EPS Là Gì? Có Nên Lưu ý Chỉ Số Này Khi đầu Tư Chứng Khoán Không?

EPS là gì? Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt? Facebook Twitter LinkedIn Reddit 5/5 - (5 votes)

Có lẽ khi đầu tư chứng khoán, bạn đã từng nghe qua chỉ số EPS nhưng không biết rõ khái niệm và ý nghĩa của chỉ số đó. Vậy, EPS là gì? Chỉ số EPS có ý nghĩa gì trong đầu tư chứng khoán? Cùng Infina tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Chỉ số EPS là gì?

Chỉ số EPS (Earnings Per Share) là một chỉ số quan trọng trong lĩnh vực chứng khoán. EPS là chỉ số đo lường lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của một công ty đã tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định và EPS là chỉ số đánh giá hiệu suất tài chính của một công ty, được sử dụng trong việc so sánh và định giá cổ phiếu.

Chỉ số EPS này được các nhà đầu tư khá quan tâm vì EPS của công ty càng cao, lợi nhuận mang về càng triển vọng.

EPS là gì

Phân biệt các loại chỉ số EPS

Chỉ số EPS cơ bản (Basic EPS)

Chỉ số EPS cơ bản là chỉ số đem lại lợi nhuận cơ bản trên mỗi cổ phiếu mà cổ đông nhận được.

Chỉ số EPS pha loãng (Diluted EPS)

Chỉ số EPS pha loãng là chỉ số được sử dụng trong các công ty có hoạt động phát hành thêm các cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu chuyển đổi, ESOP và các hoạt động tương tự. Sau một khoảng thời gian, các loại chứng khoán này sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu thường nên chỉ số này sẽ có xu hướng tăng trưởng trong tương lai. Nhưng, nếu số lượng cổ phiếu gia tăng mà dòng tiền đổ vào bị ứ động thì sẽ làm cổ phiếu rớt giá.

eps là gì

Tóm lại, khi các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến chỉ số EPS mà quên mất sự ảnh hưởng của chỉ số pha loãng này, điều này sẽ dẫn đến những sai lầm khá nghiêm trọng. Bởi thế khi xem xét kết quả kinh doanh của 1 tổ chức kinh doanh phải chú ý cả 2 chỉ số này.

Cách tính EPS

Để tìm hiểu được cách tính chỉ số EPS, các bạn nên tham khảo bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để có được dữ liệu của các tham số cần thiết như:

  • Số lượng cổ phiếu đình quân lưu hành.
  • Thu nhập ròng.
  • Mức trả cổ tức ưu đãi.

1. EPS cơ bản

EPS = (Thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường

Trong đó: Thu nhập ròng là tổng thu nhập của một doanh nghiệp.

2. EPS pha loãng

EPS = (Lợi nhuận ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (lượng cổ phiếu đang lưu hành + lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi)

Trong đó: Lợi nhuận ròng được tính từ thu nhập của doanh nghiệp trừ đi các khoản chi phí hoạt động như thuế, khấu hao tài sản, lãi suất vay cùng với các chi phí khác cộng lại nhằm phục vụ mục đích kinh doanh.

Các lưu ý khi tính chỉ số EPS là gì?

Lưu ý khi tính EPS

Thật ra, nếu các bạn sử dụng số cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ sẽ chính xác hơn. Vì lượng cổ phiếu thường xuyên sẽ được thay đổi theo thời gian.

Chỉ số EPS không luôn tỷ lệ thuận với tổng lợi nhuận sau thuế. Khi tính toán chỉ số EPS, cần xem xét một giai đoạn nhất định và từ đó đánh giá sự ổn định và khả năng tăng trưởng của công ty. Xa hơn, có thể thấy được hiệu quả của quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh của công ty.

Các chỉ số EPS được tính tùy vào các phương pháp kế toán và EPS mà các chuyên gia đánh giá đều dựa vào các số liệu thông tin công ty cung cấp. Do vậy, chỉ số EPS trong chứng khoán được lấy từ công ty hay chuyên gia mang thiên hướng ước tính nhiều hơn.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Ý nghĩa của EPS là gì?

eps là gì

Sau khi đã hiểu EPS là gì thì chỉ số EPS là chỉ số bao quát toàn kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và mang tầm quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất công ty. Chỉ số EPS càng cao và có xu hướng tăng trưởng đều thể hiện tình trạng hoạt động của công ty ngày càng hiệu quả, thu hút nhà đầu tư hơn.

Các nhà đầu tư có thể so sánh các chỉ số EPS giữa các công ty cùng ngành để quyết định nên đầu tư vào công ty nào mang lại lợi nhuận cao nhất.

EPS bao nhiêu là tốt?

Trong bài viết trước, nếu ROE trong vòng 3 năm liên tục > 15% và có xu hướng tăng thì doanh nghiệp được đánh giá hoạt động tốt.

