ERP Là Gì? Tại Sao Doanh Nghiệp Cần Sử Dụng ERP Trong Năm ...
Có thể bạn quan tâm
ERP Là Gì? Tại Sao Doanh Nghiệp Cần Sử Dụng ERP Trong Năm 2021?
Hệ thống ERP được coi là một phần mềm quản lý đa chức năng được nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng như một giải pháp giúp phát triển công ty lâu dài. Tuy nhiên tại Việt Nam, mới chỉ có hơn 1% doanh nghiệp hiểu được giá trị mà ERP mang lại. Nếu bạn là một nhà điều hành hay một chủ doanh nghiệp đang tìm kiếm những công nghệ hàng đầu để áp dụng và quản trị công ty của mình một cách hiệu quả hơn, thì hẳn bạn đã từng nghe qua phần mềm ERP. Vậy ERP là gì và áp dụng hệ thống ERP vào doanh nghiệp của mình như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau!
ERP là gì?
Giải nghĩa ERP là gì
ERP là một hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp toàn diện, online, theo thời gian thực và tự động hoá một cách hiệu quả. Một hệ thống ERP đầy đủ sẽ bao gồm phần mềm tích hợp mọi tính năng: từ quản lý mua sắm, quản lý bán hàng, hệ thống điểm bán, quản trị kho hàng, quan hệ khách hàng,…
Thuật ngữ ERP đại diện cho:
- E (Enterprise: Doanh nghiệp): Giải pháp quản trị mới này dành cho tổng thể doanh nghiệp muốn thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất hay kinh doanh.
- R (Resource: Nguồn lực): Nguồn lực ở đây sẽ gồm tài chính, nhân lực, và công nghệ. ERP sẽ tối ưu yếu tố “R” bằng việc thay đổi việc sử dụng việc sử dụng các phần mềm quản lý khác nhau và chuyển đổi dữ liệu thủ công giữa các phòng ban. Từng nhân viên với nhiệm vụ cụ thể được quy định chặt chẽ, tuân thủ kế hoạch sản xuất kinh doanh lập ra định kỳ, xâu chuỗi thành một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hoàn hảo.
- P (Planning: Lập kế hoạch): ERP sẽ tính toán và dự báo phát sinh trong việc điều hành sản xuất, đưa ra phương án mua bán nguyên vật liệu, tính toán mô hình tối ưu, giảm thiểu sai sót nghiệp vụ,…
Vai trò của ERP là gì
Hiểu ERP là gì thôi là chưa đủ. ERP có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ các lãnh đạo điều hành doanh nghiệp theo một hệ thống quản lý với quy trình hiện đại và lên kế hoạch khai thác tối đa tài nguyên mà mình có. Sự khác biệt nhất của ERP so với các phần mềm quản trị khác chính là nó tích hợp đầy đủ các chức năng mà trước đây bạn phải sử dụng từng phần mềm riêng lẻ để thực hiện.
Bài viết liên quan: Các Tố Chất Lãnh Đạo Cần Có Trong Quản Trị Doanh NghiệpGiá trị cốt lõi của mô hình ERP là khởi đầu từ việc cho phép doanh nghiệp kiểm soát trạng thái vận hành, từ đó khai thác tối đa tài nguyên hợp lý tạo ra sự hiệu quả tức thì. Thêm nữa việc ERP là một hệ thống có thể kết nối nhiều dữ liệu của nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau nên có thể áp dụng ERP ở những công ty lớn muốn kiểm soát các ngành khác nhau của mình.
►►► Bộ giải pháp tối ưu dành cho doanh nghiệp Sản Xuất: Phần Mềm Logistics, Hệ Thống MES, Phần Mềm Quản Lý Nhân Sự, Phần Mềm CRM, Phần Mềm Quản Lý Tuyển Dụng, Hệ Thống Văn Phòng Điện Tử
Lý do doanh nghiệp trong năm 2021 cần triển khai hệ thống ERP là gì
Nếu là chủ một doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hẳn bạn cũng đã trải qua những khó khăn khi “scale up” công ty của mình lên. Chẳng hạn như việc xử lý các quy trình từ khâu nhận đơn hàng đến khi hàng đến được tay người mua và ghi nhận doanh thu.
Một quy trình nhiều bước cần nhiều nhân sự và chỉ cần sai sót ở một khâu nào đó thôi cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến doanh thu của bạn.
Việc áp dụng phần mềm ERP trong doanh nghiệp sẽ giúp nhân viên ở mỗi phòng ban xem chung thông tin và cập nhật. Một đơn hàng sẽ đi xuyên suốt hệ thống từ khi phát sinh, giúp cho hàng hóa đến tay khách hàng nhanh chóng, giảm thiểu tối đa sai sót. Vậy những lợi ích mang lại bởi ERP là gì?
Kiểm soát thông tin tài chính ở mức chính xác nhất
Như đã đề cập ở phần định nghĩa, ERP sẽ thay thế các phần mềm nhỏ lẻ khác nên việc thông tin tài chính sẽ được tập hợp lại chỉ một nơi. Việc này giúp cho những số liệu tài chính sau khi thay đổi thông tin sẽ tự động tính toán và hiển thị lại trên toàn hệ thống, loại bỏ hoàn toàn sự chênh lệch cũng như tiêu cực trong tài chính doanh nghiệp.
