F&B Là Gì? 6 Chiến Lược Marketing Giúp Ngành F&B Bứt Phá ấn Tượng
Nhất là khi F&B đang có xu hướng trở thành một ngành HOT, thu hút được đông đảo nhân lực tham gia. Ngay sau đây hãy cùng chúng tôi làm sáng tỏ hơn khái niệm này cũng như “bỏ túi” những chiến lược Marketing giúp bứt phá về doanh số ấn siêu hiệu quả nhé.
1/ F&B là gì?
F&B là gì? Ngành F&B là gì? F&B là viết tắt của từ gì? Đây là những câu hỏi mà chúng ta sẽ thường bắt gặp nhiều nhất khi nhắc đến từ viết tắt này. F&B trong tiếng Anh được viết tắt từ cụm từ Food and Beverage Service dịch theo nghĩ đơn thuần tiếng Việt sẽ là dịch vụ đồ ăn và đồ uống. Như vậy, từ nghĩa dịch này chúng ta cũng có thể hiểu một cách đơn giản về F&B là thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng trong ngành gì và miêu tả điều gì.
Ngành hay bộ phận F&B cũng sẽ được xuất hiện từ khái niệm này ra, với ý nghĩa đó ngành F&B sẽ xuất hiện trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như nhà hàng, khách sạn, quán café, quán bar, club,… Tùy vào mỗi một lĩnh vực, bộ phận F&B sẽ có những khác nhau về mô hình hoạt động cũng như nhân sự. Điển hình lớn nhất là trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, ngành F&B còn được phân thành từng điểm phục vụ của khách sạn như nhà hàng, quầy bar hoặc tại phòng riêng của khách hàng.
Dù xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, hoạt động kinh doanh khác nhau nhưng thuật ngữ này vẫn thường được sử dụng nhiều hơn trong ngành kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Nên đây là lý do khiến nhiều người nhầm lẫn rằng, F&B là ngành dịch vụ ăn uống của khách sạn, nhà hàng. Nhưng thực chất đây là một thuật ngữ chung dành cho dịch vụ đồ ăn và đồ uống hoặc ngành kinh doanh thực phẩm với hàm nghĩa chung và bao hàm rộng rãi hơn. Nhưng tùy vào từng lĩnh vực mà sẽ có những tính chất riêng biệt để chúng ta có thể đánh giá, xây dựng và phát triển.
2/ Sự phát triển của ngành F&B từ trước đến nay như thế nào?
Ngành F&B đã có lịch sự phát triển lâu đời chứ không chỉ là 10 hay 20 năm như những ngành mới khác. Có chăng sau này chúng ta đã đặt tên và phát triển theo một hệ thống chuyên nghiệp hơn mà thôi. Ngay từ thời La Mã, ở các nơi giao thương, buôn bán phát triển đã có những quán rượu, đồ ăn được phục vụ với cả người phục vụ đầy đủ hay còn gọi là bồi bàn. Đây cũng chính là một hình thức của ngành này, khi các hoạt động được diễn ra đều hướng đến việc phục vụ đồ ăn, thức uống hoặc là cả hai cho khách hàng.
Tuy nhiên, thời điểm này thì khái niệm F&B vẫn chưa được hình thành và phải cho đến thế kỷ 19 mới được tìm hiểu chuyên sâu và trở thành một ngành thực sự. Điều này có thể tính từ thời điểm Nicholas Appert phát minh ra đồ ăn đóng hộp và Louis Pasteur tìm kỹ thuật Pasteurisation. Từ đó đồ ăn và đồ uống được phát triển, bảo quản tốt hơn và thuật ngữ Food and Beverage Service cũng từ đó được ra đời và phát triển cho đến tận ngày hôm nay.
Để nói về sự phát triển của ngành F&B cho đến nay đều có những thị trường mở và thị trường ngách như các ngành khác. Theo đánh giá chung đây cũng là một trong những ngành có mức độ cạnh tranh cao, tốc độ đào thải nhanh và độ nổi tiếng – uy tín của thương hiệu đôi khi cũng sẽ bị ảnh hưởng từ một hành vi rất nhỏ của khách hàng. Bởi nhắc đến thực phẩm, đồ ăn và đồ uống thì bao rời mọi người cũng rất quan tâm và có độ nhạy cảm cao. Một doanh nghiệp, công ty có rất nhiều cách để tham gia vào ngành này nhưng đòi hỏi phải nghiên cữu thật kỹ lưỡng do những đặc điểm này.
