Equity Là Gì? Phân Biệt Vốn Equity Và Các Loại Vốn Khác Trên Trị ...

Tiêu đề nội dung

Toggle
  • Các thuật ngữ liên quan đến Equity
    • Khái niệm Equity là gì?
    • Phân loại vốn Equity
    • Ví dụ vốn Equity là gì?
    • Home equity là gì?
    • Equity market là gì?
  • Phân biệt vốn Equity là gì với các loại vốn khác trên thị trường
    • Vốn chủ sở hữu và Vốn điều lệ
    • Vốn chủ sở hữu và Vốn hóa thị trường
    • Vốn chủ sở hữu Equity là gì? Equity gồm những gì?

Mỗi doanh nghiệp đang hoạt động đều có một số vốn nhất định được hình thành từ các nguồn khác nhau, trong đó vốn chủ sở hữu (tiếng Anh: Equity) của doanh nghiệp là tài sản thuần của doanh nghiệp và thuộc sở hữu của cổ đông. Vậy vốn chủ sở hữu Equity là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Các thuật ngữ liên quan đến Equity

equity la gi

Khái niệm Equity là gì?

Vốn chủ sở hữu hay còn gọi là tài sản ròng; trong tiếng Anh có một số cách gọi là equity, owner’s equity hay stockhold’s equity.

Vốn chủ sở hữu (Equity) là phần còn lại của giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi bù đắp các khoản nợ phải trả.

Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần.

Vốn chủ sở hữu equiy là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên trong doanh nghiệp, chỉ khi đơn vị ngừng hoạt động hoặc phá sản mới phải dùng tài sản của đơn vị để ưu tiên thanh toán cho các chủ nợ, tiền lương cho người lao động, nộp thuế cho nhà nước sau đó tài sản còn lại mới chia cho các chủ sở hữu theo tỷ lệ vốn góp của họ.

Phân loại vốn Equity

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu bao gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Vốn đầu tư của chủ sở hữu là phần vốn góp của các chủ sở hữu (Nhà nước, cổ đông, các bên liên doanh, các thành viên hợp danh, các thành viên công ty TNHH,…) vào doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần, vốn góp của chủ sở hữu được tính theo mệnh giá của cổ phần phát hành (hay còn gọi là vốn điều lệ).

Thặng dư vốn cổ phần là phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá của cổ phần. Có những trường hợp giá phát hành của cổ phần cao hơn rất nhiều so với mệnh giá làm cho thành phần thặng dư vốn cổ phần chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng vốn chủ sở hữu của công ty.

Ví dụ vốn Equity là gì?

Ngày 17 tháng 5 năm 2012, Facebook đã phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vô cùng thành công với giá phát hành là 38 USD/cổ phần trong khi mệnh giá là 0,000006 USD/cổ phần. Với tổng số 421,2 triệu cổ phần phát hành, Facebook đã thu về hơn 16 tỉ USD và trở thành vụ IPO lớn thứ hai trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là kết quả kinh doanh lũy kế được tích lũy, tái đầu tư làm tăng vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài, lỗ lũy kế có thể vượt quá vốn điều lệ và dẫn tới hủy niêm yết.

Home equity là gì?

Home equity là vốn chủ sở hữu nhà, thường được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh. Vốn chủ sở hữu nhà là giá trị sở thích của một chủ nhà đối với ngôi nhà mà họ đang sở hữu.

Nói theo cách khác, đây là giá trị thị trường hiện tại của tài sản thực tế (đã trừ đi bất kỳ khoản tiền gắn với tài sản đó). Lượng vốn chủ sở hữu trong ngôi nhà sẽ biến động theo thời gian khi có nhiều khoản thanh toán hơn cho khoản thế chấp được thực hiện và các nhân tố thị trường tác động đến giá trị hiện tại của bất động sản.

Equity market là gì?

