FOB VỚI CIF : LỰA CHỌN NÀO DÀNH CHO DOANH NGHIỆP?
Có thể bạn quan tâm
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, FOB và CIF là hai điều kiện giao hàng được sử dụng nhiều nhất. Đây là 2 trong số nhiều điều kiện thương mại quốc tế Incoterms 2020, và nó được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng tương đối nhiều chứ không phải là quy định bắt buộc. Vậy lựa chọn nào phù hợp cho doanh nghiệp của bạn?
Trước hết, hãy cùng Simba Group giải mã các thuật ngữ FOB và CIF, cũng như đưa ra những đánh giá khách quan nhất về hai điều kiện giao hàng này nhé!
Thế nào là FOB?
-
FOB - Free On Board
FOB – Free On Board (hoặc Freight on Board) là điều kiện giao hàng mà người bán không phải chịu trách nhiệm khi hàng đã lên boong tàu. Người bán chỉ chịu trách nhiệm khi hàng chưa lên boong tàu. Sau khi hàng hoá đã được chuyển lên tàu thì người mua phải chịu toàn bộ rủi ro và trách nhiệm.
Giá FOB không bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm tới điểm đến, người mua phải chịu phí thuê phương tiện chuyên chở, phí bảo hiểm hàng hoá và các chi phí phát sinh khác trong quá trình vận chuyển.
Ưu điểm:
- Người bán không cần phải tìm đơn vị vận chuyển
- Không phải mua bảo hiểm hàng hoá
- Không cần liên hệ với nhiều nhà cung cấp để hỗ trợ lô hàng
Nhược điểm:
- Người bán rơi vào thế bị động trong việc chuẩn bị hàng hoá, nắm bắt giá thị trường, thời gian,..
- Rất khó chủ động được giá thị trường nếu như bên bán phải làm việc với nhiều nhà cung cấp.
Thế nào là CIF?
-
CIF - Cost, Insurance, Freight
CIF là chữ viết tắt của Cost (Tiền hàng) + Insurance (Bảo hiểm) + Freight (Cước phí tàu). Với điều kiện CIF, người bán sẽ mua bảo hiểm hàng hoá, chuyển đơn bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm cùng với những giấy tờ chứng từ cho người mua đến nơi đến. Tuy nhiên, vị trí chuyển rủi ro vẫn là cảng từ chỗ người bán.
Giá CIF là giá tại cửa khẩu của bên nhập khẩu (giá này đã bao gồm chi phí bảo hiểm, vận chuyển hàng hóa tới cửa khẩu của bên nhập khẩu).
Ưu điểm
Người bán có lợi thế trong việc thuyết phục người mua chấp nhận mua hàng tại vùng giá cao mong muốn
Nhược điểm
Đối với điều kiện CIF, bên người bán (seller) chỉ phải trả phí bảo hiểm, phí vận chuyển và không phải chịu những rủi ro sau khi hàng hoá đã vận chuyển lên tàu. Do đó, nếu trong quá trình vận chuyển đến tay bên mua gặp phải những vấn đề nào đó, thì bên mua hàng (buyer) phải tự làm việc với công ty bảo hiểm nước ngoài do người bán đã chọn tại nước người bán. Điều này gây nhiều khó khăn trong quá trình xử lý cho những người nhập khẩu tại Việt Nam.
So sánh FOB và CIF
Điểm giống nhau giữa FOB và CIF
- Đây đều là hai điều kiện Incoterms® được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, trong vận tải đường biển và vận tải thủy nội địa
- Vị trí chuyển giao rủi ro và trách nhiệm tại cảng đi (cảng xếp hàng)
- Người bán (seller) sẽ chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu và người mua (buyer) sẽ làm thủ tục hải quan nhập khẩu để lấy hàng về.
Điểm khác nhau giữa FOB và CIF
Tên | FOB | CIF |
---|---|---|
Điều kiện giao hàng | Giao lên tàu | Tiền hàng, bảo hiểm, cước tàu |
Trách nhiệm thuê phương tiện vận tải | Người bán không có trách nhiệm thuê tàu, người mua có trách nhiệm đặt tàu | Người bán có trách nhiệm đặt tàu, người mua không phải thuê tàu |
Trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hoá | Người bán không bắt buộc phải mua bảo hiểm cho lô hàng | Người bán có trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng và ký hợp đồng với công ty bảo hiểm |
Điểm chuyển giao trách nhiệm/chi phí | Lan can tàu (cảng xuất) | Hàng qua cảng dỡ hàng (cảng nhập) |
Vậy, doanh nghiệp của bạn nên lựa chọn điều kiện giao hàng FOB hay CIF? Điều đó còn phụ thuộc vào doanh nghiệp của bạn là bên nhập khẩu hay bên xuất khẩu.
Theo điều kiện FOB, người mua sẽ có trách nhiệm khá cao trong các lần giao dịch. Nếu mức độ thoả mãn của bên nhập khẩu chỉ dừng lại ở việc mua được hàng, nguyên vật liệu với mức giá phải chăng, thì họ sẽ ưu tiên theo FOB. Với những bên nhập khẩu có mức độ thoả mãn cao hơn, họ mong muốn được hưởng các đặc quyền tuyệt đối của người mua cũng như né tránh các rủi ro, rắc rối không mong muốn, họ sẽ lựa chọn CIF.
Từ khóa » Chi Phí Cif Và Fob
-
Khái Niệm CIF, FOB Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa CIF Và FOB
-
Phân Biệt Giá CIF Và Giá FOB - Logistics Solution
-
Cách Tính Giá FOB Và CIF - Logistics Solution
-
FOB, CIF Là Gì? FOB Và CIF Khác Nhau Như Thế Nào?
-
FOB Là Gì? CIF Là Gì? – So Sánh FOB & CIF Khác Nhau Thế Nào
-
CIF Là Gì? FOB Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa CIF Và FOB - LEC Group
-
[DOC] Giá Trị Hàng Hóa (C) Tính Theo Loại Giá FOB - Giá Xuất Khẩu
-
FOB Là Gì? CIF Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa FOB Và CIF Là Gì? - PCS.VN
-
Tại Sao Công Ty Xuất Nhập Khẩu Việt Thường Xuất FOB Và Nhập CIF?
-
Cif Là Gì? Hướng Dẫn Tính Giá Cif - Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh
-
Nên Nhập Khẩu Theo điều Kiện FOB Hay CIF? - HP Toàn Cầu
-
So Sánh FOB Và CIF Trong Incoterms 2010 Có Gì Giống Và Khác Nhau?
-
CIF Là Gì? FOB Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa CIF Và FOB?
-
FOB Là Gì? - Tất Tần Tật Về F.O.B Trong Xuất Nhập Khẩu