'F0 Không được Gội đầu', Kiêng Quá Coi Chừng Rước Thêm Bệnh
Có thể bạn quan tâm
Nhân viên y tế gội đầu cho người bệnh COVID-19 từng nằm điều trị tại khoa hồi sức tích cực Bệnh viện dã chiến đa tầng TP.HCM - Ảnh: XUÂN MAI
Số ca nhiễm COVID-19 trên cả nước liên tục tăng cao, với hơn trăm ngàn ca mỗi ngày, trong đó phần lớn đều cách ly, điều trị tại nhà. Việc chăm sóc, vệ sinh thân thể cho F0 tại nhà như thế nào rất được nhiều người quan tâm, trong đó có gội đầu.
Nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi, thường kiêng kỵ việc gội đầu trong thời gian nhiễm COVID-19 vì cho rằng cơ thể sẽ bị suy nhược hơn, cảm lạnh, thậm chí đột quỵ...
Theo ThS.BS Kiều Xuân Thy - phó trưởng cơ sở 3 Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, suy nghĩ này là chưa đúng cả về khoa học và lý luận học cổ truyền. Vấn đề vệ sinh thân thể, trong đó có gội đầu của người bệnh phải được chú trọng, kiêng khem thái quá sẽ rước thêm bệnh.
Đồng quan điểm, TS.BS Trương Thị Ngọc Lan - phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM - cho biết người nhiễm COVID-19 thường bị suy nhược nên dễ đổ mồ hôi nhiều hơn, do đó việc gội đầu là điều bình thường và cần thiết, giúp tóc không bị dính, làm sạch cơ thể, tinh thần thoải mái hơn. Theo đó, khoảng cách giữa lần gội phù hợp nhất là 2-3 ngày/lần.
Lưu ý người bệnh cần gội nước ấm, gội nhanh trong không gian phòng kín để tránh gió lùa, đặc biệt khi thời tiết ở miền Bắc hiện nay còn lạnh. Ngay khi gội xong cần lau hoặc sấy khô tóc, tránh bị ướt quá lâu vì dễ bị nhiễm lạnh, có thể làm cho bệnh nặng hơn.
ThS.BS Xuân Thy cho biết thêm, thời gian gội đầu, kể cả tắm, không nên quá lâu. Người bệnh nên chia tắm và gội đầu vào thời gian riêng, phù hợp nhất vào buổi sáng hoặc chiều sớm, tránh ban đêm. Để cơ thể không mất nước, người bệnh nên uống một ly nước ấm trước khi tắm, gội đầu.
Từng tác nghiệp tại khu hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng tại một bệnh viện dã chiến đa tầng tại TP.HCM, phóng viên Tuổi Trẻ ghi nhận các nhân viên y tế cũng gội đầu bằng dầu gội khô cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng, nguy kịch có thời gian nằm viện dài.
Về loại dầu gội cho F0, TS.BS Lan cho rằng không nhất thiết phải gội bằng lá, thảo dược, mà có thể gội bất kỳ dầu gội nào phù hợp với người bệnh.
"Dịch COVID-19 đã trải qua hơn 2 năm và hiện biến chủng gây bệnh chủ yếu là Omicron. Dù chủng này gây bệnh nhẹ nhưng lại lây lan nhanh nên vấn đề cần lưu tâm là phòng tránh lây nhiễm; nếu lỡ nhiễm thì cũng bình tĩnh tuân theo hướng dẫn của nhân viên y tế và của Bộ Y tế về chăm sóc, điều trị F0 tại nhà, đừng vội nghe theo mạng xã hội rồi bị ám ảnh quá mức chuyện F0 có nên tắm không, có được gội đầu không... lại ảnh hưởng không tốt đến tinh thần và sức khỏe", bà Lan nhấn mạnh.
'Tắm khi mắc COVID-19 khiến bệnh chuyển nặng hơn', ai đúng ai sai?TTO - Trên mạng xã hội thời gian gần đây lan truyền thông tin nhiều F0 bị chuyển nặng sau khi tắm rửa. Liệu thông tin này có đúng?
Từ khóa » Fo Tắm được K
-
Có Nên Tắm Khi Mắc COVID-19 Không? - Hoạt động Của địa Phương
-
F0 Kiêng Tắm Là Quan Niệm Sai Lầm - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Mắc COVID-19 Có Nên Tắm Không? - Báo Lao Động
-
F0 Có Nên Kiêng Tắm Gội Không?
-
F0 Không Nên Tắm Gội Khi Nào?
-
10 F0 Có Nên Kiêng Tắm Gội Không? | Video AloBacsi - YouTube
-
F0 COVID Tắm Gội Sẽ Nặng Lên: Tin đồn Hay Sự Thật? | Vinmec
-
F0 Có Nên Kiêng Tắm Gội? - VnExpress Sức Khỏe
-
Có Cần Kiêng Tắm Gội Khi Trẻ Mắc COVID-19?
-
Bệnh Nhân Covid-19 Có Cần Kiêng Tắm? - Báo Quảng Ninh điện Tử
-
F0 Có Nên Kiêng Tắm Gội? - Báo Nghệ An
-
Bệnh Nhân Covid-19 Nào Có Thể Tắm Gội? - VietNamNet
-
Người Nhiễm Covid-19 Có Nên Tắm, Gội? - Báo Kinh Tế đô Thị
-
Có Nên Tắm Rửa Khi Nhiễm Covid-19? - Báo Thanh Niên