- Digital marketing là gì? Tất tần tật kiến thức về digital marketing
- Sales Marketing là gì? Hiểu rõ về công việc của nhân viên Sale Marketing
3/ Thực trạng ngành F&B tại Việt Nam
Ở thời điểm hiện tại, trong khi nhiều ngành tại nước ta đang có dấu hiệu tăng trưởng âm hoặc bị chững lại vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng ngành F&B hay chúng ta có thể gọi chung là ngành kinh doanh thực phẩm lại có tốc độ tăng trưởng kinh ngạc. Nếu tính từ năm 2020 cho đến nay rất nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng do đại dịch, thì các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ đồ ăn và đồ uống vẫn có thể hoạt động dù không phải là tất cả. Theo báo cáo của Euromonitor, doanh thu toàn ngành đã đặt 700 nghìn tỷ đồng trong năm 2020.
Dù ngành F&B Việt Nam ra đời sau so với nhiều quốc gia, nhưng cho đến nay với tốc độ phát triển này đã chứng minh được tiềm năng rất lớn của thị trường. Tuy nhiên, có một yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp tham gia vào ngành nay tại Việt Nam cần đặc biệt chú ý đến. Đó là người Việt có thể rất dễ bị thu hút bởi những trải nghiệm mới, xu hướng dịch vụ ăn uống mới nhưng lại là “cả thèm chóng chán”. Nên không phải cứ là thương hiệu F&B nổi tiếng về Việt Nam có thể “trụ” lại được, các bạn có thể nhìn rất rõ điều này đối với trường hợp của MCDonald’s hay Burger King.
4/ Vai trò quan trọng của ngành F&B
Dù ngành F&B trong khách sạn, nhà hàng không giống với các ngành kinh doanh thực phẩm, độc lập khác nhưng về bản chất hay vai trò đều sẽ được giữ nguyên. Nhất là khi nhu cầu ăn uống ở mọi thời điểm trên thị trường đều rất cao, mang tính thiết yếu. Chúng ta có thể thấy rằng, thay vì tự nấu nướng, ăn uống tại nhà thì mọi người có xu hướng đến nhà hàng, quán ăn để thưởng thức nhiều hơn. Hay đôi khi là hẹn hò, gặp gỡ bạn bè ở các quán café, quán bar. Theo đó, vai trò quan trọng của ngành F&B được thể hiện qua những khía cạnh sau:
+ Đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng: Đây chắc chắn là vai trò quan trọng đầu tiên của ngành, dù kinh doanh ở mảng nào điều đầu tiên được hướng đến là đáp ứng nhu cầu thực tế khách hàng. Từ nhu cầu của khách hàng mới có thể khai thác ra các cơ hội để kinh doanh.
+ Tăng trải nghiệm ăn uống của khách hàng: Ăn uống ở mỗi nơi, mỗi kiểu đều sẽ mang đến những trải nghiệm hoàn toàn khác biệt. Ngay cả khi chỉ là một món phở quen thuộc nhưng khi bạn ăn ở quán bình dân và được phục vụ tận phòng trong một khách sạn 5 sao chắc chắn sẽ có những điểm rất khác biệt.
+ Thúc đẩy doanh thu: Trong kinh doanh thì đây chính là mục đích cuối cùng, đối với kinh doanh khách sạn, bộ phận F&B dù không phải bộ phận chính nhưng lại đóng góp không ít vào doanh thu tổng thể.
+ Tạo nên chiến lược Marketing 0 đồng: Nếu bạn đem đến một chất lượng, trải nghiệm ăn uống tốt cho khách hàng thì chắc chắn họ cũng không ngần ngại giới thiệu đến nhiều người. Đây chính là một chiến lược Marketing 0 đồng rất hiệu quả đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công.
5/ Xu hướng phát triển ngành F&B tương lai
Ngành F&B luôn đi kèm rất nhiều sự đổi mới, từ những yếu tố khách quan cho đến các trào lưu ảnh hưởng từ nhiều nền văn hóa, quốc gia khác nhau. Riêng đối với thị trường Việt Nam điều này lại càng được thể hiện rất rõ nét, xu hướng đến nhanh thì cũng sẽ tàn nhanh nếu không có sự đổi mới, phù hợp với tổng thể. Cũng giống như các ngành khác, F&B luôn có những bước tiến đổi mới có thể ở thời điểm hiện tại chỉ là những “mầm non” nhỏ như trong khoảng thời gian ngắn phía trước lại có thể trở thành một xu hướng rất HOT.
Theo đánh giá chung và từ thực tế thị trường có thể thấy sau đây sẽ là những mảng có tiềm năng trở thành xu hướng phát triển ngành F&B tương lai sắp tới.
Food Delivery: Dịch vụ giao đồ ăn, đồ uống đang là mảng có xu hướng rất lớn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai của ngành này. Các bạn có thể thấy rất rõ, trước kia Grab chỉ đơn thuần là dịch vụ vận chuyển nhưng nay đã thêm cả tính năng vận chuyển đồ ăn. Hay điểm hình sự xuất hiện của nhiều đơn vị về mảng này như Now, Baemin.
