Nên Nhập Khẩu Theo điều Kiện FOB Hay CIF? - HP Toàn Cầu
Có thể bạn quan tâm
- Home
- Kỹ thuật Nghiệp vụ Ngoại thương
- Incoterms
- Nên nhập khẩu theo điều kiện FOB hay CIF?
Trên thực tế theo thói quen các nhà xuất nhập khẩu tại Việt Nam thường chọn Xuất FOB, Nhập CFR/CIF ( xuất khẩu theo điều kiện FOB, và nhập khẩu theo điều kiện CFR/CIF). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nhập theo điều kiện CFR/CIF có giảm thiểu rủi ro hơn so với nhập theo điều kiện FOB không?
Nghĩa vụ của người mua và người bán theo điều kiện FOB & CIF trong xuất nhập khẩu
Trước tiên, để làm rõ hơn vấn đề này thì dưới đây HPG sẽ điểm qua lại nghĩa vụ của người mua và người bán theo điều kiện FOB và CIF
Điều kiện FOB – Free On Board (giao hàng lên boong tàu) | Điều kiện CIF – Cost & Freight ( tiền hàng và cước phí) |
Nghĩa vụ của bên bán:– Cung cấp hàng theo đúng hợp đồng bán hàng. – Chịu mọi trách nhiệm chi phí, rủi ro và tổn thất về hàng hóa trước khi hàng được giao lên tàu như các chi phí về đóng gói, bao bì kiểm hàng. – Thông quan XK (cung cấp giấy phép XK, trả thuế và các lệ phí khác nếu có). – Giao hàng lên tàu do bên mua chỉ định, trong thời hạn nhất định. Ngay khi gửi hàng xong, những chi tiết về lô hàng gửi phải được thông báo cho người mua biết để dùng vào mục đích bảo hiểm. – Trả mọi chi phí bốc hàng lên tàu. – Cung cấp chứng từ hoàn hảo chứng minh hàng đã bốc lên tàu và những chứng từ khác nếu bên bán có yêu cầu. – Chúng từ bắt buộc: Hóa đơn thương mại, Biên lai sạch thông thường ( clean bill of lading ), giấy phép xuất khẩu(nếu có/được yêu cầu trong hợp đồng)
| Nghĩa vụ của người bán:– Giao hàng đúng như quy đinh của hợp đồng. – Chịu trách nhiệm về mọi khoản chi phí, rủi ro và tổn thất hàng hóa trước khi hàng đã giao xong lên tàu tại cảng bốc. Trả toàn bộ chi phí vận tải đến cảng đến. – Giao hàng lên tàu với thời gian và cảng bốc quy định hoặc do bên bán chọn. Trả toàn bộ chi phí bốc hàng. – Ký HĐ vận tải và trả cước phí đến cảng đích quy định. – Tiến hành thông quan XK ( lấy giấy phép XK, trả thuế và các chi phí cần thiết cho XK nếu có ). – Ký HĐ bảo hiểm và trả chi phí bảo hiểm trong suốt thời gian hàng được vẩn chuyển đến cảng đích quy định. – Báo cho người mua biết khi hàng hóa được chuẩn bị để giao, khi hàng hóa được giao lên tàu và ngay khi hàng vừa tới cảng dỡ trong thời gian hợp lý để người mua kịp chuẩn bị nhận hàng. – Cung cấp cho người mua những hóa đơn chứng từ vận tải hoàn hảo giấy chứng nhận và bảo hiểm hàng hóa. – Chúng từ bắt buộc: Hoá đơn thương mại, chứng từ vận tải, giấy phép xuất khẩu(nếu có/được yêu cầu trong hợp đồng) |
Nghĩa vụ của người mua:– Trả tiền hàng. – Ký kết hợp đồng vận tải biển và trả tiền cước phí, tức là chỉ định người vận tải và kịp thời thông báo cho người bán trong thời gian hợp lí. – Chịu mọi chi phí rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng được giao xong lên tàu.
