Fe + H2SO4: Các Trường Hợp Phản ứng Và Câu Hỏi Trắc Nghiệm
Có thể bạn quan tâm
Tạo tài khoản Doctailieu
Để sử dụng đầy đủ tính năng và tham gia cộng đồng của chúng tôi Tạo tài khoảnTạo tài khoản với Facebook Google AppleKhi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạnLấy lại mật khẩuNhập Email của bạn để lấy lại mật khẩu Lấy lại mật khẩu Trang chủTrắc nghiệm Luyện Thi THPTTrắc nghiệm môn Hoá Học Luyện Thi THPT
Điều kiện và các trường hợp xảy ra phản ứng Fe + H2SO4, cân bằng phương trình và câu hỏi trắc nghiệm thường gặp.
Danh sách câu hỏi Đáp ánPhản ứng giữa sắt (Fe) và axit sulfuric (H2SO4) là một trong những phản ứng hóa học cơ bản và quan trọng được học trong môn hóa học. Phản ứng này là một ví dụ về phản ứng oxi-hoá khử. Dưới đây là những phương trình và trường hợp xảy ra chủ yếu đối với 2 hợp chất này:
Các trường hợp phản ứng Fe + H2SO4
1. Fe + H2SO4 loãng
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2- Điều kiện phản ứng: trong môi trường CO2
- Cách tiến hành: Cho một ít kim loại Fe vào đáy ống nghiệm, thêm vào ống 1-2 ml dung dịch axit H2SO4.
- Hiện tượng phản ứng: chất rắn (Fe) tan dần, đồng thời có bọt khí không màu thoát ra.
2. Fe + H2SO4 đặc, nóng
Fe + H2SO4 đặc : Phản ứng tạo khí
+ Phương trình phản ứng:2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O+ Phương trình ion:Fe + 4H+ + SO42- -> Fe2+ + SO2 + 2H2O- Điều kiện phản ứng: nhiệt độ
- Cách tiến hành: Cho sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric.
- Hiện tượng phản ứng: Sắt tan dần, xuất hiện khí không màu, có mùi hắc chính là lưu huỳnh đioxit (SO2)
Fe + H2SO4 đặc : Phản ứng tạo khí H2S
8Fe + 15H2SO4(đặc, nóng) → 4Fe2(SO4)3 + 12H2O + 3H2S- Điều kiện phản ứng Fe + H2SO4 đặc : Nhiệt độ cao
- Cách tiến hành: Cho sắt tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.
- Hiện tượng phản ứng: Sắt tan dần, xuất hiện khí có mùi trứng thối đặc trưng chính là H2S
3. Fe + H2SO4 đặc, nguội
Sắt bị thụ động bởi axit Sunfuric đặc, nguội nên không xảy ra phản ứng giữa Fe + H2SO4. (Fe + H2SO4 đặc nguội KHÔNG xảy ra phản ứng)Top 45 câu hỏi trắc nghiệm Fe + H2SO4
Câu 1. Hòa tan hết 23,18 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Fe(NO3)3 vào dung dịch chứa 0,46 mol H2SO4 loãng và 0,01 mol NaNO3, thu được dung dịch Y (chứa 58,45 gam chất tan gồm hỗn hợp muối trung hòa) và 2,92 gam hỗn hợp khí Z. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,91 mol NaOH, thu được 29,18 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe(NO3)3 trong X là A. 46,98%. B. 41,76%. C. 52,20%. D. 38,83%. Câu 2. Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4 . Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 loãng dư, sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là A. 58,52% B. 41,48% C. 48,15% D. 51,85% Câu 3. Kim loại X có những tính chất hóa học sau: - Phản ứng với oxi khi nung nóng. - Phản ứng với dung dịch AgNO3 - Phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2 và muối của kim loại hóa trị II. Kim loại X là: A. Cu. B. Fe. C. Al. D. Na. Câu 4. Cho 22,4g Fe tác dụng vừa đủ với 200g dung dịch H2SO4 loãng. Nồng độ % của dung dịch axít đã phản ứng là: A. 32% B. 54% C. 19,6% D. 18,5% Câu 5. Để hoà tan vừa hết 4,48 gam Fe phải dùng bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và H2SO4 0,75M? A. 100 ml B. 80 ml C. 90 ml D. 120 ml Câu 6. Cho 7,2 gam hỗn hợp X gồm S và Fe vào một bình kím không có oxi. Nung bình cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A. Cho A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Tỉ khối của Y so với H2 là A. 17 B. 9 C. 8,5 D. 10 Câu 7. Cho 10,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch chứa H2SO4 0,6M và NaNO3 đun nóng, kết thức phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat và 3,688 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5 đo ở (đktc). Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến độ mol/l của Fe2(SO4)3 trong dung dịch Y là A. 0,04 M B. 0,025 M C. 0,05M D. 0,4M Câu 8. Hai kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng nhưng không phản ứng với H2SO4 đặc, nguội A. Cu, Ag B. Zn, Al C. Al, Fe D. Mg, Fe Câu 9. Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong 250,0 ml dung dịch H2SO4 3,6M (đặc, dư, đun nóng) thu được dung dịch Y và V lít khí SO2 (đktc và là sản phẩm duy nhất). Cho 450 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y thu được 21,4 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 6,72 B. 3,36 C. 5,60 D. 4,48 Câu 10. Dung dịch H2SO4 tác dụng với chất nào tạo ra khí hiđro(H2)? A. NaOH B. Fe C. CaO D. CO2 Câu 11. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là: A. Fe, Cu, Mg B. Zn, Fe, Cu C. Zn, Fe, Al. D. Fe, Zn, Ag Câu 12. Ở nhiệt độ thường, Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được sản phẩm gồm H2 và chất nào sau đây? A. Fe2O3. B. Fe2(SO4)3. C. FeSO4. D. Fe(OH)2. Câu 13. Cho một miếng Fe vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng, bọt khí H2 sẽ bay ra nhanh hơn khi ta thêm vào cốc trên dung dịch nào trong các dung dịch sau A. ZnSO4. B. Na2SO4. C. CuSO4. D. MgSO4. Câu 14. Tiến hành các thí nghiệm sau:(1) Đốt bột Al trong khí O2.(2) Cho lá kim loại Al nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng, nguội.(3) Đốt dây kim loại Mg nguyên chất trong khí Cl2.(4) Cho lá hợp kim Fe-Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.Số thí nghiệm mà kim loại bị ăn mòn hoá học là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 15. Tiến hành các thí nghiệm sau:(a) Cho kim loại Fe vào dung dịch CuCl2.(b) Cho Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch HCl.(c) Cho FeCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.(d) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.(e) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.(g) Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.Số thí nghiệm tạo ra chất khí là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 16. Kim loại X tác dung với H2SO4 loãng cho khí H2. Măṭ khác, oxit của X bị H2 khử thành kim loại ở nhiêṭ đô ̣cao. X là kim loaị nào? A. Fe. B. Al. C. Mg. D. Cu. Câu 17. Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau: (a) 2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O (b) 2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3+ SO2 + 4H2O (c) Fe(OH)2+ H2SO4 → FeSO4 + 2H2O (d) 2Fe3O4 + 10H2SO4 → 3Fe2(SO4)3+ SO2 + 10H2O Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là. A. (d) B. (c) C. (a) D. (b) Câu 18. Cho x mol bột Fe vào dung dịch chứa Fe2(SO4)3 0,5M và H2SO4 1M, sau khi kết thúc phản ứng thu được y mol khí H2; đồng thời thu được dung dịch X và còn lại z mol rắn không tan. Biểu thức liên hệ x, y, z là. A. x = 2y – z B. x = 3y –2z C. x = y + z D. 2x = 3y + 2z Câu 19. Cho 8,96 gam bột Fe vào bình chứa 200 ml dung dịch NaNO3 0,4M và H2SO4 0,9M. Sau khi kết thúc các phản ứng, thêm tiếp lượng dư dung dịch Ba(OH)2 vào bình (không có mặt oxi), thu được m gam rắn không tan. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-. Giá trị của m là. A. 55,66 gam B. 54,54 gam C. 56,34 gam D. 56,68 gam Câu 20. Cho 10,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch chứa H2SO4 0,6M và NaNO3 đun nóng, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat và 2,688 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất; đktc). Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 69,52 gam rắn khan. Giả sử thể dung dịch thay đổi không đáng kể. Nồng độ mol/l của Fe2(SO4)3 trong dung dịch Y là. A. 0,04M B. 0,025M C. 0,05M D. 0,4M Câu 21. Hỗn hợp A gồm Al, Al2O3, Fe, Fe3O4, Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 36,6% về khối lượng). Hòa tan hoàn toàn 27,8 gam hỗn hợp A trong 100 gam dung dịch H2SO4 47,04% thu được dung dịch B chỉ chứa muối sunfat trung hòa và hỗn hợp khí C gồm 4 khí đều là các sản phẩm khử của N+5. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy có 1,16 mol NaOH phản ứng, sau phản ứng thu được 14,35 gam kết tủa và 0,224 lít khí thoát ra ở đktc. Nồng độ % của muối Fe3+ trong dung dịch B gần nhất với kết quả nào sau đây? A. 8% B. 14% C. 10% D. 15% Câu 22. Để m gam một phoi bào sắt ngoài không khí, sau một thời gian được 12 gam chất rắn X gồm Fe,FeO,Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan hết X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 2,24 lít SO2 là sản phầm khử duy nhất ở đktc. Giá trị của m là A. 10,08 B. 9,72 C. 9,62 D. 9,52 Câu 23. Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong 50 ml dung dịch H2SO4 18M (đặc, dư, đun nóng) thu được dung dịch Y và V lít khí SO2 (đktc và là sản phẩm khử duy nhất). Cho 450 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y thu được 21,4 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 5,60 lít B. 3,36 lít C. 6,72 lít C. 6,72 lít Câu 24. Hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 20% khối lượng. Cho m gam X tan hoàn toàn vào V ml dung dịch Y gồm H2SO4 1,65M và NaNO3 1M, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3,66m gam muối trung hòa và 1,792 lít khí NO (đktc). Dung dịch Z phản ứng tối đa với 1,22 mol KOH thu được m1 gam kết tủa. Giá trị của tổng (m + m1) là? A. 80,4 B. 68,0 C. 75,6 D. 78,0 Câu 25. Hòa tan hoàn toàn 21,36 gam hỗn hợp X chứa Mg, Fe, FeO và Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,08 mol KNO3 và 0,53 mol H2SO4 thu được dung dịch Y chỉ chứa m gam muối và 2,912 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm H2 và NO có tổng khối lượng là 2,22 gam. Giá trị của m là: A. 92,14 B. 88,26 C. 71,06 D. 64,02 Câu 26. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, FeCO3 và Cu(NO3)2 bằng dung dịch chứa H2SO4 loãng và 0,045 mol NaNO3 thu được dung dịch Y chứa 62,605 gam muối trung hòa (không có ion Fe3+) và 3,808 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (trong đó có 0,02 mol H2) có tỉ khối so với O2 bằng 19/17. Cho dung dịch NaOH 1M vào Y đến khi lượng kết tủa đạt cực đại là 31,72 gam thì vừa hết 865ml. Giá trị m là A. 32,8 B. 27,2 C. 34,6 D. 28,4 Câu 27. Cho hỗn hợp X gồm FexOy, Fe, MgO, Mg. Cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 6,72 lít hỗn hợp khí N2O và NO (đktc) có tỉ khối so với H2 là 15,933 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 129,4 gam muối khan. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 15,68 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử là duy nhất) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 104 gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 22,0 B. 28,5 C. 27,5 D. 29,0 Câu 28. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm FeCO3 và Fe trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch Y và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí. Thể tích dung dịch KMnO4 0,5M cần dùng để phản ứng vừa đủ với dung dịch Y là V ml. Biết dung dịch sau phản ứng vẫn còn dư axit. Giá trị của V là A. 100 B. 200 C. 500 D. 250 Câu 29. Chất nào sau đây khi cho tác dụng với H2SO4 đặc, nóng không có khí thoát ra? A. FeO. B. Fe(OH)2. C. Fe2O3. D. Fe3O4 Câu 30. Chia hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(OH)3 và FeCO3 thành hai phần bằng nhau. Hòa tan hoàn toàn một phần trong dung dịch HCl dư, thu được 0,1 mol hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 bằng 9,4 và dung dịch Y. Cho hai phần tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z và 0,2075 mol hỗn hợp khí T gồm CO2 và SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Khối