Equity market là thị trường vốn cổ phần hoặc thị trường chứng khoán. Đây là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế giữa người mua và người bán cổ phiếu. Thị trường xuất hiện dưới hình thức trao đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người mua và người bán.

Đây là thị trường quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế của một nước. Nó đóng vai trò quan trọng giúp hỗ trợ nền kinh tế, dẫn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, là cầu nối giữa nhà đầu tư với nhau.

Phân biệt vốn Equity là gì với các loại vốn khác trên thị trường

Vốn chủ sở hữu và Vốn điều lệ

equity la gi

Vốn điều lệ là số vốn do thành viên, cổ đông công ty góp hoặc cam kết góp trong thời hạn nhất định. Số vốn này được quy định trong Điều lệ công ty. Trên báo cáo tài chính, nó được thể hiện dưới tên gọi là Vốn cổ phần.

Nó là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên trong doanh nghiệp. Qua đó, làm cơ sở để phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các cổ đông.

Vốn điều lệ chỉ được phép thay đổi khi có sự đồng ý của cổ đông.

Ví dụ

Việc huy động tăng thêm vốn hay không, sẽ phải được đưa ra thảo luận trong Đại hội cổ đông…

Vốn chủ sở hữu là tất cả số vốn thuộc về cổ đông. Được cấu thành từ Vốn cổ phần (vốn điều lệ), Lợi nhuận chưa phân phối, và các nguồn khác. Như vậy, vốn chủ sở hữu có quy mô lớn hơn so với vốn điều lệ.

Ở hình trên, bạn sẽ thấy:

Cuối tháng 6/2020, vốn điều lệ của MWG có giá trị là 4.532.099.870.000 đồng.

Còn vốn chủ sở hữu của MWG là 14.272.909.782.505 đồng.

Vốn chủ sở hữu và Vốn hóa thị trường

huy dong vo hoa thi truong

Đầu tiên, Vốn hóa thị trường là gì?

Định nghĩa

Hiểu đơn giản thì…

…Vốn hóa thị trường là số tiền bỏ ra mua toàn bộ vốn cổ phần của một doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại.

Ngoài ra, nó là một đặc điểm quan trọng để giúp các nhà đầu tư xác định rủi ro cũng như lợi nhuận trong cổ phiếu của một công ty.

Công thức tính:

Vốn hóa (Equity Value) = Giá của 1 cổ phiếu x Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Lấy ví dụ Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM)

Giá đóng cửa của VNM 13/1/2021 là: P = 114.500 đồng

Số lượng cổ phiếu lưu hành: KLCP = 2.089.645.346 cổ phiếu (hay còn gọi là Khối lượng cổ phiếu)

Khi đó vốn hóa của VNM là:

P * KLCP = 114.500 x 2.089.645.346 = 239.364.390.000.000 đồng (hay 239.264 tỷ đồng)

Vốn hóa là căn cứ để đánh giá quy mô của doanh nghiệp và bị phụ thuộc vào giá trị cổ phiếu. Trong khi đó, cổ phiếu sẽ có sự biến động theo thời gian.

Nhưng, vốn chủ sở hữu (Equity là gì) lại là căn cứ tính toán giá trị thực của doanh nghiệp vì nó không phụ thuộc vào giá trị cổ phiếu.

Vốn chủ sở hữu Equity là gì? Equity gồm những gì?

Bạn sẽ thấy sự xuất hiện của vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán, dưới các dạng sau:

1. Vốn đầu tư (hay vốn góp) của chủ sở hữu

Là số vốn đầu tư của cổ đông.

Bao gồm:

Vốn góp chủ sở hữu (hay vốn cổ phần): Là số vốn góp thực tế của cổ đông, được quy định trong điều lệ công ty. Theo quy định, đối với CTCP, số vốn góp sẽ được ghi nhận theo mệnh giá cổ phiếu.

Thặng dư vốn cổ phần: Số tiền doanh nghiệp thu được từ chênh lệch giá phát hành với mệnh giá cổ phiếu.