| Nghĩa vụ của người mua:– Kiểm tra hàng hóa trước khi bốc và dỡ hàng. Chủ yếu là trước khi dỡ hàng. – Chấp nhận việc giao hàng để gửi khi đã nhận được hóa đơn bảo hiểm hàng hóa và tất cả các chứng từ bằng chứng khác về mua bảo hiểm và vận tải (vận đơn) và tiếp nhận hàng theo từng chuyến giao hang hàng từ người vận tải ở cảng đích quy định, trong thời gian quy định.. – Trả tiền dỡ hàng trong chừng mực tiền dỡ hàng không tính vào cước vận tải. – Chịu mọi rủi ro, tổn thất và chi phí về hàng hóa ( trừ các khoản tiền được tính vào cước phí vận tải) kể từ khi hàng hóa được giao xong lên tàu ở cảng bốc hàng. – Thông quan NK, trả tiền thuế NK và các chi phí khác để hàng có được nhập. Làm các thủ tục cần thiết và trả các chi phí phát sinh để hàng có thể được quá cảnh nếu có. |
Như vậy nếu áp dụng “Nhập CIF” thì
Nhập khẩu với điều kiện CIF – người mua phải chịu trách nhiệm và trả chi phí dỡ hàng khỏi tàu tại cảng nhập nếu không được quy định trong hợp đồng vận chuyển, phí tại cảng dỡ, phí thông quan nhập khẩu, thuế và vận tải nội địa. Còn các công đoạn từ kho người bán đến cảng nhập là người bán phải chịu.
Tham khảo:
- CÁC ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG INCOTERMS 2020
- Điều Kiện Giao Hàng DAP (Delivered At Place)
- Điều Kiện Giao Hàng DDP (Delivered Duty Paid)
- Điều Kiện Giao Hàng DPU (Delivered At Place Unloaded)
- Điều Kiện Giao Hàng FOB (Free On Board)
- Điều Kiện Giao Hàng EXW (Ex Works)
Lý do chủ yếu mà trước đây các doanh nghiệp nhập khẩu lựa chọn Nhập CIF thay vì nhập FOB
►Vận tải biển chưa đủ mạnh
► Ngành bảo hiểm còn thiếu uy tín
► Chưa có sự đồng bộ giữa các ngành
► Lo sợ rủi ro trong thuê tàu và bảo hiểm
► Thiếu kiến thức vận tải bảo hiểm
► Khó khăn về vốn, yếu thế trong giao dịch thương mại
Với những điểm yếu bên trên đã làm các doanh nghiệp chùn bước và không muốn đảm nhận trách nhiệm trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Thay vào đó thì sẽ lựa chọn phương thức chịu ít trách nhiệm nhất . Tuy nhiên, chưa hẳn ít trách nhiệm sẽ đem lại ít rủi ro hơn.
Các lợi ích đem lại khi lựa chọn nhập khẩu theo điều kiện FOB
Đối với doanh nghiệp:
- Khi doanh nghiệp chủ động quyền quyết định thuê phương tiện vận tải và bảo hiểm cho hàng hóa, họ sẽ dễ dàng trong việc thương lượng giá cả vận tải, phí bảo hiểm, thời gian vận chuyển hàng để đạt được giá ưu đãi hơn, tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp.
Trên thực tế, khi bạn đi thuê các phương tiện vận tải và bảo hiểm,… cũng giống như khi bạn đi chợ. Bạn sẽ tự bản thân đi tìm kiếm, so sánh và đối chiếu giữa các dịch vụ, giá cả cũng như chất lượng, điều đó sẽ giúp bạn kiểm soát chặt hơn số tiền mà bạn cần bỏ ra ( Quan trọng là không qua quá nhiều lần trung gian làm độn chi phí).
