FDI Là Gì? Giải Ngân Vốn FDI? Doanh Nghiệp FDI

FDI là một thuật ngữ kinh tế khá quen thuộc mà ít nhiều các bạn cũng đã từng nghe nói đến. FDI cũng xuất hiện rất nhiều trong các bản tin kinh tế – thị trường, trên các mặt báo và những Website kinh tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về thuật ngữ này nếu họ không phải là những người trong giới chuyên môn. Nhằm cung cấp đến bạn đọc những thông tin cơ bản liên quan đến FDI, trong bài viết này, chúng tôi xin được đến vấn đề FDI là gì, thế nào là giải ngân vốn FDI, doanh nghiệp FDI là gì? Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.

FDI là gì?

FDI là thuật ngữ viết tắt từ những chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh “Foreign Drirect Investment” có nghĩa tiếng Việt là “ đầu tư trực tiếp nước ngoài” – một hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức ở nước này vào nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh. Và đương nhiên, cá nhân hay tổ chức nước ngoài sẽ nắm quyền quản lí cơ sở sản xuất kinh doanh mà họ đã đầu tư đó.

fdi là gì

fdi là gì

Về khái niệm FDI, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO định nghĩa rằng: “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lí tài sản đó. Phương diện quản lí là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lí ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con hay chi nhánh công ty.”

Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” so với các hoạt động kinh tế đối ngoại khác đến vài chục năm nhưng FDI đã nhanh chóng thiết lập mạng lưới hoạt động của mình rộng khắp, dần trở thành một xu thế khách quan, tất yếu của lịch sử.

Hoạt động FDI có sự gặp gỡ, giao thoa về nhu cầu và lợi ích của cả hai bên, một bên là chủ đầu tư và một bên là quốc gia tiếp nhận đầu tư. FDI mang lại những cơ hội phát triển cho những nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là những nước đang phát triển, đang trong quá trình tiến hành Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.

Xem thêm các bài viết:

SCP là gì?

Agency là gì? Các mô hình Agency? Lợi ích của dịch vụ Agency?

Giải ngân vốn FDI là gì?

Trước hết bạn cần hiểu “giải ngân” là gì?

Theo cách giải thích một từ Hán Việt, “giải” là chi, “ngân” là tiền, “giải ngân” là chi tiền cho việc gì đó.

Giải ngân” trong tiếng Anh là Drawdown hoặc Disbursement có nghĩa là một khoản tiền hay nguồn vốn được thanh toán cho một hạng mục hoặc một công việc cụ thể. Ví dụ, khi Ngân hàng giải ngân việc vay vốn cho bạn chính là hình thức bạn nhận được tiền sau khi hoàn tất các thủ tục vay vốn theo quy định của ngân hàng.

Giải ngân vốn FDI chính là hình thức chủ đầu tư nước ngoài (cá nhân, tổ chức) chi một khoản tiền cho bên tiếp nhận đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng đã được kí kết giữa hai bên.

Việc giải ngân có thể chia theo từng giai đoạn hoặc được thực hiện cùng lúc tùy theo những cam kết, thỏa thuận trước đó của hai bên, theo các hình thức như: nhận tiền mặt, chuyển khoản, séc,…

Hiện nay, ở Việt Nam, thực tế chỉ ra rằng, Việc thúc đẩy giải ngân từ các dự án đầu tư nước ngoài hàng tỷ USD vẫn là một bài toán khó.

Doanh nghiệp FDI là gì?

Có rất nhiều những khái niệm về doanh nghiệp FDI, tuy nhiên, khái quát nhất mà nói, có thể hiểu doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài và sử dụng nguồn vốn này trong hầu hết các hoạt động kinh doanh của mình. Trong khái niệm này không có sự so sánh tỷ lệ góp vốn giữ chủ đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư.

Có 2 dạng doanh nghiệp FDI chủ yếu:

Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp liên doanh giữa các doanh nghiệp, cá nhân trong nước với các đối tác (chủ đầu tư) nước ngoài.

Trong  bối cảnh kinh tế hội nhập, loại hình doanh nghiệp FDI ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam

Doanh nghiệp FDI Việt Nam có những đặc điểm sau đây:

Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam được đặt trên lãnh thổ Việt Nam, chịu sự quản lí, các ảnh hưởng của tình hình kinh tế – chính trị của Việt Nam và ngược lại.

– Khi hết hạn hợp hồng (từ 50-70 năm), doanh nghiệp FDI phải giải thể hoặc chuyển giao lại cho Việt Nam

– Do có yếu tố nước ngoài mà mọi quyết định của doanh nghiệp FDI không hoàn toàn phụ thuộc vào khuôn khổ pháp lí của Việt Nam. Tuy nhiên, đã đầu tư vào Việt Nam thì mọi hoạt động của doanh nghiệp FDI đó phải chịu sự chi phối từ hệ thống pháp luật Việt Nam với tư cách là một pháp nhân.

Bên cạnh những lợi ích to lớn mà nguồn vốn FDI mang lại thì một doanh nghiệp FDI cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Có thể kể đến đó là:

– Đối mặt với nhiều gánh nặng tại môi trường mới về chính trị, văn hóa, xungg đột vũ trang,… hoặc đơn thuần là những tranh chấp nội bộ,…

– Gây khó khăn tại việc tìm vốn tăng trưởng, sức ép giải quyết việc làm tại nước, có thể dẫn tới rủi ro suy thoái kinh tế.

– Những chính sách trong nước có thể bị thay đổi bởi yêu cầu của các nhà đầu tư, họ thường có những cách thức làm vận động những chính sách của nhà nước sao cho họ có lợi nhiều nhất.

– Trong quá trình cạnh tranh giữa những doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi liên tục của các luồng vốn dẫn đến cán cân kinh tế bị di chuyển theo.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về FDI là gì, giải ngân vốn FDIdoanh nghiệp FDI. Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ là một nguồn tin tham khảo hữu ích dành cho bạn.

Từ khóa » Giải Ngân Vốn Fdi Là Gì