Theo quy định của UBCKNN, mỗi cổ phiếu đều có một mệnh giá cố định là 10.000 đồng. Bất kể đó là cổ phiếu của VinGroup (VIC), của Vinamilk (VNM) hay một công ty nào đó chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng, nhưng mức giá giao dịch trên thị trường sẽ khác nhau.

Giả sử, giá tham chiếu trên thị trường của cổ phiếu ABC hiện là 30.000 đồng. Doanh nghiệp ABC sẽ phát hành ra công chúng 20.000 cổ phiếu.

Điều này không có nghĩa là ABC sẽ phải bán cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ, mà sẽ bán gần với mức giá trên thị trường. Ví dụ là 30.000 đồng.

Khi đó, số tiền ABC thu về là: 30.000 x 20.000 = 600.000.000 đồng.

Số tiền này được phân bổ như sau:

Số tiền: 10.000 x 20.000 = 200.000.000 đồng. Chúng sẽ được thêm vào phần Vốn cổ phần. Đồng thời, 20.000 cổ phiếu sẽ được cộng vào số cổ phiếu đang lưu hành. Số tiền còn lại: 600.000.000 – 200.000.000 = 400.000.000 đồng. Đây chính là phần thặng dư vốn cổ phần của ABC.

2. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Bao gồm:

Các quỹ: Quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển,… Các quỹ này được doanh nghiệp trích lập để sử dụng cho những mục đích khác nhau như dự phòng, hoặc cho hoạt động đầu tư. Nguồn được lấy từ nguồn lợi nhuận trong năm. Tỷ lệ trích lập các quỹ được quy định trong Điều lệ công ty, và không vượt quá tỷ lệ mà pháp luật quy định.

Lợi nhuận chưa phân phối: khoản lợi nhuận còn lại, chưa chia.

#1 và #2 là 2 nguồn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn chủ sở hữu.

Ví dụ, báo cáo tài chính 2019 của NT2:

Tổng vốn chủ sở hữu của NT2 tại 31/12/2019 là hơn 4.126 tỷ đồng. Trong đó:

Vốn góp của chủ sở hữu là 2.878 tỷ đồng, chiếm 68,75%

Lợi nhuận chưa phân phối là 1.111 tỷ đồng, chiếm 26,93%.

#3. Chênh lệch đánh giá tài sản

Bao gồm:

Chênh lệch đánh giá lại tài sản: Phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản hiện có của doanh nghiệp. Tài sản đánh giá lại chủ yếu là TSCĐ, BĐS đầu tư, hay thậm chí là Hàng tồn kho…

Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Chênh lệch tỷ giá hối đoái thường phát sinh trong các trường hợp:

Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán phát sinh bằng ngoại tệ.

Đánh giá lại các mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;

Chuyển đổi BCTC từ ngoại tệ sang Việt Nam đồng. …

#4. Nguồn khác

Bao gồm:

Cổ phiếu quỹ: giá trị số cổ phiếu do doanh nghiệp mua lại. Giá trị này bao gồm giá cổ phiếu tại thời điểm mua lại và toàn bộ các chi phí liên quan.

Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!

SEMTEK Co,.LTD

🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM 📧 Email: info@semtek.com.vn ☎️ Hotline: (+84)098.300.9285

Tìm kiếm liên quan:

  • equity nghĩa la gì
  • private equity là gì
  • equity market là gì
  • equity meaning
  • capital là gì
  • liabilities là gì
  • equality là gì
  • brand equity là gì

Xem thêm:

  • Khái niệm Website và lợi ích Website mang đến cho doanh nghiệp
  • Chi phí thiết kế Website thương mại điện tử của SEMTEK
  • Bí quyết kinh doanh nhỏ lẻ ngay tại nhà đạt hiểu quả cao
  • User Agent là gì? Những cách nào thay đổi User Agent của trình duyệt?
  • Tiềm thức là gì? Đặc điểm, chức năng và cách thức vận hành

Từ khóa » Các Loại Equity