Cloud kitchen: Hay còn được gọi là Ghost kitchen với 5 hình thức khác nhau, tuy nhiên tại nước ta hiện nay thì mới xuất hiện hình thức dùng bếp chung mà thôi. Có thể hiểu đơn giản rằng các thương hiệu, nhà hàng sẽ đặt chung bếp trong không gian bếp của một đơn vị khác.
Lành mạnh, bổ dưỡng: Đây là xu hướng tương lai tiếp theo mà chúng ta đã có thể thấy ngay từ thời điểm hiện tại đã có sự phát triển rất ấn tượng, nhất là khi những vấn đề về an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng hơn.
Nhà hàng đa ẩm thực: Xu hướng này rất phù hợp để phát triển ở các điểm, khu du lịch nhất là đối với khách du lịch ngoại quốc. Vì khi họ đến một nơi mới sẽ luôn mong muốn được khám phá nhiều hơn về ẩm thực cùng lúc.
6/ F&B khác gì so với các ngành dịch vụ?
Vì theo nghĩa dịch của cụm từ Food and Beverage Service cũng mang hàm nghĩa dịch vụ nên nhiều người vẫn còn nhầm lẫn với các ngành dịch vụ chung chung. Tuy nhiên, “Dịch vụ” là một khái niệm chung được dùng cho tất cả các ngành phục vụ về dịch vụ cho thị trường. Mỗi một ngành dịch vụ khác nhau sẽ có “sản phẩm” khác nhau, đặc trưng và các bộ phận làm việc sẽ khác nhau. Ngay cả khi được xếp chung vào một nhóm dịch vụ sẽ không phải là giống nhau hoàn toàn.
Hiện nay ở nước ta, nhóm ngành dịch vụ được phân chia thành 3 nhóm như sau:
• Dịch vụ kinh doanh: Bất động sản, vận chuyển, thực phẩm – ăn uống, bảo hiểm,…• Dịch vụ tiêu dùng: Các dịch vụ cá nhân trong các ngành cụ thể như y tế, giáo dục,…• Dịch vụ công: Hành chính công, hoạt động cộng đồng,…
Như vậy, có thể thấy rằng dù được xếp chung cùng nhóm dịch vụ kinh doanh nhưng về bản chất ngành F&B không thể nào giống được so với ngành bất động sản hay bảo hiểm. Vì vậy, các bạn cần hiểu rõ về từng ngành dịch vụ một, như ngành F&B sẽ phục vụ về đồ ăn, đồ uống có thể trong nhà hàng, khách sạn hoặc các hình thức khác nhau.
7/ Chiến lược Marketing dành cho ngành F&B
Nếu như các ngành khác, chỉ cần áp dụng quy trình 4P (Sản phẩm – Giá thành – Phân phối – Xúc tiến truyền thông), thì F&B còn có yêu cầu khắt khe hơn về quy trình 3P liên quan trực tiếp đến Maketing tức là People – Process – Physical Evidence. Vì vậy, luôn cần phải có những chiến lược Marketing thực sự hiệu quả là điều mà mọi doanh nghiệp, đơn vị thuộc ngành này hướng đến.
Định vị thương hiệu vững chắc
Giữa hàng nghìn thương hiệu khác nhau, làm cách nào để khách hàng biết đến bạn? Đây là câu hỏi khiến rất nhiều người trăn trở và cần phải được giải quyết để tăng độ cạnh tranh trên thị trường. Chiến lược đầu tiên và cũng là phương án để giải quyết vấn đề này chính là định vị thương hiệu một cách vững chắc. Định vị thương hiệu sẽ liên quan đến rất nhiều vấn đề như mục tiêu kinh doanh, sản phẩm – dịch vụ mang đến thị trường, đối tượng khách hàng,… Nhưng khi đã định vị được thương hiệu thành công mọi hoạt động, kế hoạch quảng bá, bán hàng sau đó đều trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Làm nổi bật USP của thương hiệu
USP – Unique Selling Point, có thể hiểu là điểm bán hàng độc đáo, chính xác hơn là USP là yếu tố then chốt giúp bạn trở nên nổi bật hơn, ấn tượng hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Đây là điểm rất quan trọng trong ngành F&B và nhất là ở Việt Nam. Người tiêu dùng thường bị thu hút bởi những gì mới lạ, độc đáo, dù có thể theo hiệu ứng đám đông nhưng hiệu quả về độ “phủ sóng” thương hiệu chắc chắn rất cao. USP bạn có thể xây dựng cho thương hiệu có thể đến từ nhiều khía cạnh khác nhau như chính sách giá, hương vị, nguyên liệu,…
Xây dựng và đẩy mạnh Digital Marketing
Trên thị trường hiện nay, những phương thức tiếp thị truyền thống tuy rằng vẫn phát huy được những hiệu quả nhất định. Nhưng muốn mở rộng, tăng độ cạnh tranh thì các phương thức tiếp thị kỹ thuật số chắc chắn không thể “vắng mặt”. Digital Marketing sẽ cùng lúc nhấn mạnh vào 3 yếu tố: Phương tiện kỹ thuật số - Tiếp cận khách hàng trong môi trường kỹ thuật số - Tương tác với khách hàng. Chiến lược tiếp thị này cũng cùng lúc sở hữu nhiều hình thức khác nhau như Website, Social Media, Email,…
Event song hành On + Off
Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong ngành F&B thường chỉ tổ chức các event trực tiếp tại mặt bằng kinh doanh của mình. Nhưng thị trường hiện nay đã thay đổi từ chính sự phát triển của Internet cho đến thói quen tiếp cận thông tin của mọi người. Vì vậy, hãy tổ chức các event với cả hai hình thức song hành là online và offline. Như vậy, hiệu quả về các hoạt động marketing sẽ được tăng cao hơn rất nhiều. Cùng lúc xây dựng event dưới hai hình thức cũng sẽ tăng độ quảng bá thương hiệu.
