FCR – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.
Bài viết này không có hoặc có quá ít liên kết đến các bài viết Wikipedia khác. Xin hãy giúp cải thiện bài này bằng cách thêm liên kết đến các khái niệm có liên quan đến nội dung trong bài. (tháng 7 năm 2018)

FCR (Feed Conversion Ratio, Feed Conversion Rate) là một hệ số (tỷ số, tỉ lệ) chuyển đổi thức ăn thành một đơn vị sản phẩm trong ngành chăn nuôi; nghĩa là người chăn nuôi cần tiêu tốn bao nhiêu kg thức ăn để cho ra cho 1 kg tăng trọng lượng ở lợn thịt, cho 10 quả trứng, cho 1 kg tôm, cho 1 kg cá hay cho 1 lít sữa… Một số nơi còn gọi là hiệu quả sử dụng thức ăn FCE (Feed Conversion Efficiency).[1]

Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hệ số FCR gồm có: giống, môi trường nuôi, chất lượng thức ăn, sức khỏe và dịch bệnh của đàn vật nuôi và phương thức quản lý của người chăn nuôi.[2]

Phương pháp tính FCR

[sửa | sửa mã nguồn]

Tùy theo từng đối tượng vật nuôi, mục đích khai thác sử dụng mà cách tính FCR là khác nhau.

Đối với chăn nuôi gia cầm đẻ trứng, tiêu tốn thức ăn (kg) cho 10 quả trứng được tính bằng 10 lần tỷ lệ lượng thức ăn tiêu tốn (kg) với số quả trứng đẻ ra (quả).

Đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt, tiêu tốn thức ăn cho 01 kg tăng trọng lượng là tỷ lệ giữ lượng thức ăn sử dụng (kg) với khối lượng tăng trọng trong cùng một đơn vị thời gian.

Đối với chăn nuôi tôm thương phẩm, hệ số chuyển đổi thức ăn FCR là tỷ lệ giữa tổng lượng thức ăn cho tôm ăn và tổng trọng lượng tôm thu hoạch được trên một đơn vị diện tích.[3]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Feed Conversion Ratio (FCR)” (PDF).
  2. ^ “Tỉ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) trong chăn nuôi heo thịt”.
  3. ^ “Giảm hệ số chuyển hóa thức ăn trong nuôi tôm”.
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Hệ Số Thức ăn Fcr