Phân Biệt Hàng LCL Và FCL - Ưu Nhược điểm Của Từng Loại Hình

Vận chuyển hàng hóa bằng container là một phương thức vận chuyển rất phổ biến trong thương mại quốc tế. Đối với phương thức này, hiện nay có 2 loại hình chủ yếu là hàng LCL và FCL. Bài viết dưới đây của lớp học nghiệp vụ xuất nhập khẩu MASIMEX sẽ phân tích những khía cạnh chủ yếu của 2 loại hình này.

Hàng LCL và FCL
Hàng LCL và FCL

Hàng LCL là gì? Hàng FCL là gì?

Hàng LCL

LCL – Less than container load là những lô hàng mà người giao nhận sẽ phải chịu trách nhiệm đóng hàng vào cont và dỡ hàng ra khỏi cont. Nếu lô hàng của chủ hàng có khối lượng nhỏ, không đủ để đóng trong một cont, khi đó chủ hàng có thể sử dụng cách thức gửi hàng lẻ (LCL).

Hàng FCL

FCL – Full container load là những lô hàng của người gửi hàng mà có khối lượng tương đối lớn và phải xếp trong một hoặc nhiều container. Khi đó, chủ hàng sẽ sử dụng cách thức gửi hàng nguyên cont (FCL).

Phân biệt hàng LCL và FCL

Tiêu chí FCL LCL
Quy trình nghiệp vụ
  1. Chủ hàng đóng hàng vào container tại kho riêng/bãi container. Container được niêm phong kẹp chì.
  2. Chủ hàng/công ty giao nhận vận chuyển container đến CY cảng đi, giao cho người vận chuyển để chờ xếp lên tàu.
  3. Người chuyên chở, bằng chi phí của mình, xếp container lên tàu vận chuyển đến cảng đến.
  4. Tại cảng đến, người chuyên chở bằng chi phí của mình, dỡ container ra khỏi tàu, vận chuyển về CY.
  5. Người chuyên chở giao container cho người nhận hàng/công ty giao nhận tại CY cảng đến.
  1. Người gửi hàng giao hàng của mình cho người gom hàng lẻ (Consolidator) tại Kho gom hàng lẻ (CFS) của nơi đi.
  2. Người gom hàng lẻ  bằng chi phí của mình, đóng gói hàng lẻ của nhiều chủ hàng vào container và niêm phong kẹp chì. Sau đó container ra Bãi container (Container Yard) cho hãng tàu.
  3. Hãng tàu, bằng chi phí của mình, xếp container đã đóng hàng lên tàu và vận chuyển đến nơi đến.
  4. Hãng tàu, bằng chi phí của mình, dỡ container ra khỏi tàu và đưa về trạm CFS.
  5. Người gom hàng lẻ (Thường là Chi nhánh hoặc Đại lý của họ tại đầu nhập khẩu), bằng chi phí của mình, dỡ hàng hóa ra khỏi container và giao cho từng người nhận tại CFS.
Trách nhiệm của người gửi hàng
  • Vận tải hàng từ kho/nơi chứa hàng đến CY cảng đi.
  • Đóng hàng vào container.
  • Đánh ký mã hiệu, ghi dấu hiệu người chuyên chở trên bao bì hàng.
  • Niêm phong kẹp chì container theo quy chế xuất khẩu và thủ tục hải quan.
  • Chịu mọi chi phí liên quan đến việc làm trên.
  • Lấy vận đơn chưa xếp/vận đơn nhận container để chở.
  • Vận chuyển hàng từ kho trong nội địa giao cho người gom hàng tại CFS tại cảng đi và chịu chi phí.
  • Chuyển các chứng từ (thương mại, vận tải và thủ tục xuất nhập khẩu) cho người gom hàng nếu CFS là kho thường; nếu CFS là kho ngoại quan, hoàn tất thủ tục xuất khẩu.
  • Thanh toán cước phí nếu điều kiện thương mại trả trước và nhận vận đơn gom hàng (House B/L).
Trách nhiệm của người chuyên chở 
  • Phát hành vận đơn nhận hàng để xếp.
  • Bảo quản hàng xếp trong container.
  • Xếp container từ bãi chứa ở cảng gửi lên tàu.
  • Chở container từ tàu xuống bãi chứa ở cảng đến.
  • Giao container cho người nhận có vận đơn hợp pháp và thu hồi vận đơn.
  • Chịu mọi chi phí xếp dỡ container lên xuống tàu.
  • Hãng tàu ký phát Master B/L, xếp hàng lên tàu, chuyên chở đến cảng đích, dỡ hàng xuống cảng, giao hàng cho Consolidator tại CFS cảng đến.
  • Người thầu vận chuyển hàng lẻ: công ty giao nhận là contracting carrier. Vận đơn ký phát là House B/L, FIATA Bill of Lading.
  • Trách nhiệm của người vận chuyển hàng lẻ:
    • Nhận các lô hàng lẻ tại CFS, phát hành vận đơn hàng lẻ cho các chủ hàng.
    • Đóng các lô hàng lẻ vào container
    • Vận chuyển ra cảng, xếp xuống tàu, đưa đến cảng.
    • Dỡ container ra khỏi tàu đưa về CFS
    • Dỡ các lô hàng lẻ giao cho chủ hàng lẻ
    • Thu hồi vận đơn.
Trách nhiệm của người nhận hàng
  • Xin giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
  • Xuất trình vận đơn hợp lệ cho người chuyên chở.
  • Kiểm tra tình trạng bên ngoài của container so với vận đơn.
  • Nhanh chóng rút hàng ra khỏi container tại CY/kho để hoàn trả container rỗng cho người chuyên chở.
  • Chịu chi phí liên quan đến việc làm trên.
  • Xin giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng nhập.
  • Xuất trình vận đơn hợp lệ cho người gom hàng hoặc đại diện của họ để nhận hàng
  • Thanh toán cước phí nếu là cước trả sau.