- Khi nhập khẩu theo điều kiện FOB, doanh nghiệp được chủ động về quyền vân tải, họ có thể lựa chọn và nắm bắt rõ ràng về lịch tàu, chuyến tàu để sắp xếp đàm phán sao cho hàng hóa được giao vào thời điểm tốt cho mình để buôn bán Ví dụ như đối với loại hàng hóa gấp hoặc thời vụ như trái cây, đồ quà tặng giáng sinh, hàng hóa theo mùa, ….
- Tránh tình trạng gặp phải công ty ảo/lừa đảo: đại lý hãng vận tải (của nhà nhập khẩu tại cảng xuất khẩu) sẽ liên lạc với nhà xuất khẩu nhằm hối thúc nhà xuất khẩu hoàn thành lô hàng theo đúng tên hàng, số lượng, khối lượng,.. cho kịp lịch trình, và giúp nhà nhập khẩu xác định chính xác thông tin nhà XK tránh tình trạng nhà XK là công ty ma, hay tình trạng delay hàng. Khi nhà Xuất khẩu và Nhập khẩu mới làm việc với nhau chưa đủ tin tưởng thì đây là một giải pháp tốt cho nhà nhập khẩu.
- Đối tác của bạn có đáng tin cậy: với một đối tác mà bạn đánh giá là tin cậy, thì bạn có thể cân nhắc lựa chọn của mình. Bên cạnh đó cũng đã có không ít các trường hợp lừa đảo từ phía nhà xuất khẩu và hãng vận tải đối với những hợp đồng lần đầu nhập khẩu.
Đối với quốc gia:
- Khi nhập FOB xuất CIF các nhà nhập khẩu đã góp phần làm giảm chi tiêu ngoại tệ
>> Với các lợi ích
Một số trường hợp mà doanh nghiệp không nên cố gắng giành quyền vận tải.
- Dự đoán giá cước trên thị trường thuê tàu có xu hướng tăng mạnh so với thời điểm ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương.
- Dự đoán thấy khó khăn trong việc thuê tàu để thực hiện hợp đồng.
- Tính toán thấy sự chênh lệch giữa giá XK CIF, CFR với giá NK FOB do người nước ngoài đề nghị không lớn và mức chênh lệch này không đủ để bù đắp cước phí vận tải và/ hoặc phí bảo hiểm mà chúng ta phải bỏ ra (hoặc sự chênh lệch giữa giá NK CIF/CFR do người nước ngoài chào và giá NK FOB mà chúng ta định mua quá nhỏ).
- Quá cần bán hoặc quá cần mua một mặt hàng nào đó mà phí đối phương lại muốn giành quyền vận tải.
- Khi tập quán hoặc luật lệ quốc tế quy định.
Để tham khảo thời gian vận chuyển cho các tuyến cụ thể, bạn có thể tìm các bài viết xuất khẩu theo tuyến của chúng tôi trên website hoặc liên lạc số điện thoại 0886115726 hoặc email info@hptoancau.com để được tư vấn.
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 08 8611 5726 hoặc Điện thoại: 024 73008608
Email: info@hptoancau.com
hoặc yêu cầu báo giá theo link
What you can read next
Điều Kiện Giao Hàng FCA (Free Carrier)
Nên bán hàng theo điều kiện EXW, FOB, CIF?
