FCL, LCL Là Gì? Và Sự Khác Biệt - Vận Tải Phước Tấn

FCL hay LCL là gì vẫn là câu hỏi được tìm khá nhiều trên các công cụ tìm kiếm. Nếu là người trong ngành giao nhận vận tải thì câu hỏi này khá đơn giản, nhưng với những người ngoài ngành hay những bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực này thì các thuật ngữ này lại rất xa lạ. Các thuật ngũ này được dùng trong ngành vận tải quốc tế cho hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển. Ở bài viết này, Phước Tấn xin chia sẽ với bạn những thông tin về FLC, LCL cũng như sự khác biệt của chúng.

 

FCL Và LCL là gì?

FCL là gì?

FCL – Full Container Load – dịch nghĩa có thể hiểu là hàng xếp hết nguyên container. Và chủ hàng hay bên sử dụng dịch vụ này sẽ toàn quyền sử dụng nguyên container đó ( thường là container 20ft hoặc 40ft). Trong trường hợp này, bên gửi hàng có trách nhiệm đóng gói hàng hóa và bên nhận hàng có trách nhiệm tháo dở hàng khỏi container. Và các mặt hàng thường sẽ đồng nhất đủ đóng cho đầy container thì hiệu quả sẽ tốt hơn.

 

LCL là gì?

LCL – Less Container Load – được hiểu là hàng xếp không hết một container. Trong trường hợp này thường chủ hàng hay bên sử dụng dịch vụ không sử dụng được hết một container mà sẽ kết hợp với các hàng của bên khác nhằm tối ưu tốt nhất chi phí. Ở đây, bên cung cấp dịch vụ sẽ đứng ra nhận gom hàng của nhiều chủ hàng, tiến hành đóng container, tháo dở hàng và thực hiện việc phân hàng đến các chủ hàng.

 

fcl và lcl là gì
FCL VÀ LCL LÀ GÌ?

 

Sự Khác Biệt Giữa Hình Thức FLC Và LCL

Để hiểu rõ sự khác biệt giữa hai hình thức FLC và LCL trong hoạt động vận tải, chúng ta cùng tìm hiểu về các nghiệp vụ làm hàng của hai hình thức này:

Phân tích nghiệp vụ làm hàng FCL

Như đã định nghĩa ở trên, trong phần này mình sẽ phân tích trách nhiệm của người gửi hàng, người vận chuyển và người nhận hàng. Ở hình thức này, công việc được phân rõ cho bên gửi, bên vận chuyển và bên nhận hàng.

Trách nhiệm người gửi hàng FCL:

  • Thực hiện ra cảng lấy container ( cont) và vận chuyển về kho để đóng hàng. Tuy nhiên, thường thì chủ hàng thuê các dịch vụ trucking.
  • Đóng hàng vào cont đảm bảo hàng đóng đầy không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển. Việc đóng cont có thể tiến hàng ở kho hoặc tiến hành ở bãi (cảng)
  • Làm các thủ tục hải quan và hoàn tất các khoản phí cần thiết cho quá trình xuất hàng.

Trách nhiệm của người vận chuyển hàng FCL

  • Phát hành vận đơn và khai manifest cho người gửi hàng. Trước khi gửi bill thì phải gửi bản draft bill để người gửi hàng kiểm tra thông tin trên bill.
  • Bốc container lên tàu và sắp xếp cont an toàn trước khi tàu nhổ neo.
  • Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích.
  • Khi hàng đến làm D/O và giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container.

Trách nhiệm của người nhận hàng FCL:

  • Làm chứng từ hải quan để tiếp nhận đơn hàng tại cảng.
  • Vận chuyển container về kho và rút hàng sau đó trả container về đúng nơi quy định cho hãng tàu.
  • Hoàn tất quá trình nhận hàng và các khoản phí liên quan.