Có thể bạn quan tâm: “Hàng LCL“

Ưu nhược điểm của hàng LCL và FCL

Sử dụng hình thức vận chuyển LCL sẽ giúp hạn chế được tình trạng tồn kho
Sử dụng hình thức vận chuyển LCL sẽ giúp hạn chế được tình trạng tồn kho
Ưu điểm Nhược điểm
Hàng LCL
  • Số lượng hàng đối với lô hàng lẻ không lớn, do đó hạn chế được tình trạng tồn kho.
  • Áp dụng đối với những lô hàng có số lượng ít, để tiết kiệm chi phí thì nên đi LCL.
  • Thời gian từ lúc gửi hàng cho đến khi nhận được hàng sẽ lâu hơn so với đi hàng FCL. Nguyên nhân là do sẽ mất.thêm thời gian để kho CFS khai thác và phân loại hàng của các chủ hàng, sau đó mới kéo được hàng về kho.
  • Tính an toàn của hàng hóa không cao do quá trình khai thác hàng ở kho CFS có thể phát sinh vấn đề hỏng hóc đối với hàng hóa.
  • Chi phí cao, không tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô.
Hàng FCL
  • Thời gian vận chuyển nhanh hơn do không mất thêm thời gian khai thác tại kho CFS như hàng lẻ.
  • Dễ quản lý, kiểm soát hàng hóa, tránh tình trạng thất lạc hàng.
  • Áp dụng đối với những lô hàng có số lượng lớn, đóng được vào nguyên một hoặc nhiều container, giúp tiết kiệm chi phí do tận dụng được lợi thế theo quy mô.
  • Số lượng hàng của một lô lớn, có thể dẫn đến tình trạng tồn kho.

Trên đây là những kiến thức giống và khác nhau cơ bản về hàng LCL và FCL. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ phân biệt rõ hơn về 2 loại hình vận chuyển này.

Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết mới nhất và đăng ký học xuất nhập khẩu tại MASIMEX ngay hôm nay để trang bị cho mình những hành trang tốt nhất khi vào nghề.

Mạc Hữu Toàn

Giám đốc công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu VnLogs với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành Xuất nhập khẩu & Logistics – CEO trung tâm đào tạo Masimex – Admin của group trên Facebook: Cộng đồng Xuất nhập khẩu và Logistics Việt Nam.

masimex.vn/

Từ khóa » Fcl/lcl Là Gì