11 ĐIỀU KIỆN INCOTERMS 2010
Search
Chuyên mục
Chuyên mục Chọn chuyên mục Kỹ thuật Nghiệp vụ Ngoại thương (36) Các phương thức giao dịch trên thị trường thế giới (1) Chứng từ Thương mại Quốc tế (1) Hợp đồng ngoại thương (4) Incoterms (16) Thanh toán quốc tế (12) Tổn thất và Bảo hiểm Hàng Hóa (2) LÀM VIỆC VỚI HPG (63) Dịch vụ công bố & giấy phép (1) Dịch vụ hải quan (8) Dịch vụ logistics (6) Dịch vụ vận chuyển (16) Quy trình (10) Tuyển dụng (33) Phân loại hàng hóa và Xác định mã HS của Hàng hóa (4) Quản lý nhà nước hàng hóa Xuất nhập khẩu (10) Sở hữu trí tuệ (1) Thông tin hay dùng trong ngành logistics (14) Thủ tục hải quan (22) Thủ tục nhập khẩu các mặt hàng thông dụng (684) NK – Đồ chơi trẻ em (10) NK – Đồ gia dụng, nội thất và văn phòng (89) NK – Gỗ và sản phẩm từ gỗ (10) NK – Hàng hóa khác (88) NK – Hàng may mặc (18) NK – Hóa chất (9) NK – Kim loại và sản phẩm từ kim loại (32) NK – Linh kiện, phụ tùng ô tô (64) NK – Linh phụ kiện điện thoại (3) NK – Máy móc, thiết bị đã qua sử dụng (8) NK – Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng (138) NK – Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (43) NK – Mỹ phẩm, dầu gội, nước hoa (42) NK – Nông sản (9) NK – Thiết bị, Dụng cụ Đào tạo (1) NK – Thiết bị, dụng cụ thể thao (17) NK – Thiết bị, dụng cụ y tế (67) NK – Thực phẩm (40) NK – Vật liệu xây dựng (25) Thủ tục xuất khẩu các mặt hàng thông dụng (102) XK – Cao su và sản phẩm cao su (2) XK – Gỗ và sản phẩm gỗ (15) XK – Sản phẩm Thủ công Mỹ Nghệ (2) XK – Hàng dệt, may, giầy dép (14) XK – Hàng hóa khác (40) XK – Nội thất (1) XK – Nông sản (14) XK – Sắt, thép, vật liệu xây dựng (8) XK – Thiết bị điện tử (6) XK – Thiết bị, dụng cụ thể thao (1) XK – Thực phẩm (1) XK – Thủy hải sản (2) Thuế, tính thuế khi xuất nhập khẩu hàng hóa (18) Tin tức (42) Trị giá hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu (5) Vận tải và giao vận trong thương mại quốc tế (28) Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (1) Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước/vùng lãnh thổ (318) VN – Bắc Mỹ (24) Việt Nam – Canada (2) Việt Nam – Hoa Kỳ (5) Việt Nam – Mexico (2) VN – Các nước Bắc Mỹ khác (12) VN – Châu Á (117) Đông Bắc Á (41) Việt Nam – Đài Loan (5) Việt Nam – Hàn Quốc (6) Việt Nam – Hồng Kông (3) Việt Nam – Nhật Bản (14) Việt Nam – Trung Quốc (13) Đông Nam Á (23) Việt Nam – Brunei (2) Việt Nam – Campuchia (2) Việt Nam – Đông Timor (2) Việt Nam – Inđônêxia (2) Việt Nam – Khối Asean (1) Việt Nam – Lào (2) Việt Nam – Malaysia (3) Việt Nam – Myanmar (2) Việt Nam – Phillipines (2) Việt Nam – Singapore (2) Việt Nam – Thái Lan (2) Nam Á (16) Việt Nam – Ấn Độ (6) Việt Nam – Bangladesh (2) VN – Các nước Nam Á khác (8) Tây Á (28) Việt Nam – Israel (2) Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ (3) VN – Các nước Tây Á khác (18) Trung Á (6) VN – Châu Âu (95) Liên minh Châu Âu EU (61) Việt Nam – Áo (2) Việt Nam – Ba Lan (3) Việt Nam – Bỉ (2) Việt Nam – Bồ Đào