Fe + Cl2 → FeCl3

Fe + Cl2 → FeCl3Fe ra FeCl3Bài trướcBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Cl2 Fe: Fe Cl2 FeCl3

  • 1. Phương trình phản ứng Fe ra FeCl3
    • 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
  • 2. Điều kiện phản ứng Fe cộng Cl2
  • 3. Cách thực hiện phản ứng Fe ra FeCl3
  • 4. Hiện tượng nhận biết phản ứng Fe tác dụng Cl2
  • 5. Tính chất hóa học của Fe 
    • 5.1. Tác dụng với phi kim 
    • 5.2. Tác dụng với dung dịch axit
    • 5.3. Tác dụng với dung dịch muối
  • 6. Bài tập vận dụng liên quan 

Fe + Cl2 → FeCl3 được VnDoc biên soạn là phương trình phản ứng giữa sắt và khí clo để tạo ra FeCl3.

>> Mời các bạn tham khảo một số nội dung câu hỏi liên quan đến Sắt

  • Hiện tượng xảy ra khi đốt sắt trong bình khí Clo là
  • Khi thả một cây đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4 loãng có hiện tượng sau
  • Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm
  • Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng thu được khí X có màu nâu đỏ khí X là

1. Phương trình phản ứng Fe ra FeCl3

2Fe + 3Cl2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2FeCl3

                                                          khí vàng lục   rắn (nâu đỏ)

2. Điều kiện phản ứng Fe cộng Cl2

Nhiệt độ: > 250oC

3. Cách thực hiện phản ứng Fe ra FeCl3

Cho dây sắt quấn hình lò xo (đã được nung nóng đỏ) vào lọ đựng khí clo

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng Fe tác dụng Cl2

Sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu đỏ

Thông tin thêm

Sắt đă phản ứng với khí clo tạo thành sắt (III) clorua

5. Tính chất hóa học của Fe 

5.1. Tác dụng với phi kim 

Với oxi: 3Fe + 2O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Fe3O4 

Với clo: 2Fe + 3Cl2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2FeCl3

Với lưu huỳnh: Fe + S \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) FeS

Ở nhiệt độ cao, sắt phản ứng được với nhiều phi kim.

5.2. Tác dụng với dung dịch axit

Tác dụng với với HCl, H2SO4 loãng

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Tác dụng với H2SO4 đặc, nóng; HNO3 đặc:

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Không tác dụng với H2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc, nguội

5.3. Tác dụng với dung dịch muối

Đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi muối

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

6. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1: Cho clo vào nước, thu được nước clo. Biết clo tác dụng không hoàn toàn với nước. Nước clo là hỗn hợp gồm các chất:

A. HCl, HClO

B. HClO, Cl2, H2O

C. H2O, HCl, HClO

D. H2O, HCl, HClO, Cl2

Xem đáp ánĐáp án D

Cl2 có phản ứng với nước như sau:

H2O + Cl2 ⇔ HCl + HClO (axit clohiđric và axit hipoclorơ)

Nó là hỗn hợp của dung dịch gồm Cl2, axit HCl và HClO có màu vàng lục nhạt và mùi rất hắc

Trong nước Clo có chứa Cl2, HCl, HClO, H2O.

Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách

A. điện phân nóng chảy NaCl.

B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.

C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.

Xem đáp ánĐáp án B

Phương pháp điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm là cho HCl tác dụng với các chất có tính oxh mạnh

4HCl + MnO2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Câu 3: Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là

A. dung dịch H2SO4 đậm đặc.

B. Na2SO3 khan.

C. CaO.

D. dung dịch NaOH đặc.

Xem đáp ánĐáp án A: Dung dịch H2SO4 đậm đặc được dùng để làm khô khí Cl2 ẩm .

Câu 4: Phản ứng xảy ra khi đốt cháy sắt trong không khí là

A. 3Fe + 2O2 → Fe3O4.

B. 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3.

C. 2Fe + O2 → 2FeO.

D. tạo hỗn hợp FeO, Fe2O3, Fe3O4.

Xem đáp ánĐáp án A

Câu 5: Chất nào dưới đây phản ứng với Fe tạo thành hợp chất Fe(II)?

