Email Server Là Gì ? Những điều Cần Biết Về Máy Chủ Mail Server

Email Server là gì ? Trong lĩnh vực dịch vụ email marketing, hẳn các bạn đã từng nghe đến khái niệm Mail Server (máy chủ email). Thuật ngữ này có thể được hiểu là một dịch vụ bưu chính hoạt động trên mạng Internet.

Khi chúng ta gửi một email, bức thư thường phải đi qua một loạt các Mail Server cho đến khi nó tới người nhận. Quá trình này nhanh và trông có vẻ đơn giản nhưng thực tế rất phức tạp.

Trong bài đăng lần này, Top Email sẽ giúp các bạn tìm hiểu Email Server là gì ? Đồng thời nắm được những kiến thức cơ bản về Máy chủ Email.

Mục lục nội dung

  • Email Server là gì
  • Các loại Mail Server
    1. Outgoing Mail Server
    2. Incoming Mail Server
  • Quá trình gửi email diễn ra như thế nào
  • Một số ví dụ về Email Server

Email Server là gì ?

Mail Server, hay Email Server, Máy chủ Email. Đây là một loại máy hoặc ứng dụng chịu trách nhiệm xử lý thư điện tử. Nói dễ hiểu, một Email Server sẽ thực hiện công việc nhận và phân phối email.

Thuật ngữ máy chủ email thường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh. Đôi khi Mail Server để chỉ một máy tính hoặc hệ thống máy hoàn chỉnh gồm nhiều dịch vụ hoặc ứng dụng khác nhau. Hoặc có lúc, thuật ngữ này được sử dụng thay thế cho một số dịch vụ hoặc ứng dụng. Khi hiểu theo nghĩa này, máy chủ email được phân thành 2 loại chính:

  • Incoming Email Server
  • Outgoing Email Server

Các loại Máy Chủ Mail Server

1. Outgoing Mail Server – Máy chủ Email đi

Máy chủ gửi đi sử dụng một giao thức truyền thư đơn giản – Simple Mail Transfer Protocol (SMTP) – để liên lạc và vận chuyển mail tới các máy chủ email khác từ xa. Nó thường hay được nhắc đến với cái tên Máy Chủ SMTP (SMTP Server). Các nhà tiếp thị email số lượng lớn thường dùng SMTP Server để quảng cáo hàng loạt.

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, thuật ngữ máy chủ email đôi lúc được sử dụng để thay thế cho các ứng dụng. Nhưng về bản chất, Máy chủ SMTP (Máy chủ Email đi) không được coi là một Máy chủ Email.

Ví dụ Gmail là một máy chủ Email và sử dụng máy chủ SMTP của riêng nó là smtp.gmail.com. Nó hỗ trợ người dùng gửi đi và nhận email. Còn các dịch vụ email marketing như Amazon SES, Sendgrid, Mailchimp…v.v là những SMTP Server. Chúng chỉ phục vụ mục đích chuyên gửi. Bạn có thể tham khảo thêm Phân biệt SMTP Server với Mail Server.

2. Incoming Mail Server – Máy chủ Email đến

Có 2 loại giao thức được sử dụng để nhận email đến:

POP3 (Post Office Protocol 3)

Giao thức này được sử dụng để kết nối tới Email Server và lấy tin nhắn xuống thiết bị (máy tính, Smartphone) thông qua ứng dụng Email Client. (Ví dụ như Outlook, Thunderbird, Windows Mail,…). Sau khi tải xuống, thư sẽ bị xóa khỏi máy chủ. POP3 là giao thức 1 chiều.

email-server-pop3-la-gi

IMAP (Internet Message Access Protocol)

Đây cũng là giao thức dùng để lấy email từ Server xuống Client. Tuy nhiên khác biệt với POP3, IMAP cho phép nhiều client cùng lúc kết nối tới một Mailbox. Tức là một bản sao sẽ được đẩy xuống ứng dụng email của người nhận. Đồng thời, bản gốc Email vẫn được lưu trên Mail Server. Đây là kênh liên lạc 2 chiều.

khai-niem-mail-server-imap-la-gi

Giao thức IMAP trở nên phổ biến nhờ nhà cung cấp dịch vụ email lớn nhất thế giới – Gmail – khuyên dùng thay vì POP3.

Quá trình gửi email diễn ra như thế nào?