Kiểm soát tồn kho dễ dàng
Theo dõi hàng tồn kho chính xác và ước chừng mức hàng tồn nhằm giảm thiểu vốn lưu động đồng thời tăng hiệu quả kinh doanh, xử lý đơn hàng hoàn chỉnh hơn.
Tăng tốc độ và cải thiện hiệu suất công việc
Một doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì quy trình làm việc càng phức tạp. Một khi các nhân viên đã đồng bộ từng quy trình lên hệ thống ERP, tốc độ trong công việc của doanh nghiệp sẽ cải thiện đáng kể.
Bài viết liên quan: Các Bước Đồng Bộ Hóa Thông Tin Giữa Cửa Hàng Online Và OfflineHãy tưởng tượng bạn là một nhà quản lý và chỉ việc mở giao diện ERP ra là đã có thể nắm toàn bộ kết quả làm việc của tất cả nhân viên. Từ việc nắm những số liệu nhỏ nhất đến tìm ra nguồn gốc những sai sót cần kiểm tra, ERP sẽ tự động phân tích cơ sở dữ liệu và gửi đến cho bạn.
Top 3 phần mềm ERP nổi bật tại Việt Nam hiện nay
Khi đã hiểu rõ ERP là gì và những ích lợi của hệ thống này, các doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn những nhà cung cấp uy tín. Sau đây là top 3 phần mềm ERP được tin dùng tại Việt Nam hiện nay.
Phần mềm ERP AMIS.VN
AMIS.VN là một phần mềm quản trị doanh nghiệp được phát triển bởi Việt Nam với 25 năm kinh nghiệm và tin dùng bởi hơn 150.000 khách hàng.
MISA AMIS được phát triển theo tiêu chuẩn quốc tế – ISO 9000, CMMi Level 3, với những ưu điểm nổi bật như ứng dụng trí tuệ nhân tạo, kết nối thông minh và sử dụng tốt trên mọi thiết bị.
Với nhiều giải pháp tối ưu được cung cấp nhằm giúp đỡ phát triển các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn. Đây có lẽ là nhà cung cấp phần mềm ERP đáng tin cậy nhất ở Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
Hệ thống ERP FPT IS
Có lẽ không cần nói nhiều về sự lớn mạnh của tập đoàn FPT tại Việt Nam. Phần mềm ERP FPT IS đã triển khai thành công nhiều dự án cho các tập đoàn và công ty lớn tại Việt Nam.
Bài viết liên quan: Những Kỹ Năng Giao Tiếp Với Khách Hàng Chuẩn Mực Bạn Nên BiếtVới đội ngũ hơn 600 chuyên gia đầu ngành và có nhiều kinh nghiệm triển khai các dự án thực tế, FPT IS là giải pháp ERP phù hợp cho các tập đoàn lớn muốn thúc đẩy khả năng kinh doanh của mình.
Phần mềm Lemon ERP của DIGINET
Diginet là đơn vị cung cấp giải pháp ERP có tiếng tại Việt Nam với 23 năm kinh nghiệm và đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn để triển khai với những ngành như logistics, du lịch, dịch vụ, bất động sản,…
Những đặc điểm nổi bật của Lemon ERP có thể kể đến như quản lý cơ sở dữ liệu trên thời gian thực, trên nhiều nền tảng như web, mobile, lưu trữ đám mây…
Với bề dày kinh nghiệm cùng công nghệ hiện đại kết hợp với đội ngũ chuyên nghiệp, Lemon ERP là một hệ thống ERP có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn.
Kết luận
Với việc giải thích đầy đủ khái niệm ERP là gì cùng những lợi ích mà nó mang lại cho một doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn, một chủ doanh nghiệp có thể thấu hiểu được tầm quan trọng của việc tích hợp một phần mềm ERP trong hệ thống kinh doanh của mình.
Tìm hiểu thêm về ứng dụng của công nghệ trong quản trị doanh nghiệp qua những bài viết cùng thông tin hữu ích và phân tích chuyên sâu được cập nhật mỗi ngày trên SmartOSC DX nhé!
Từ khóa » Erp Trên Main Là Gì
-
Khi Mình Bật Tính Năng ERP Trong Bios Main Gigabyte Thì Mỗi Khi Tắt ...
-
ErP Bios Giúp Với | VN-Zoom
-
Hướng Dẫn Tắt Tính Năng Nguồn Chờ Của Cổng USB Khi Shutdown ...
-
[Motherboard] Cách Tắt Chức Năng Cấp Nguồn Standby Của Các Thiết ...
-
Erp Trong BIOS Là Gì
-
ERP Là Gì? - Epicor
-
ERP đám Mây Là Gì? - Epicor
-
Thắc Mắc - Vấn đề Về Chức Năng ErP Ready - Voz
-
Thắc Mắc - Cổng Usb Trên Main Sử Dụng Nguồn 5VSB - VOZ
-
ERP Là Gì? Quy Trình Triển Khai Enterprise Resource Planning Hiệu Quả
-
Cách Tắt đèn Led Của Chuột Và Bàn Phím Máy Tính Khi Shutdown
-
Nhờ AE Thắc Mắc Về Main ASUS B250f Strix | VozForums
-
Xin Giúp đỡ Tắt đèn Led Tai Nghe Khi Tắt Máy | Việt Game - Vietboot
-
Hướng Dẫn Tắt đèn Led Của Chuột Và Bàn Phím Khi Shutdown