Bên cạnh đó, nếu mệnh giá cổ phiếu của các công ty giả sử là 10.000 đồng thì doanh nghiệp có chỉ số EPS từ 1.500 đồng trở lên hoặc tối thiểu là 1.000 đồng và có xu hướng tăng theo thời gian thì công ty đó được đánh giá hoạt động kinh doanh hiệu quả.

eps là gì

Dưới đây là một số điểm cần xem xét khi đánh giá xem chỉ số EPS trong chứng khoán có được coi là tốt hay không:

  1. Ngành công nghiệp: Mỗi ngành có những mức EPS trung bình khác nhau. Một EPS cao trong một ngành có thể không tốt hơn một EPS thấp trong ngành khác. Do đó, cần so sánh với các doanh nghiệp trong cùng ngành.
  2. Tăng trưởng: Một EPS tăng theo thời gian thường được coi là tốt hơn so với một EPS không thay đổi hoặc giảm. Sự tăng trưởng lợi nhuận cho thấy khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp.
  3. Biên lợi nhuận: EPS cao có thể xuất phát từ việc cắt giảm chi phí hoặc tăng giá bán. Việc tìm hiểu biên lợi nhuận giúp xác định xem doanh nghiệp có thể duy trì EPS cao một cách bền vững không.
  4. Khả năng sinh lời: Một doanh nghiệp có thể có EPS cao nhưng vẫn không sinh lời nếu các khoản đầu tư hoặc chi phí khác khiến cho lợi nhuận thực tế thấp hơn so với dự kiến.
  5. Thị trường và cơ hội tương lai: EPS cao có thể thể hiện hiệu suất tốt trong thời điểm hiện tại, nhưng việc đánh giá khả năng tăng trưởng trong tương lai cũng rất quan trọng.
  6. Chính sách chia cổ tức: Một doanh nghiệp có thể chọn chia cổ tức lớn hơn để chia sẻ lợi nhuận với cổ đông thay vì tăng EPS. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá tính tốt của EPS.
  7. Tình hình tài chính tổng thể: EPS là chỉ một khía cạnh của tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cần phải xem xét các chỉ số và tỷ lệ tài chính khác để có cái nhìn tổng thể về sức khỏe tài chính.

Vì vậy, không có một con số cụ thể cho EPS mà có thể coi là tốt cho tất cả mọi tình huống. Để đánh giá tính tốt của EPS, bạn cần phải xem xét các yếu tố trên cùng với ngữ cảnh của doanh nghiệp và thị trường chứng khoán.

Ưu điểm của chỉ số EPS

  • Đánh giá hiệu suất tài chính: EPS cung cấp một cách đơn giản và trực quan để đánh giá hiệu suất tài chính của một công ty. Nó cho biết lợi nhuận trung bình mà mỗi cổ phiếu đã tạo ra, giúp nhà đầu tư và người quan tâm đánh giá sự tăng trưởng và sự ổn định của công ty.
  • So sánh giữa các công ty: EPS cho phép so sánh hiệu suất tài chính giữa các công ty khác nhau trong cùng ngành hoặc trong cùng một thị trường. Điều này giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về sự cạnh tranh và tiềm năng đầu tư của các công ty.
  • Định giá cổ phiếu: EPS cũng được sử dụng để tính toán và định giá cổ phiếu. Qua việc so sánh EPS với giá cổ phiếu, nhà đầu tư có thể đánh giá xem cổ phiếu đang được định giá đúng hay không. Một EPS cao hơn có thể cho thấy sự hấp dẫn của cổ phiếu trong việc sinh lợi nhuận.
  • Theo dõi sự tăng trưởng: EPS cung cấp thông tin về sự tăng trưởng của công ty theo thời gian. Khi EPS tăng theo cấp số nhân, đó là một dấu hiệu tích cực về sự phát triển và sự thành công của công ty.
  • Tính linh hoạt và sử dụng rộng rãi: EPS có thể được áp dụng cho các công ty có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán và được sử dụng rộng rãi trong phân tích tài chính và đầu tư.

Tuy nhiên, như với bất kỳ chỉ số nào, EPS cũng có giới hạn của nó và nên được xem xét kết hợp với các chỉ số và yếu tố khác để có cái nhìn toàn diện về hiệu suất và giá trị của một công ty.

Nhược điểm của chỉ số EPS là gì?

EPS cũng chịu ảnh hưởng từ các yếu tố khác. Nếu biết được điều này, các nhà đầu tư sẽ thuận lợi hơn trong quá trình đầu tư chứng khoán của mình.

EPS và cổ tức

EPS chủ yếu dùng để theo dõi hiệu suất hoạt động của công ty. Nhưng sẽ có một hoặc nhiều hơn phần lợi nhuận được công ty giữ lại bằng cách thay đổi phần EPS.

EPS và vốn

Vốn cũng là một khía cạnh cần quan tâm khi nhắc đến EPS. Có thể 2 công ty có cùng một chỉ số EPS nhưng nếu giữa 2 công ty có 1 công ty có số vốn tài sản ròng ít hơn nhưng lại có EPS bằng công ty còn lại có nghĩa là công ty này hoạt động hiệu quả hơn.

Tổng kết

Qua bài viết này, nhà đầu tư đã có thêm thông tin về một chỉ số theo dõi tình hình hoạt động của công ty. Định nghĩa của EPS là gì và muốn tăng hiệu quả trong giao dịch nhờ EPS thì nhà đầu tư cần kết hợp thêm các chỉ số phân tích khác.

Xem thêm:

  • Chỉ số P/E là gì? Chỉ số P/E cao hay thấp mới tốt?
  • ROA là gì? ROA trong chứng khoán cao có phải là điều tốt không?

Related posts:

  1. TOP 5 cổ phiếu xăng dầu luôn luôn ổn định theo thời gian
  2. TOP 6 cổ phiếu ngành gỗ có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2023
  3. Tính năng mới – Tự tạo thông báo biến động giá chứng khoán tại Infina
  4. Nhận định tiềm năng cổ phiếu NHA những tháng cuối năm 2022

Từ khóa » Eps Là Gì Cách Tính