A. Cl2

B. dung dịch HNO3 loãng

C. dung dịch AgNO3 dư

D. dung dịch HCl đặc

Xem đáp ánĐáp án D

A. Fe + Cl2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)FeCl3

B. Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O

C. Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

D. Fe + HCl → FeCl2

Câu 6. Cho 5,4 gam hỗn hợp 2 kim loại Fe và Zn tác dụng hoàn toàn với 90 ml dung dịch HCl 2M. Khối lượng muối thu được là

A. 11,79 gam

B. 11,5 gam

C. 15,71 gam

D. 17,19 gam

Xem đáp ánĐáp án A

nHCl = 0,09. 2 = 0,18 (mol)

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Từ (1) và (2) nH2 = 1/2nHCl = 0,09 (mol)

Theo định luật bảo toàn khối lượng

mhỗn hợp + maxit = mmuối + mhidro

=> mmuối = 5,4 + 0,18.36,5 - 0,09.2 = 11,79 gam

Câu 7. Cho 3,92 gam một kim loại chưa biết hóa trị tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 10,64 gam muối sunfat. Kim loại đã dùng là:

A. Mg

B. Al

C. Zn

D. Fe

Xem đáp ánĐáp án D

Gọi kim loại cần tìm là M có hóa trị n, công thức của muối sunfat là M2(SO4)n

2M + nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2

2M gam (2M + 96n) gam

3,92 gam 10,64 gam

=> 2M. 10,64 = 3,92.(2M + 96n) => M = 28n

Biện luận để được kim loại là Fe

Vậy M là Fe => Công thức oxit: Fe2O3

Câu 8. Cho dung dịch Mg(NO3)2 có lẫn tạp chất là dung dịch AgNO3. Hóa chất có thể dùng để loại bỏ tạp chất là

A. Ag dư, lọc.

B. Zn dư, lọc.

C. Fe dư, lọc.

D. Mg dư, lọc.

Xem đáp ánĐáp án D

A sai vì Ag không phản ứng với tạp chất

B sai vì Zn phản ứng được với AgNO3, dung dịch thu được lẫn Zn(NO3)2

C sai vì Fe phản ứng được với AgNO3 nhưng dung dịch thu được lẫn Fe(NO3)2

D đúng vì Mg phản ứng được với AgNO3 nhưng dung dịch thu được chỉ gồm Mg(NO3)2

Mg + 2AgNO3 →Mg(NO3)2 + 2Ag

Câu 9. Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là:

A. 10,8 và 4,48.

B. 10,8 và 2,24.

C. 17,8 và 4,48.

D. 17,8 và 2,24.

Xem đáp ánĐáp án D

Sau phản ứng thu được hỗn hợp bột kim loại nên Fe còn dư, phản ứng tạo muối Fe2+

Số mol các chất có trong bài là:

nCu2+ = nCu(NO3)2 = 0,8.0,2 = 0,16 mol;

nNO3- = 2nCu(NO3)2 = 2. 0,16 = 0,32 mol;

nH+ = 2nH2SO4 = 0,4 mol

Phương trình phản ứng ion

3Fe + 8H+ + 2NO3- → 3Fe2+ + 2NO + 4H2O

0,15 ← 0,4 → 0,1 → 0,1

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

0,16 ← 0,16 → 0,16

Vậy nFe pư = 0,15 + 0,16 = 0,31 mol

=> mKL sau = mFe dư + mCu => m - 0,31.56 + 0,16.64 = 0,6m

=> m = 17,8 gam

=> VNO = 0,1.22,4 = 2,24 lít

Câu 10. Dãy các chất và dung dịch nào sau đây khi lấy dư có thể oxi hoá Fe thành Fe (III)?