Sau khi đã nắm rõ khái niệm email server là gì ? Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu xem quy trình gửi email được diễn ra như thế nào.

qua-trinh-email-server-gui-email

Bước 1: Kết nối với máy chủ SMTP

Khi bạn gửi email, nhà cung cấp dịch vụ email của bạn, ví dụ như Gmail, sẽ kết nối với máy chủ SMTP. Ở giai đoạn này, Gmail cung cấp cho SMTP một số thông tin quan trọng. Chẳng hạn như địa chỉ email gửi, nội dung thư và địa chỉ email của người nhận.

Bước 2: Xử lý miền email của người nhận

Server SMTP bây giờ sẽ xác định và xử lý địa chỉ email của người nhận. Nếu bạn đang gửi email cho người khác trong công ty, tức là đến cùng một miền, thư sẽ được chuyển trực tiếp đến Server IMAP hoặc POP3.

Nếu bạn đang gửi thư cho một công ty khác, máy chủ SMTP sẽ cần phải giao tiếp với Mail Server của công ty đó. Và chúng ta sang bước 3.

Bước 3: Xác định IP của người nhận

Ở giai đoạn này, máy chủ SMTP sẽ cần kết nối với Domain Name System – DNS (Hệ thống tên miền) để tìm máy chủ của người nhận.

DNS hoạt động giống như một hệ thống dịch thuật. Nó sẽ giúp chuyển đổi miền của người nhận thành địa chỉ IP (Internet Protocol). IP là một số cụ thể xác minh riêng cho một máy hoặc máy chủ khi kết nối internet.

SMTP cần IP để thực hiện công việc chuyển thư đến đúng máy chủ của người nhận.

Bước 4: Phân phối email

Quá trình vận chuyển thư không hề đơn giản. Email của bạn sẽ đi qua các máy chủ SMTP không liên quan khác nhau cho đến khi tới SMTP của người nhận.

Tiếp đến, SMTP nhận sẽ kiểm tra thư và sau đó chuyển nó đến máy chủ IMAP hoặc POP3. Tại đây, email được xếp vào hàng đợi xử lý cho đến khi người nhận mở ứng dụng email.

Một số ví dụ về Email Server

Mail server Outlook

Outlook là dịch vụ email miễn phí được phát triển, cung cấp bởi Microsoft. Và thường được sử dụng chủ yếu như là một ứng dụng email. Ngoài ra, Outlook cũng tích hợp các tính năng khác như lịch, quản lý công việc, quản lý liên lạc, ghi chú….

Mail Outlook được phát triển trên nền điện toán đám mây an toàn và bảo mật tuyệt đối.

Mail Cloud Google

Mail Cloud Google có tên là Google Workspace là một dịch vụ mail trả phí được Goolge ra mắt 2016. G-Suite được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi với các công cụ trực tuyến bao gồm Gmail, Drive, Documents và Meet.

Google Workspace mang tham vọng mang đến cho người dùng một không gian làm việc chỉ trong một ứng dụng.

Kết luận

Hi vọng với những kiến thức trên đây, các bạn đã hiểu rõ hơn về Mail Server. Nắm được khái niệm Email Server là gì.

Mail Server có vai trò quan trọng trong quản lý, truyền thông nội bộ, giao dịch thương mại. Một hệ thống Mail Server an toàn, bảo mật sẽ phòng tránh được một số vấn đề rủi ro. Như mail bị nhiễm virus, spam, bị đưa vào danh sách đen Blacklist,…

Rate this post
  • About the Author
  • Latest Posts

About Vũ Mai

  • 15 Thống kê Thương mại điện tử giúp định hướng chiến lược tiếp thị năm 2022 - Tháng Ba 4, 2022
  • Cách tạo bản đồ hành trình của khách hàng trong 6 bước - Tháng Hai 19, 2022
  • 8 xu hướng tiếp thị video marketing hấp dẫn cho năm 2022 - Tháng Một 18, 2022
  • AR, VR và 3D thay đổi mua sắm trực tuyến như thế nào? - Tháng Mười Hai 8, 2021
  • Phân biệt sự khác nhau giữa SMTP và API trong email marketing - Tháng Mười 1, 2021
  • Email Server là gì ? Những điều cần biết về Mail Server - Tháng Chín 14, 2021
  • Remarketing là gì ? Khái niệm và các dạng tiếp thị lại phổ biến - Tháng Bảy 5, 2021
  • Độ dài bài viết blog lý tưởng là bao nhiêu ? - Tháng Năm 17, 2021
  • Làm thế nào để ngăn chặn khách hàng rời bỏ ? - Tháng Tư 15, 2021
  • Điểm khác biệt giữa các loại kênh tiếp thị trên di động với máy tính bàn - Tháng Tư 3, 2021

Comments

comments

Từ khóa » Các Loại Mail Server