Nha (2) Việt Nam – Đức (3) Việt Nam – Hà Lan (3) Việt Nam – Hungari (2) Việt Nam – Italy (3) Việt Nam – Phần Lan (2) Việt Nam – Pháp (2) Việt Nam – Rumani (2) Việt Nam – Tây Ban Nha (3) Việt Nam – Thụy Điển (2) VN – Các nước EU khác (30) Việt Nam – Nga (4) Việt Nam – UK (5) VN – Các nước Châu Âu khác (19) VN – Châu Đại Dương (13) Việt Nam – Australia (7) Việt Nam – Niuzilân (3) VN – Các nước Châu Đại dương khác (2) VN – Châu Phi (51) VN – Nam Mỹ (18) Việt Nam – Áchentina (1) Việt Nam – Brazil (3) Việt Nam – Chile (2) Việt Nam – Colombia (2) VN – Các nước Nam Mỹ Khác (5) Xuất xứ hàng hóa và Hiệp định thương mại tự do (45)BÀI GẦN ĐÂY
-
Thủ tục và thuế nhập khẩu Thẻ bài đồ chơi
Thủ tục nhập khẩu Thẻ bài đồ chơi 2024 Bạn đang... -
Thủ tục và thuế nhập khẩu Mì Ý
Thủ tục nhập khẩu Mì Ý 2024 Bạn đang muốn nhập ... -
Thủ tục và thuế nhập khẩu Dụng cụ chơi Pickleball
Thủ tục nhập khẩu Dụng cụ chơi Pickleball 2024 ... -
Kiểm tra chất lượng và công bố hợp quy phụ tùng ô tô nhập khẩu
Quy Trình Kiểm Tra Chất Lượng và Công Bố Hợp Qu... -
Hướng dẫn xác định nhanh mã HS
HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH MÃ HS Video của bài viết &nb... -
Danh mục Hàng hóa Xuất khẩu – Nhập khẩu Việt Nam
Văn bản pháp quy hiện hành về Danh mục hàng hóa...
Về chúng tôi
Công Ty TNHH HP Toàn Cầu
Đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế và thủ tục thông quan!
Liên kết
- Chính sách bảo mật
- Chính sách bảo hành
- Hình thức thanh toán
- Chính sách đổi trả
- Thông tin về web
- Vận chuyển và giao nhận
- Đăng ký kinh doanh
Liên hệ
- Địa chỉ : Số 13, LK3, NO03, Dọc bún 1, Khu đô thị Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội
- Hotline: 088 611 5726
- E-mail: info@hptoancau.com
- Website: hpgloballtd.com / hptoancau.com
- MST: 0106718785
Nhận tư vấn miên phí
Email** Thông tin cần tư vấn**Tư vấn ngayReset- © 2021. All rights reserved. Designed by INNOCOM
- 08.8611.57.26
- hptoancau.com
Từ khóa » Chi Phí Cif Và Fob
-
Khái Niệm CIF, FOB Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa CIF Và FOB
-
Phân Biệt Giá CIF Và Giá FOB - Logistics Solution
-
Cách Tính Giá FOB Và CIF - Logistics Solution
-
FOB, CIF Là Gì? FOB Và CIF Khác Nhau Như Thế Nào?
-
FOB VỚI CIF : LỰA CHỌN NÀO DÀNH CHO DOANH NGHIỆP?
-
FOB Là Gì? CIF Là Gì? – So Sánh FOB & CIF Khác Nhau Thế Nào
-
CIF Là Gì? FOB Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa CIF Và FOB - LEC Group
-
[DOC] Giá Trị Hàng Hóa (C) Tính Theo Loại Giá FOB - Giá Xuất Khẩu
-
FOB Là Gì? CIF Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa FOB Và CIF Là Gì? - PCS.VN
-
Tại Sao Công Ty Xuất Nhập Khẩu Việt Thường Xuất FOB Và Nhập CIF?
-
Cif Là Gì? Hướng Dẫn Tính Giá Cif - Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh
-
So Sánh FOB Và CIF Trong Incoterms 2010 Có Gì Giống Và Khác Nhau?
-
CIF Là Gì? FOB Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa CIF Và FOB?
-
FOB Là Gì? - Tất Tần Tật Về F.O.B Trong Xuất Nhập Khẩu