A. HCl, HNO3 đặc, nóng, H2SO4 đặc, nóng

B. Cl2, HNO3 nóng, H2SO4 đặc, nguội

C. bột lưu huỳnh, H2SO4 đặc, nóng, HCl

D. Cl2, AgNO3, HNO3 loãng

Xem đáp ánĐáp án D

Dãy chất và dung dịch nào sau đây khi lấy dư có thể oxi hoá Fe thành Fe (III) là: Cl2, AgNO3, HNO3 loãng

Câu 8: Dung dịch FeSO4 không làm mất màu dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4

B. Dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4

C. Dung dịch Br2

D. Dung dịch CuCl2

Xem đáp ánĐáp án D

Câu 11. Cho 11,36 gam hồn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa 12,88 gam Fe. Số mol HNO3 có trong dung dịch ban đầu là

A. 0,88.

B. 0,64.

C. 0,94.

D. 1,04.

Xem đáp ánĐáp án C

Quy đổi hỗn hợp gồm có x mol Fe và y mol O

Ta có 56x + 16y= 11,36 (1)

Ta có nNO = 0,06 mol

Qúa trình cho e :

Fe → Fe3+ + 3e

x → 3x mol

Qúa trình nhận e :

O + 2e→ O-2

y →  2y mol

N+5+ 3e → NO

0,18 ← 0,06

Theo định luật bảo toàn electron thì: ne cho = ne nhận nên 3x = 2y + 0,18 (2)

Từ (1) và (2) ta có x= 0,16 và y= 0,15

Bảo toàn nguyên tố Fe có nFe(NO3)3= nFe= x = 0,16 mol

nFe hình thành= 0,23 mol

Fe + 4HNO3 → 2H2O + NO + Fe(NO3)3

x → 4x → x

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

0,23 - x → x + 0,16

=> x= 0,1 → nHNO3 = 4.0,1 + 3.0,16 + 0,06 = 0,94 mol

Câu 12. Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là:

A. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag.

B. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe

C. Fe(NO3)2 ; Fe(NO3)3 và Cu;  Ag

D. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Ag

Xem đáp ánĐáp án D

2 kim loại là Cu và Ag => AgNO3 phải hết

2 muối gồm Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2

Phương trình phản ứng theo thứ tự sau

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

Câu 13. Trong các phát biểu sau, câu nói sau đây đúng?

A. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt (III).

B. Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc nguội

C. Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử

D. Dung dịch FeCl3 không phản ứng được với kim loại Fe

Xem đáp ánĐáp án B

Fe phản ứng với HCl thu được muối sắt (II) => A sai

Vì Fe2+ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại Mg: Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe => C sai

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 => D sai

Câu 14. Để điều chế Fe(NO3)2 có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau?

A. Ba(NO3)2 + FeSO4

B. Fe(OH)2 + HNO3

C. Fe + HNO3 dư

D. FeO + NO2

Xem đáp ánĐáp án A

Để điều chế Fe(NO3)2, có thể cho Ba(NO3)2 tác dụng với FeSO4

Ba(NO3)2 + FeSO4 → Fe(NO3)2 + BaSO4↓

Câu 15. Nung nóng hỗn hợp Mg(OH)2 và Fe(OH)2 ngoài không khí cho đến khi khối lượng không thay đổi thu được chất rắn X. X chứa

A. MgO, FeO.

B. Mg(OH)2, Fe(OH)2.

C. Fe, MgO.

D. MgO, Fe2O3.

Xem đáp ánĐáp án D

Phương trình phản ứng:

Mg(OH)2 → MgO + H2O

4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O

Câu 16. Để bảo quản dung dịch FeSO4 trong phòng thí nghiệm, người ta cần thêm vào bình chất nào dưới đây

A. Một đinh Fe sạch.

B. Dung dịch H2SO4 loãng.

C. Một dây Cu sạch.

D. Dung dịch H2SO4 đặc.

Xem đáp ánĐáp án A

Người ta dùng đinh Fe sạch để sắt khử muối sắt(III) thành muối sắt(II):

Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4

Câu 17. Ngâm thanh Cu (dư) vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y có chứa chất tan là:

A. Fe(NO3)3.

B. Fe(NO3)2.

C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2

D. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2.

Xem đáp ánĐáp án B

Các phản ứng xảy ra:

Cu(dư) + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag

Cu(NO3)2 + Fe(dư) → Fe(NO3)2 + Cu

Vậy dung dịch Y chứa Fe(NO3)2.

.........................................

Từ khóa » Fe Cộng J Ra Fecl3