Thiết kế bao bì nổi bật cho sản phẩm
Áp dụng đúng câu ngạn ngữ của người phương Tây “A book is judged by its cover”, để nhận được sự quan tâm của khách hàng thì ngay từ phần bìa sách - ở đây chính là bao bì sản phẩm cần phải nổi bật. Tạo được ấn tượng mạnh mẽ ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bao bì ở đây sẽ bao gồm cả logo thương hiệu, đồ bọc, hình ảnh, chữ,… liên quan đến sản phẩm của đơn vị. Từ đó, khách hàng sẽ dễ dàng nhận diện và ghi nhớ đến thương hiệu quả bạn hơn.
Tạo sự liên kết với các thương hiệu đối tác
Điều này đã được rất nhiều thương hiệu nổi tiếp áp dụng thành công, điển hình chúng ta có thể thấy ở Coca Cola và Pepsi. Họ liên kết với các đối tác chuyên về kinh doanh đồ ăn nhanh, điển hình như KFC, khách hàng khi đến đây sẽ bắt gặp ngay những sản phẩm của họ. Thêm vào đó, nếu như liên kết với các thương hiệu đối tác có độ uy tín nhất định thì khách hàng cũng sẽ an tâm và tin tưởng hơn khi sử dụng sản phẩm của bạn.
=>> Tham khảo thêm:B2B là gì? 5 kỹ năng bán hàng B2B giúp tăng doanh số ấn tượng nhấtChỉ với những giải đáp về chủ đề F&B là gì, nhưng chúng ta đã có thể bổ sung cho mình rất nhiều kiến thức hữu ích đối với ngành này. Từ nhu cầu thực tế của thị trường, ngành dịch vụ đồ ăn và đồ uống đang ngày càng phát triển mạnh mẽ với quy mô mở rộng từ các ngách nhỏ. Nên đây là lý do vì sao, các vị trí công việc thuộc ngành này luôn thu hút được đông đảo các ứng viên. Ngay cả khi mức độ cạnh tranh rất lớn và tốc độ đào thải cũng rất nhanh.
Từ khóa » Công Thức F&b Trong Bảo Hiểm
-
Kinh Doanh F&B Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Ngành F&B - TheBank
-
Ngành F&B Là Gì? Những Kiến Thức Cơ Bản Về Lĩnh Vực F&B
-
F&B Là Gì? TOP Chiến Lược Marketing Giúp Doanh Nghiệp F&B Bứt Phá
-
F&B Là Gì?Kiến Thức Cơ Bản Về Ngành F&B Mọi Chủ Nhà Hàng Cần Biết
-
F&B Là Gì? 8 Chiến Lược Marketing Giúp Doanh Nghiệp F&B Bứt Phá
-
F&B Là Gì? Phân Biệt Ngành F&B Và Ngành Dịch Vụ - NEWSBIZ
-
F&B Là Gì? Vai Trò Của Bộ Phận F&B Trong Khách Sạn? - JobsGO
-
F&B Là Gì? Xu Hướng Kinh Doanh Ngành F And B Sau Dịch Covid-19
-
Ngành F&B Là Gì? Những Kiến Thức Cơ Bản Về Lĩnh Vực F&B
-
Cách để Bắt đầu Kinh Doanh F&B | Bởi Le Minh Vu | Brands Vietnam
-
Cẩm Nang Quản Lý Và Tối ưu Nhân Sự Ngành F&B Từ A đến Z - IPOS
-
Thuật Ngữ Bảo Hiểm - Dai-ichi-.vn
-
Ngành F&B Tăng Tốc Trong Cuộc đua Chuyển đổi Số - VnEconomy