Phân biệt giữa fcl là lcl
PHÂN BIỆT GIỨA FCL VÀ LCL

 

Phân tích nghiệp vụ làm hàng lẻ LCL

LCL – là nghiệp vụ vận chuyển hàng lẻ mà người đứng ra gom hàng là consolidator. Và sau khi gom hàng thì consolidator sẽ đóng vào cùng 1 container chở đến kho CFS ( hay còn gọi là địa điểm thu gom hàng lẻ). Thường thì consolidator gom hàng chủ yếu qua các FWD ( giao nhận vận tải).

Trách nhiệm của người gửi hàng LCL

  • Đóng hàng và chở đến kho CFS (Container Freight Station) của người gom hàng đồng thời làm thủ tục hải quan cũng như các thủ tục khác liên quan cho lô hàng của mình được thông quan.
  • Cung cấp chi tiết bill cho người gom hàng để làm vận đơn.
  • Xác nhận draft bill và nhận vân đơn.

Trách nhiệm của người vận chuyển hàng LCL

Trong vận chuyển hàng lẻ có điểm khác biệt là người chuyển hàng gồm có: Người chuyển hàng thực (các hãng tàu) và người gom hàng (consolidator). Người chuyển hàng thực là các hãng tàu vì consolidator đứng ra gom hàng nhưng họ vẫn thuê lại container của hãng tàu và hợp đồng vận chuyển với hãng tàu. Bản chất consolidator không có tàu. Những năm trước, các hãng tàu gần như nắm toàn bộ thị trường vận chuyển hàng xuất nhập khẩu, và khách hàng phụ thuộc hoàn toàn vào hãng tàu. Nhưng những năm trở lại đây, sự cạnh tranh dần được cân bằng thì các hãng tàu không còn nhiều thế độc quyền như ngày xưa nữa.

Trong trường hợp này có thể hiểu, trách nhiệm của người vận chuyển thực tương tự như ở FCL, còn người gom hàng thì lại chịu trách nhiệm trực tiếp với khách hàng suốt quá trình chuyên chở cũng như cung cấp và hoàn thiện các thông tin liên quan về lô hàng hay các vấn đề liên quan.

Trách nhiệm của người nhận hàng

Tương tự như làm hàng FCL. Người nhận hàng phải xuất trình đầy đủ giấy tờ cần thiết để nhận hàng. Nhưng điểm khác biệt là người nhận hàng lẻ không cần đóng phí cược container, vì bản chất người nhận hàng đâu có mượn container. Nhưng ngược lại thì phải đóng phí handling charges.

Kết Luận

Xét một cách tổng thể thì cả hai hình thức đều có những điểm mạnh riêng.

Về chi phí: nếu lượng hàng của bạn nhiều đủ 1 container thì hình thức FCL sẽ hiệu quả hơn về mặt chi phí, nhưng ngược lại nếu lượng hàng của bạn ít thì hình thức LCL sẽ có chi phí cao hơn nếu xét số lượng nhiều nhưng lại tối ưu khi kết hợp được lượng ít với các đơn hàng của chủ hàng khác.

Về mặt quy trình:  hình thức LCL sẽ phức tạp hơn, thời gian cũng sẽ lâu hơn so với hình thức FCL. Một số phương án cũng được đưa ra để thực hiện thay thế như đường bay, nhưng phần lớn vẫn là ưu tiên vẫn lựa chọn đường biển bởi những ưu thế nhất định.

Về mặt rủi ro: Hàng LCL làm tăng rủi ro đối với hàng hóa hơn hàng FCL vì dễ xảy ra hư hỏng, nhiễm mùi, thất lạc hàng hóa khi có nhiều loại hàng hóa đóng chung trong một container.

Hiện nay, hoạt động giao nhận vận tải đã có sự linh động hơn rất nhiều, có sự vận chuyển kết hợp FCL/LCL ( gửi nguyên, giao lẻ) và LCL/FCL ( gửi lẻ, giao nguyên). Và tất nhiên, sẽ có sự thay đổi về trách nhiệm cụ thể.

 

Bạn có thể quan tâm về chành xe chuyển hàng sài gòn hà nội hay gửi hàng đi Hưng Yên nhanh rẻ nhất tại Phước Tấn.

 

Từ khóa » Fcl/lcl Là Gì