu hầm trong bữa ăn Osechi ngày Tết, còn nếu thu hoạch đậu đang trong quá trình sinh trưởng rồi ăn, thì nó giống như Edamame loại đậu đen. Trong số đó, loại đậu nành có tên “Tanbaguro” được trồng ở khu vực Tanba Sasayama, nhờ ảnh hưởng của sương giá và đất sét do đặc trưng của vùng bồn địa chênh lệch nhiệt độ nóng lạnh giữa ban ngày và ban đêm, nên đã tạo ra những hạt đậu đen to và chất lượng cao, được dùng làm nguyên liệu cao cấp, còn nếu bạn muốn ăn loại đậu này giống như Edamame, thì có thể thưởng thức nó từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 10 hàng năm. Tuy nhiên, từ xưa đến nay, nó được sản xuất sử dụng như một loại đậu đen truyền thống, nên sản lượng thu hoạch cũng giới hạn, nếu bạn không đến thăm địa phương này trong thời kỳ này, thì sẽ vuột mất cơ hội thưởng thức loại đậu này đấy. Loại đậu Edamame quý hiếm này được gọi tên là “Kuro-edamame”, gần đây còn nổi tiếng với tên gọi Maboroshi no Edamame (Edamame vi diệu).

Điểm đặc trưng dễ thấy nhất của Kuro Edamame là kích thước hạt và màu sắc. So với hạt đậu nành xanh, thì hạt màu đen kích thước gần gấp đôi, vỏ bên ngoài được bao phủ một màu nâu lốm đốm, hạt bên trong có màu xanh lá hơi pha đen. Điều này là do trong vỏ hạt có chứa nhiều sắc tố anthocyanin, nhưng cũng có ý kiến cho rằng do bên trong hạt chứa nhiều dưỡng chất nên nó phản ánh ra màu vỏ bên ngoài như vậy, chỉ nhìn màu vỏ như vậy là biết hàm lượng dinh dưỡng trong đậu này cao. Ngoài ra, còn thêm một đặc trưng nữa là quả nào nhìn vỏ bên ngoài càng bẩn, chứ không phải màu xanh lá tươi, thì quả đó hạt sẽ ngon hơn.

Vùng Tanba Sasayama vào giữa tháng 10, những trái hồng bắt đầu ngả màu, và cánh đồng đậu nành đen Tanbaguro vỏ lớn lan rộng bao phủ một góc trời, tạo nên quang cảnh mùa Thu đáng chiêm ngưỡng ở thôn làng Nhật Bản. Vụ thu hoạch bắt đầu, người ta vào ruộng và dùng một cái kéo cắt tỉa lớn cắt nó ra khỏi gốc cây, rồi cắt tỉa hết lá xung quanh và bó các cành cây lại thành từng chùm. Người ta để nguyên chùm đậu như vậy để bảo quản tạm thời, nhưng khi muốn ăn thì mình tách vỏ đậu ra, rồi cho vào nồi lớn thêm muối đun sôi từ 4-5 phút. Các hạt đậu tuy lớn, nhưng cơm hạt bên trong rất mềm, dù nói gì đi nữa thì vị ngọt đó khó mà tìm thấy được ở những loại Edamame thông thường. Trong thời kỳ này, dọc các con đường lưu thông chính ở khu vực Sasayama, xuất hiện rải rác các cửa tiệm buôn bán mọc lên nối tiếp nhau, và người ta bày bán từng bó đậu đen Kuro-edamame khoảng 1kg, thu hút đông đảo nhiều người từ Osaka, Kobe về đây trông chờ tìm kiếm Maboroshi no Edamame (Edamame vi diệu). Japanhoppers

Từ khóa » Hạt đậu Xanh Nhật Bản