lượng của FeCl2 có trong dung dịch Y là A. 25,307 gam. B. 27,305 gam. C. 23,705 gam. D. 25,075 gam. Câu 31. Quá trình hình thành S → FeS2 → H2SO4 của đất phèn cần chú ý đến điều kiện: A. Yếm khí, thoát nước, thoáng khí B. Hiếu khí, thoát nước, thoáng khí C. Có xác sinh vật D. Có chứa S Câu 32. Cho hỗn hợp gồm 1 mol chất X và 1 mol chất Y tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đăc, nóng (dư) tạo ra 1 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hai chất X, Y là A. Fe, Fe2O3 B. Fe, FeO C. Fe3O4, Fe2O3 D. FeO, Fe3O4 Câu 33. Hòa tan hoàn toàn 5,5 gam hỗn hợp gồm Al và Fe vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thu được 4,48 lít H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp đầu là A. 50,91% B. 76,36% C. 25,45% D. 12,73% Câu 34. Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít khí hidro (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 9,52 B. 10,27 C. 8,98 D. 7,25 Câu 35. Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại đều không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội? A. Al, Fe, Au, Mg B. Zn, Pt, Au, Mg C. Al, Fe, Zn, Mg D. Al, Fe, Au, Pt Câu 36. Hòa tan hoàn toàn 15,2 gam hỗn hợp Cu và Fe vào lượng dư dung dịch H2SO4 đăc, nong, thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp đầu là A. 36,84% B. 73,68% C. 55,26% D. 18,42% Câu 37. Cho 3 kim loại Na, Al, Fe phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V lít H2 (đktc). Nếu thay Na và Fe bằng một kim loại M có hóa trị II nhưng khối lượng chỉ bằng 1/2 tổng khối lượng của Na và Fe, rồi cho tác dụng với H2SO4 loãng, dư thì thể tích khí bay ra đúng bằng V lít (đktc). M là kim loại A. Mg B. Ca C. Zn D. Ba Câu 38. Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là: $H_{2} S O_{4}$không phản ứng với Cu, Ag, Pt A. Cu, Zn, Na B. Au, Pt, Cu C. Ag, Ba, Fe D. Mg, Fe, Zn Câu 39. Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với : A. Au B. Fe C. Ag D. Cu Câu 40. Hòa tan 50,54 gam hỗn hợp X gồm (Fe, Al) trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch A, cô cạn dung dịch A thu được 178,22 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là A. 30,240 B. 29,568 C. 29,792 D. 27,328 Câu 41. Thực hiện các thí nghiệm sau: (1): Nối một thanh Zn với một thanh Fe rồi để trong không khí ẩm. (2): Thả một viên Fe vào dung dịch CuSO4 (3): Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời ZnSO4 và H2SO4 loãng. (4): Thả một viên Fe vào dung dịch H2SO4 loãng. (5): Thả một viên Fe vào dung dịch đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng. Trong các thí nghiệm trên những thí nghiệm Fe bị ăn mòn điện hoá học là: A. (1),(2),(3),(4),(5) B. (1) và (3) C. (2) và (5) D. (3) và (5) Câu 42. Hỗn hợp X gồm Na, Al và Fe, hỗn hợp Y gồm Al và kim loại R. Biết rằng, khối lượng của Al có trong X và Y bằng nhau, tổng khối lượng của Na và Fe có trong X gấp 2 lần khối lượng của R có trong Y. Hòa tan hoàn toàn lần lượt X, Y băng lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thì cả 2 trường hợp đều thu được V lít khí H2 (đktc). Kim loại R là A. Ca B. Be C. Zn D. Mg Câu 43. Cho các phát biểu sau : (a). Trong tự nhiên, kim loại nhôm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. (b). Nhôm là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất. (c). Al tác dụng với oxi sắt Fe2O3 gọi là phản ứng nhiệt nhôm. (d). Al được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3. (e). Kim loại nhôm bền trong không khí và hơi nước là do có màng oxit Al2O3 bảo vệ. (f). Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Mg2+, Ca2+. (g). Cho kim loại Fe nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng xảy ra ăn mòn điện hóa. (h). Phèn chua có công thức phân tử K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Số phát biểu đúng là : A. 7 B. 6 C. 5 D. 4 Câu 44. Cho các phát biểu sau: (1) Khi đun nóng triolein trong nồi kín rồi sục dòng khí hidro có xúc tác Ni sau đó để nguội thu được khởi chất rắn là tripanmitin. (2) Chất béo trong cơ thể có tác dụng đảm bảo sự vận chuyển và hấp thụ các chất hòa tan được trong chất béo. (3) Trong phân tử tinh bột gồm nhiều mắt xích β-glucozơ liên kết với nhau tạo thành hai dạng: amilozơ và amilopectin. (4) Đimetylamin có tính bazơ lớn hơn etylamin. (5) Benzen và toluen là nguyên liệu rất quan trọng cho công nghiệp hóa học, dùng để tổng hợp dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc nổ, polime. (6) HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội làm thụ động hóa Al, Fe, Cu. (7) Ống thép (dẫn dầu, dẫn nước, dẫn khí đốt) ở dưới đất cũng được bảo vệ bằng phương pháp điện hóa. (8) Các axit cacboxylic tan nhiều trong nước là do các phân tử axit cacboxylic và các phân từ nước tạo được liên kết hidro. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 45. Tiến hành các thí nghiệm sau:(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng(b) Cho lá Cu vào dung dịch Fe(NO3)3 và HNO3(c) Cho lá Zn vào dung dịch HCl(d) Để miếng gang ngoài không khí ẩmSố thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 46. Thực hiện các thí nghiệm sau : (1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl. (2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2. (3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3. (4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm. (5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2. (6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng. Trong các thí nghiệm trên thì thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là A. (2), (3), (4), (6) B. (1), (3), (4), (5) C. (2), (4), (6) D. (1), (3), (5)đáp án Fe + H2SO4: Các trường hợp phản ứng và trắc nghiệm Fe H2SO4
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
---|---|---|---|
Câu 1 | C | Câu 24 | D |
Câu 2 | D | Câu 25 | C |
Câu 3 | B | Câu 26 | B |
Câu 4 | C | Câu 27 | D |
Câu 5 | B | Câu 28 | A |
Câu 6 | D | Câu 29 | C |
Câu 7 | B | Câu 30 | B |
Câu 8 | C | Câu 31 | A |
Câu 9 | A | Câu 32 | D |
Câu 10 | B | Câu 33 | A |
Câu 11 | D | Câu 34 | C |
Câu 12 | C | Câu 35 | D |
Câu 13 | C | Câu 36 | A |
Câu 14 | B | Câu 37 | A |
Câu 15 | D | Câu 38 | D |
Câu 16 | A | Câu 39 | B |
Câu 17 | B | Câu 40 | C |
Câu 18 | D | Câu 41 | C |
Câu 19 | A | Câu 42 | D |
Câu 20 | B | Câu 43 | B |
Câu 21 | A | Câu 44 | A |
Câu 22 | D | Câu 45 | A |
Câu 23 | C | Câu 46 | D |
Chi tiết Hóa mã đề 4 kỳ thi tốt nghiệp 2024
Chi tiết Hóa mã đề 1 kỳ thi tốt nghiệp 2024 kèm hướng dẫn
Giải đáp đề thi thử Hóa 2024 THPT Đô Lương 1 lần 2
Luyện giải đề thi Hóa THPT 2024 trường Kim Liên lần 4
Cùng giải đáp đề Hóa Nam Định lần 2 có gợi ý từng câu hỏi
Luyện giải đề thi thử tốt nghiệp 2024 môn hóa Sơn La lần 2
XTừ khóa » Fe + H2so4 đặc Nóng Hiện Tượng
-
Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
-
Fe + H2SO4 | Fe2(SO4)3 + H2O + SO2 | Phương Trình Hóa Học
-
Nêu Hiện Tượng Giải Thích Của: 1 Fe Tác Dụng Với H2so4 Loãng 2 Fê Tác ...
-
Phương Trình Phản ứng Fe+H2SO4 đặc Nóng - TopLoigiai
-
Nêu Hiện Tượng Và Viết Phản ứng Hóa Học Khi Cho Fe Dư Tác ...
-
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2 | , Phản ứng Oxi-hoá ...
-
Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O - THPT Sóc Trăng
-
Fe Tác Dụng Với H2so4 đặc Nóng Thì Ra Cái Gì? | Vatgia Hỏi & Đáp
-
Nêu Hiện Tượng Khi Cho Fe Vào Dung Dịch H2SO4 Loãng Dư
-
Fe+h2so4 đặc Nguội Ra Gì - Hoc24
-
Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O - ThiênBảo Edu
-
Cu + H2so4 đặc Nóng Hiện Tượng - ThiênBảo Edu
-
Fe Có Tác Dụng Với H2so4 đặc Nóng Không
-
Tổng Hợp PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP SẮT (Fe) TÁC DỤNG VỚI ...